Vết thương gãy xương thường gặp trong thể dục thể thao

Nguyên nhân bên ngoài

Do sai lầm trong công tác giảng dạy của HLV hoặc GV.

Do thiếu sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu.

Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vật chất kỷ thuật trong tập luyện.

Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh.

Do hành vi không đúng đắn của bản thân VĐV như: thiếu tập trung chú ý

Do không tuân thủ những yêu cầu về y tế: thời gian nghỉ ngơi.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vết thương gãy xương thường gặp trong thể dục thể thao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Vết thương gãy xương thường gặp trong TDTT BIÊN SOẠN: TRẦN MỸ DƯƠNG Khái niệm. Nguyên nhân. Phân loại và đặc điểm. Triệu chứng. Sơ cứu đầu tiên. Hậu quả. Phương pháp phòng ngừa chấn thương. Tài liệu tham khảo Khái niệm 	 Gãy xương là một tổn thương nặng trong chấn thương TDTT nhưng thường chỉ hay gặp gãy xương kín, gãy xương hở rất hiếm xảy ra. Nguyên nhân Nguyên nhân bên ngoài Do sai lầm trong công tác giảng dạy của HLV hoặc GV. Do thiếu sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu. Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vật chất kỷ thuật trong tập luyện. Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh. Do hành vi không đúng đắn của bản thân VĐV như: thiếu tập trung chú ý … Do không tuân thủ những yêu cầu về y tế: thời gian nghỉ ngơi. Các tác nhân bên trong: Những rối loạn về khả năng định hình trong không gian và sự giảm sút của các phản ứng bảo vệ, sự tập trung chú ý của VĐV. Những biến đổi trạng thái chức năng của cơ thể của một số hệ cơ quan do ngừng tập luyện vì một lý do nào đó. Do cấu trúc giải phẩu của cơ thể không phù hợp với cấu trúc kỷ thuật. Gãy xương trong TDTT được phân thành các loại: Gãy xương kín: là gãy xương không làm tổn thương bề mặt da. Đầu xương gãy có thể nhô lên dưới da. Gãy xương hở: làm rách da và đấu xương gãy lộ ra ngoài miệng vết thương. Gãy xương hoàn toàn: xương gãy hai hay nhiều đoạn rờ nhau( hầu như không gặp trong TDTT) Gãy xương không hoàn toàn: xương gãy nhưng không rời nhau (thường gặp hơn). Tất cả các loại gãy xương, đầu xương gãy có thể làm đứt, rách mạch máu và dây thần kinh gần đó Phân loại và đặc điểm Triệu chứng Khi va chạm mạnh, độ ngột làm gãy xương biểu hiện: hốt hoảng, da xanh, tái nhợt, chân tay lạnh, đổ mồ hôi,… Đau nhói có thể dẫn đến bị ngất. Khi bị gãy thì không thể cử động được. Khi bị gãy thì bị biến dạng hơn bình thường. Sờ vào chỗ gãy có thể nghe lạo xạo. Sở cứu đầu tiên Nếu gãy xương kèm theo chảy máu cần: Cầm máu tạm thời Cố định gãy xương Khi thực hiện cố định gãy xương cần tuân thủ các nguyên tắc: Khi sơ cứu không được nắn chổ gãy, để nguyên hiện trạng. Không cần cởi quần áo vì nó tăng độ đệm cho nẹp Nẹp đủ dài để cố định khớp trên và khớp dưới của chổ gãy đầu nẹp phải quấn vải mềm hoặc nệm lót bông để giảm đau cho người bị thương. Nẹp cố định chắc chắn vào chi tạo thành một khối thống nhất Lưu ý Chi trên sau khi cố định cần băng chéo buộc vào thân. Chi dưới có thể buộc 2 chi vào chi lành đỡ cho chi bị gãy. Sau đó cần đưa người bị thương đến bệnh viện ngay. Hậu quả 	Các vết thương gãy xương thường gây ra những hậu quả không tốt cho VĐV và HLV. VĐV việc tập luyện và thi đấu bị gián đoạn. Nghỉ thời gian dài để điều trị. Sau khi hồi phục khả năng phối hợp không được như trước. Thể lực và kỷ thuật giảm sút. Nặng có thể làm VĐV không thể tiếp tục tập luyện được nữa. HLV kế hoạch tập luyện và thi đấu bị bỏ dở ảnh hưởng rất lớn đến đội và kế hoạch đề ra. 	Để đào tạo được VĐV có thành tích cao không phải dễ dàng vì vậy mà việc phòng ngừa chấn thương là rất quan trọng và đi đôi với việc tập luyện thi đấu. Phương pháp phòng ngừa chấn thương Quá trình tập luyện phải được tăng dần về khối lượng, từng bước làm cho các bộ phận thích nghi với yêu cầu kỹ thuật của động tác. Tăng cường giáo dục VĐV để VĐV hiểu rõ tầm quan trọng của phòng ngừa chấn thương. VĐV cần phải biết bảo hiểm và tự bảo hiểm trong tập luyện và thi đấu. Người GV –HLV cần nắm vững các kiến thức cơ bản, đặc biệt về y học TDTT để có cách xử lý nếu tình huống xảy ra. Tổ chức hình thức huấn luyện tập thể: lãnh đạo, HLV, thầy thuốc, VĐV tạo cho họ sự liên kết nhằm đạt được kết quả cao trong tập luyện và thi đấu. Tài liệu tham khảo www.ykhoa.net.vn Giáo trình y học TDTT Tintuc.timnhanh.com www.aiki-net.com.vn 

File đính kèm:

  • pptVET THUONG GAY XUONG THUONG GAP TRONG TDTT (2).ppt
Bài giảng liên quan