Giáo án chủ đề: Bản thân - Tuần 3: Cơ thể tôi

- Cơ thể tôi có nhiều bộ phận khác nhau hợp thành.

- Mỗi bộ phận đều rất quan trọng và không thể thiếu.

- Giữ vệ sinh cơ thể và giữ gìn cơ thể khỏe mạnh.

- Tôi yêu quý và tự hào về bản thân mình.

 

doc23 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Bản thân - Tuần 3: Cơ thể tôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
I- Chuẩn bị: nhạc, vạch mức, bóng, sàn lớp sạch thoáng.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Cho cháu hát bài “ Khuôn mặt cười’’-
- Khi nào thì các con cười?
- Nếu các con có được cơ thể khỏe mạnh thì các con cảm thấy thế nào? 
- Muốn cơ thể khỏe mạnh thì các con làm gì?
Khởi động: cho cháu đi vòng tròn theo nhạc kết hợp đi các kiểu chân.
Trọng động: Cho cháu tập bài tập phát triển chung
- Hô hấp 2: Thổi bóng bay.
- Tay 2: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.
- Chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao.
- Bụng 6: Ngồi duỗi chân, quay người sang hai bên.
- Bật 2: Bật tách, khép chân.
Hoạt động 2: Vận động cơ bản
Hôm nay lớp mình có 1 cuộc thi tuyển vận động viên, các con nhớ cố gắng luyện tập chăm chỉ nhé!
* Cô giới thiệu vận động “ Bò bằng bàn tay, cẳng chân 4- 5m". Cho cháu nhắc lại đề tài.
+ Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
+ Cô làm mẫu lần 2 và giải thích: 
TTCB: Hai bàn tay chống xuống sàn, cẳng chân chạm sàn sau vạch mức. Khi có hiệu lệnh bò thì phối hợp nhịp nhàng bàn tay nọ cẳng chân kia mà bò thẳng hướng đến đích.
Cho 1 cháu thực hiện lại.
- Bạn đã thực hiện vận động gì?
Cô cho cháu thực hiện lần lượt đến hết lớp. Cô quan sát cháu và sửa sai.
Cô cho cháu khá thực hiện lại vận động.
Cô gọi cháu yếu luyện tập lại và sửa sai cho cháu.
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
- Các con siêng năng luyện tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể các con luôn được khỏe mạnh, phát triển cân đối hài hòa nhé!
Hoạt động 3: TCVĐ " Chuyền bắt bóng qua chân"
 + Cô giới thiệu tên trò chơi và giải thích cách chơi, luật chơi:
- Có 2 đội tham gia, TTCB các thành viên xếp thành hàng dọc, đứng chân rộng bằng vai, mỗi đội có 1 quả bóng. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bạn đầu hàng cầm bóng khum người chuyền bóng qua chân cho bạn phía sau lúc này bạn phía sau đón bắt bóng bằng 2 tay tiếp tục đưa bóng qua 2 chân của mình cho bạn tiếp theo. Cứ như vậy đội nào chuyền nhanh không làm rơi bóng, mang bóng lên trước là đội chiến thắng.
Luật chơi: bóng chuyền ra sau phải qua 2 chân, bóng rơi thì chuyền lại từ đầu.
+ Cô tổ chức cho cháu chơi 2- 3 lần. Cô quan sát nhận xét kết quả chơi.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
Nhận xét lớp
*Hồi tỉnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng. 
Nhận xét:	
 Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư, ngày 25 tháng 9 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC.
Hoạt động học: Tạo ra hình học bằng các cách khác nhau.
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Cháu nhận biết được các dạng hình học cơ bản và biết cách tạo ra hình học.
- Kĩ năng: Rèn luyện khả năng quan sát tư duy, ghi nhớ ở trẻ.
- Thái độ: Cháu hứng thú tham gia hoạt động tích cực.
II- Chuẩn bị: 
Bài giảng powerpoint, que để xếp, giấy màu, hột hạt, tranh lô tô.
- Mỗi cháu có rổ đồ dùng giống cô để luyện tập.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* HĐ 1: Cho cháu hát “Đường và chân”
- Cháu hát bài gì? - Bộ phận nào giúp cho cơ thể di chuyển được?
- Cơ thể có chân rồi có bộ phận nào nữa?
- Cơ thể con có những giác quan nào?
- Con làm gì để cơ thể khỏe mạnh và các giác quan hoạt động tốt?
 - Vậy các con giúp các giác quan này thực hiện đúng nhiệm vụ của chúng nhé!
* HĐ 2: Ôn nhận biết hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
+ Cho cháu chơi TC "Ai tinh mắt" (cháu gọi tên, đặc điểm các hình học trên màn hình).
* Tạo ra 1 số hình học bằng các cách khác nhau:
+ C1: Tạo ra hình vuông, tam giác, chữ nhật bằng cách chắp ghép các hình lại.
+ Cô cho cháu gọi tên hình tam giác trên màn hình( cháu đếm có 2 hình tam giác). Sau đó cô click ghép 2 hình tam giác lại tạo thành 1 hình vuông. Cô hỏi lại cháu. 
+ Cô làm hiệu ứng xuất hiện thêm 1 hình vuông nữa bằng với hình vuông( được ghép bằng 2 hình tam giác). Cô hỏi nếu ghép 2 hình vuông lại chúng ta được hình gì?( được 1 hình chữ nhật)
- Hình chữ nhật có đặc điểm gì?( 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn)
+ Cô ghép 2 hình chữ nhật bằng nhau tạo thành 1 hình vuông.
+ C2: Tạo ra hình vuông, tam giác, chữ nhật bằng cách xếp que.
+ Cô click trên màn hình xuất hiện các 6 que là các nét thẳng dài, ngắn( màu khác nhau). Cô gợi ý cháu chọn que cô xếp. 
- Để có được hình tam giác chúng ta chọn những que màu nào?
- Để có được hình vuông chúng ta chọn những que nào? 
- Để có được hình chữ nhật chúng ta chọn những que màu nào?
C3: Tạo ra hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật bằng cách xếp hột hạt. Cô thực hiện trên màn hình. Cho cháu gọi tên hình cô vừa xếp
C4: Tạo ra hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật bằng cách gấp giấy: Cô dùng băng giấy hình chữ nhật gấp đôi lại tạo thành hình vuông. Sau đó cô gấp chéo hình vuông lại tạo thành hình tam giác.
- Cô vừa hướng dẫn con làm gì? Con đã biết những cách nào?
* HĐ 3: Luyện tập
+ TC 1: Cho cháu xếp theo y/c với rổ đồ dùng( que, hình, hột hạt, giấy)
+ TC 2: "Thi xem đội chọn đúng".
Cách chơi: có 2 đội xếp hàng dọc, lần lượt từng bạn của mỗi đội đi nhanh lên rổ đồ dùng chọn đúng tranh có hình học cô yêu cầu, mang về để vào rổ đã qui định của đội mình. Luật chơi: Mỗi lượt chỉ 1 bạn của đội lên chọn 1tranh, khi bạn để hình vào rổ của đội thì bạn kế tiếp mới lên chọn. Cô tổ chức chơi và nhận xét kết quả chơi. 
+ TC 3 : Cho cháu chia 2 nhóm thi đua " Xem đội nào khéo"
 1 nhóm tạo ra hình học bằng cách chắp ghép hình. 1 nhóm tạo ra hình học bằng cách xếp que.Cô quan sát nhận xét kết quả.
* HĐ 4: Cho cháu vẽ tô màu các hình học đã biết. Nhận xét sản phẩm.
* Nhận xét lớp.
Nhận xét tiết học: 
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2013 
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Thơ “Xòe tay”
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nói được tên bài thơ, nhớ tên tác giả, hiểu nội dung, âm điệu bài thơ.
- Cháu đọc diễn cảm, cảm nhận được nhịp điệu bài thơ.
- Cháu biết quan tâm đến bộ phận cơ thể mình biết giữ vệ sinh cá nhân .
II- Chuẩn bị: Tranh có hình ảnh minh họa cho bài thơ.
Tranh rời, Giấy. bút vẽ.
CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định
+ Cho chơi “Em bé”
- Em bé có thể làm được những việc gì?
- Cơ thể của bé có những phần nào? Giác quan nào?
- Các con làm gì để giữ vệ sinh cho cơ thể?
* Hoạt động 2: 
+ Cô giới thiệu 1 vài hình ảnh của bộ phận cơ thể.
+ Cho cháu xem tranh lần 1( không đàm thoại)
+ Cho cháu xem tranh lần 2 + đàm thoại nội dung tranh
- Các con đặt tên cho tập tranh này là gì?
- Tập tranh minh họa cho bài thơ " Xòe tay" tác giả là Phong Thu
+ Cô đọc lần 1 + xem tranh
+ Cô đọc lần 2 + (xem tranh) và giải thích nội dung bài thơ: đôi bàn tay bé có thể làm được nhiều việc có ý nghĩa.
+ Cô giải từ khó: 
- Trang vở: giấy tập để bé vẽ tô.
- Cất bước: đi.
+ Cô đọc lần 3 khuyến khích cháu đọc theo.
*Hoạt động 3: Dạy cháu đọc thơ:
+ Cô đọc trước từng câu cho cháu đọc theo.
+ Cô gọi tổ, nhóm, cá nhân đọc. Cô quan sát chú ý sửa sai cách phát âm.
* Đàm thoại:
- Bài thơ có tên là gì ?
- Trong bài thơ có nhắc đến hình ảnh bộ phận nào?
- Khi tay xòe ra giống như gì?
- Khi thưa cô tay như thế nào?
- Lúc nào tay vung nhịp nhàng?
- Khi hát kết đoàn thì thế nào?
* Qua bài thơ muốn nhắc nhở các con điều gì? Các con sẽ làm gì cho đôi tay mình xinh đẹp để thực hiện nhiều việc có ích?
*Củng cố: Hôm nay cô dạy con bài thơ gì?
* Cho cháu chia 3 nhóm thi đua ghép tranh.
*Hoạt động 4: Cho cháu vẽ đôi bàn tay bằng cách đặt bàn tay của mình lên giấy sau đó dùng bút chì vẽ theo cạnh bàn tay, ngón tay và tô màu. 
+ Cô cho cháu vào bàn vẽ, cô quan sát động viên, nhận xét.
- Các con vẽ gì?
*Nhận xét lớp: 
Lưu ý
Nhận xét: 
 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
 Hoạt động học: Nặn cơ thể bé
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Cháu luyện cách nặn cơ bản nhối đất chia đất ước lượng cho phù hợp, cháu biết cách xoay tròn lăn dọc đất đúng cách.
- Kĩ năng: Cháu nặn được cơ thể người đầy đủ các bộ phận ở nhiểu tư thế đứng khác nhau.
- Thái độ: Cháu biết giữ sức khỏe và giữ vệ sinh cá nhân. Cháu hứng thú tham gia hoạt động.
II- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng của cô: đất nặn, mẫu nặn cơ thể bé với các kiểu khác nhau, bảng, khăn.
- Đồ dùng của bé: đất nặn, bảng, khăn ẩm.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Cho cháu hát “Mời bạn ăn”
- Cháu hát bài gì?
- Muốn cơ thể khỏe mạnh thì cần ăn đầy đủ mấy nhóm chất dinh dưỡng?
- Ngoài việc ăn đủ chất thì các con làm gì để cơ thể mình khỏe mạnh nữa?
- Cơ thể có những bộ phận nào?
+ Cho cháu xem hình ảnh về cơ thể bé.
- Ngoài ra cô còn có hình ảnh bằng đất nặn về cơ thể bé các con có muốn xem không nào!
* Hoạt động 2: Cho cháu quan sát vật mẫu đàm thoại.
- Đây là gì? Với tư thế ra sao?
- Các con xem hình dạng của từng bộ phận như thế nào?
* Cô nặn mẫu lần 1 không giải thích.
* Cô nặn mẫu lần 2 giải thích: Cô nhào đất sét sau đó chia đất thành các phần theo ước lượng to nhỏ khác nhau để làm đầu, thân, chân, tay.
- Cô xoay tròn viên đất để làm đầu ; thân cô cũng xoay tròn nhưng sau đó cô lăn dọc rồi dỗ bẹt thành hình khối trụ. Tay, thân thì cô lăn dọc từng viên đất, cô lần lượt dính từng bộ phận vào khối đất làm thân người. Để cho sinh động hơn thì các con có thể thay đổi tư thế hình dạng của cơ thể này với 2 tay song song trước mặt, 1 tay giơ cao, 1 tay xuôi, hoặc 2 tay dang ngang
+ Cô hỏi lại cách ngồi nặn.
* Hoạt động 3: Cho cháu thực hiện cô nhắc cháu ngồi nặn không làm dính đất dưới bàn và nhớ lau tay khi nặn xong. Cô quan sát cháu.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
Cô cho cháu nhận xét sản phẩm của mình và sản phẩm của bạn.
* Củng cố: Các con nặn gì? 
* Giáo dục: Các con biết quý trọng cơ thể và giữ gìn sức khỏe của mình bằng cách ăn đủ chất và chăm tập thể dục nhé!
* Nhận xét lớp.
Nhận xét tiết học:.
.
Duyệt của Tổ CM Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỦ ĐỀ: CƠ THỂ CỦA TÔI
- Đàm thoại với trẻ về những nội dung có liên quan đến chủ đề:
- Cô cùng trẻ trò chuyện tìm hiểu về hoạt động của các bộ phận cơ thể và chức năng của các giác quan.
- Trò chuyện và nhận biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm với sức khỏe cơ thể.
- Cho trẻ đọc thơ biểu diễn văn nghệ, hát múa các bài hát có liên quan đến chủ đề: Vì sao con mèo rửa mặt, Khuôn mặt cười, Đường và chân, Xòe tay, Tay ngoan, Những con mắt,
Giáo viên
Bùi Thi Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 3- CƠ THỂ TÔI.doc
Bài giảng liên quan