Giáo án chủ đề: Bản thân - Tuần 2: Lẽ hội trăng rằm

- Cây đa, mặt trăng.

 - Bong bóng, lồng đèn ngôi sao.

 - Cháu xem các cô trang trí cảm nhận yêu quí được cái đẹp.

- Lễ hội trăng rằm là ngày Tết Trung Thu dành cho các cháu trong tuổi thiếu nhi, nhi đồng.

- Các cháu được dự lễ hội ở trường và được cầm lồng đèn cùng ba mẹ chở đi chơi.

 

doc20 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chủ đề: Bản thân - Tuần 2: Lẽ hội trăng rằm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ơi : Chạy tiếp cờ
Cô giải thích: Chia thành 2 nhóm xếp 2 hàng dọc. Bạn đứng đầu hàng mỗi nhóm cầm cờ chạy đến ghế vòng qua ghế sau đó về chuyền cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Cứ như vậy nhóm nào hết lượt thì thắng cuộc.
Luật chơi: phải cầm được cờ và chạy vòng qua ghế.
+ Cô cho cháu chơi 3 lần.
Nhận xét sau mỗi lần chơi.
* TCDG: Đẩy lưng
* Hoạt động 4: Cho chơi tự do
+ Cô giới thiệu đồ chơi mang theo. Nhắc nhở cháu chơi nhẹ nhàng không tranh giành đồ chơi với bạn.
Cô quan sát bao quát cháu
Hết giờ cô cho cháu tập trung lại cô hỏi cháu hôm nay ra hoạt động ngoài trời làm được gì nào? 
+ Cô nhận xét buổi chơi. Cho cháu vệ sinh vào lớp.
Nhận xét...................................................................................................................
.................................................................................................................................
Giáo viên
Bùi Thị Phương Loan
	Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH “ LỄ HỘI TRĂNG RẰM”
I- Mục Đích Yêu Cầu:
- Cháu biết được một số hoạt động của lễ hội trăng rằm.
- Rèn luyện khả năng nhận biết, sự chú ý và sự ham thích khám phá của cháu. 
- Cháu tự tin mạnh dạn tham gia hoạt động.
- Giáo dục cháu, biết bảo vệ sức khỏe bản thân. 
II- Chuẩn Bị:
- Bài giảng PowerPoint. Một số hình hoạt động các bé trong ngày tết trung thu. Câu đố.
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Hoạt động 1:
 Cho cháu hát bài “ Đêm trung thu”
- Vào đêm trung thu có những gì làm các con vui?
- Ở trường có tổ chức lễ hội trăng rằm. Các con nói xem chúng ta sẽ chuẩn bị gì?
- Cô có những hình ảnh của các bạn năm trước tham gia lễ hội trăng rằm các con xem và cho ý kiến nhé
Hoạt động 2:
+ Cô cho các cháu xem hình ảnh hoạt động lễ hội trăng rằm và đàm thoại.
 Hoạt động 3: 
 Cô đọc các câu đố liên quan tết trung thu cho cháu đoán.
* Nhận xét lớp
Nhận xét tiết học: .
 Giáo viên 
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THỂ CHẤT
Hoạt động học: Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân.
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu thực hiện vận động chuyền bắt bóng đúng tư thế. 
- Cháu định hướng được trên- dưới, khi chuyền không làm rơi bóng. Biết phối hợp nhịp nhàng thực hiện động tác thể dục rèn luyện sự phát triển thể chất.
- Cháu tham gia vận động tích cực và mạnh dạn thực hiện được vận động.
II- Chuẩn bị: : nhạc bài hát "Gác trăng ", bóng, đội hình, sân bãi sạch.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Khởi động: 
Cho cháu đi vòng tròn theo nhạc bài hát “ Gác trăng” đi kết hợp các kiểu chân
 * Hoạt động 2: Trọng động: Bài tập phát triển chung: 
Hô hấp: Thổi bóng bay. 
Tay : 2 tay ra trước lên cao( 2 lần x 8 nhịp)
Chân : Khụy gối( 1 lần x 8 nhịp)
Lưng bụng: Đứng cúi gập người về trước( 2 lần x 8 nhịp)
Bật: Bật tách khép chân ( 1 lần x 8 nhịp)
* Hoạt động 3:Vận động cơ bản: Cho cháu quan sát bóng cô hỏi đặc điểm bóng, bóng dùng để làm gì? 
Cô giới thiệu vận động chuyền bắt bóng qua đầu qua chân và cho cháu nhắc lại
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
Cô làm mẫu lần 2 giải thích rõ ràng
TTCB: cầm bóng bằng 2 tay đưa về trước khi thực hiện 2 tay cầm bóng đưa cao qua khỏi đầu để chuyền cho bạn đứng phía sau và bạn phía sau cũng đón bóng bằng 2 tay tiếp tục chuyền đến bạn đứng cuối hàng sẽ mang bóng lên và tiếp tục chuyền bóng qua chân là khi chuyền cho bạn phía sau thì bạn cầm bóng phía trước sẽ cúi người đưa bóng qua 2 chân của mình cho bạn.
 Cho cháu chia nhóm thực hiện 1 lần cô qua sát sửa sai.
Bạn và cô đã thực hiện vận động gì?
Bây giờ cô cho các bạn thực hiện vận động này nhé! Cô chia lớp làm 2 nhóm thực hiện vận động với hình thức thi đua xem đội nào chuyền bóng nhanh đúng tư thế là thắng cuộc.
+ Cô quan sát nhận xét kết quả.
+ Cô tuyên dương cháu khá.
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
Các con siêng năng tập thể dục để cơ thề luôn được khỏe mạnh nhé!
Cô nhận xét lớp
* Hồi tỉnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng 2 phút rồi vào lớp
Nhận xét:......................................................................................................:........ ...............................................................................................................................
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
	Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013
Lĩnh vực phát triển NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Làm quen chữ cái a, ă, â.
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhận biết đúng chữ cái a,ă, â.
- Cháu phát âm đúng âm a,,ă, â và nói được cấu tạo của chữ a,ă,â.
- Giáo dục cháu biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
II- Chuẩn bị:
- Cho cô: Bài giảng powerpoint có hình ảnh kèm từ.
+ Thẻ chữ cái lớn a,ă, â...
+ Que chỉ, giá để chữ cái.
- Cho cháu:
+ Thẻ chữ cái rời a, ă, â.
+ Tranh lô tô chứa chữ a, ă, â.
+ giấy vẽ, sáp màu.
 CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: 
+ Cho cháu hát bài “ Rước đèn tháng tám”
- Các con vừa hát bài hát nói về ngày hội nào?
- Trung thu có gì vui?
- Có sự tích gì liên quan đến Tết trung thu?
Bây giờ cô cũng có những hình ảnh liên quan đến ngày tết này các con xem nhé!
* Hoạt động 2: Làm quen chữ a, ă, â:
Cho cháu xem hình ảnh trên máy.
- Nhìn vào màn hình con biết đây là gì?( Cây đa)
- Cây đa trong truyện có lợi ích gì?
- Dưới hình ảnh cây đa còn có từ “cây đa”, cho cháu đọc 2 lần.
- Có bao nhiêu chữ cái trong từ " Cây đa"?
+ Cô giới thiệu chữ cái cô dạy con là chữ a, â.
* Chữ a: 
- Đây là chữ a, hôm nay cô dạy các con làm quen chữ này.(Cô cầm thẻ chữ a đưa lên).
Cô phát âm 2 lần nói cách phát âm.
Mời lớp phát âm, cá nhân.
- Bạn nào có thể nói được cấu tạo chữ a.
+ Cho cháu sờ chữ a cắt sẵn.
 Cô khái quát lại cấu tạo chữ a: Chữ a gồm 1 nét cong trái kết hợp với 1 nét thẳng phải
+ Mời 1 số cá nhân cháu phát âm và nói cấu tạo. 
+ Giới thiệu cho cháu biết chữ a in thường và viết thường.
* Chữ â:
+ Cô giới thiệu chữ â. Dạy cháu cách phát âm.( chú ý gọi cá nhân)
+ Cô hỏi cấu tạo chữ â và cho cháu sờ chữ.
+ Cô giới thiệu chữ â in thường, viết thường
* Chữ ă: 
+ Cho cháu xem hình ảnh “Trăng rằm”, đọc từ dưới tranh, 
+ Cô giới thiệu chữ ă. Dạy cháu cách phát âm.( chú ý gọi cá nhân)
+ Cô hỏi cấu tạo chữ ă và cho cháu sờ chữ.
- Chữ ă có cấu tạo gồm nét cong trái và nét thẳng phải kết hợp nét cong ngữa nhỏ trên.
+ Cô giới thiệu chữ ă in thường, viết thường.
 * So sánh :
- Cho cháu so sánh, điểm khác và giống nhau giữa chữ a, ă, â.
- Sau đó cô khái quát lại : 
+ Khác nhau : a không có dấu, chữ ă có dấu phía trên là nét cong ngữa, â có nón trên đầu và còn khác nhau về cách phát âm.
+ Giống nhau là đều có 1 nét cong ở bên trái và một nét thẳng đứng ở bên phải. Cho một số cháu nhắc lại.
*Hoạt động 3: Luyện tập 
+ Cho cháu chơi “ Nghe âm tìm chữ”: Khi cô phát âm chữ cái nào cháu tìm chữ cái đó giơ lên.
+ Cho cháu chơi “Ai nhanh hơn”:
Cô nói cách chơi, luật chơi: phát cho mỗi bạn một rổ đựng tranh lô tô và chữ cái rời, cô nói tìm tranh có từ chứa chữ cái nào thì chọn tranh lô tô giơ lên.
+ Cho cháu chơi “Tạo chữ”.
* Hoạt động 4: Tích hợp
Cho cháu tô màu hình ảnh về lễ hội trăng rằm và nối chữ phù hợp với hình ảnh.
+ Cô quan sát cháu thực hiện.
- Các con vừa làm gì? Cô nhận xét.
* Nhận xét giờ học.
Nhận xét: 
	 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
	Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Hát " Gác trăng"
I- Mục đích yêu cầu: 
Kiến thức: Cháu hát đúng nhịp, biết vận động, thuộc bài hát, nhớ tên tác giả.
Kĩ năng; Cháu hát và vận động nhịp nhàng.
Thái độ: Cháu hứng thú tham gia hoạt động, thể hiện tình cảm đối với chú bộ đội.
II- Chuẩn bị: 
Đàn, nhạc nền.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: 
Cô đọc câu đố: " Mùa gì đón ánh trăng rằm
Trung thu phá cổ chị Hàng xuống chơi"
- Mùa thu có lễ hội gì cho các bé?
- Các con thích được làm gì vào ngày tết trung thu?
- Các con vui đón mừng trung thu vì có nhiều bánh ngon, được chơi lồng đèn.. nhưng ở xa xôi miền biên giới hải đảo có ai đứng gác giữ gìn đất nước?( chú bộ đội)
- Các con có muốn rủ chú bộ đội vui cùng các con không nào!
* Hoạt động 2: Dạy hát + Vận động
- Vậy các con hãy thể hiện tình cảm của mình qua bài hát " Gác trăng". Nhạc Hoàng Văn Yến, Lời thơ Nguyễn Trí Tâm.
+ Cô hát mẫu cho cháu nghe lần 1+ đàn
+ Cô hát lần 2 giải thích nội dung bài hát: Các bạn nhỏ cùng vui đón lễ hội trăng rằm nhưng vẫn nhớ đến các chú bộ đội ngày đêm canh gác giữ gìn nền độc lập cho đất nước để các con yên tâm học tập vui chơi.
+ Cô dạy cháu hát theo cô. Cho lớp hát, 3 tổ, cá nhân hát. Cô sửa sai.
+ Cô giới thiệu bài hát có vận động múa.
+ Cô hát và vận động cho cháu xem. Cô giải thích từng câu.
- ĐT1: " Rủ nhau đi phá cổ, rước đèn trong đêm trăng" 2 tay giơ cao kết hợp đầu nghiêng trái, nghiêng phải nhún chân.
- ĐT2: " Chú bộ đứng gác chẳng được chơi dung dăng" 1 tay vịn vai 1tay để ngang thắt lưng chân dậm đều 4 nhịp sau đó đưa bàn tay phải vẩy vẫy 4nhịp.
- ĐT3: " Chú ơi đi với cháu, cháu có nhiều bánh ngon" 1 tay đưa ra trước 1 tay đưa ra sau vẫy kết hợp nhún chân.
- ĐT4: "Cháu yêu thương chú lắm, chú gác cho trăng tròn" 2 tay bắt chéo trước ngực sau đó vòng cao khỏi đầu nghiêng qua nghiêng lại kí mũi chân.
* Cô mở nhạc cho cháu hát và vận động. Cô quan sát, sửa sai.
- Các con hát và múa bài gì?
- Các con sẽ làm gì cùng chú bộ đội bảo vệ biên giới hải đảo?
* Hoạt động 3: Nghe hát “Chiếc đèn ông sao”
+ Cô hát lần 1.
+ Cô cho cháu nghe băng, cô giải thích nội dung bài hát.
+ Cô hát và minh họa.
- Các con nghe bài hát gì?
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc
* Hãy làm theo hiệu lệnh
Cô giài thích cách chơi.
+ Cô tổ chức cho cháu chơi
- Các con chơi trò chơi gì?
* Nhận xét lớp:
 Nhận xét: 
Duyệt của Tổ CM	 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI TRĂNG RẰM
- Đàm thoại với trẻ về những nội dung có liên quan đến chủ đề:
- Cô cùng trẻ trò chuyện tìm hiểu về hoạt động của Lễ hội.
- Trò chuyện và nhận biết nét đặc trưng lễ hội trăng rằm không giống với lễ hội khác.
- Cho trẻ đọc thơ biểu diễn văn nghệ, hát múa các bài hát có liên quan đến chủ đề: Rước đèn tháng tám, mừng trung thu, đêm trung thu..
 Giáo viên
 Bùi Thi Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 2- LẼ HỘI TRĂNG RẰM.doc