Giáo án chủ đề: Gia đình - Tuần 2: Họ hàng gia đình

- Ông bà Nội là người sinh ra ba của bé.

- Anh của Ba bé gọi là Bác.

- Em trai của Ba bé gọi là chú.

- Chị em gái của Ba bé gọi là Cô.

- Tình cảm của bé và gia đình đối với họ hàng.

- Bé kính trọng mọi người.

 

doc24 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Gia đình - Tuần 2: Họ hàng gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
đi hỏi từng cháu, gia đình con đang xếp có bao nhiêu người? Gồm những thế hệ nào? Được gọi là gia đình gì?
- Phát giấy, bút cho cháu vẽ về các thành viên trong gia đình cháu.
+ Vẽ xong, đàm thoại với cháu.
+ Tranh con vẽ gồm bao nhiêu người? Thuộc gia đình gì?
* Củng cố: Các con vừa tìm hiểu về gì?
* Nhận xét giờ học, tuyên dương cháu.
 Nhận xét: ...
.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THỂ CHẤT
Hoạt động học: Bò bằng bàn tay, bàn chân .
I- Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Cháu thực hiện được tư thế vận động bò bằng 2 bàn tay, 2 bàn chân, phối hợp nhịp nhàng giữa tay với chân, bò thẳng hướng. 
* Kỹ năng: Rèn luyện khả năng vận động và phát triển tố chất.
* Thái độ: cháu tích cực luyện tập, hứng thú tham gia TCVĐ. 
II- Chuẩn bị: nhạc, vạch mức, bóng, sàn lớp sạch thoáng.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Khởi động
 Cho cháu đi vòng tròn theo nhạc kết hợp đi các kiểu chân.
Trọng động: Cho cháu tập bài tập phát triển chung
Bài tập số 3:
- Hô hấp 3: Thổi nơ bay
- Tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân ( 2 lần x 8 nhịp)
- Chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao( 2 lần x 8 nhịp)
- Bụng 4: Đứng đan tay sau lưng gập người về trước.
- Bật 2: Bật tách, khép chân.
Hoạt động 2: Vận động cơ bản
* Cô giới thiệu vận động “ Bò bằng bàn tay, bàn chân ". Cho cháu nhắc lại đề tài.
+ Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
+ Cô làm mẫu lần 2 và giải thích: 
TTCB: Hai bàn tay 2 bàn chân chống xuống sàn sau vạch mức, lưng thẳng đầu không cúi. Khi có hiệu lệnh bò thì phối hợp nhịp nhàng bàn tay nọ bàn chân chân kia mà bò thẳng hướng đến đích.
Cho 1 cháu thực hiện lại.
- Bạn đã thực hiện vận động gì?
Cô cho cháu thực hiện lần lượt đến hết lớp. Cô quan sát cháu và sửa sai.
Cô cho cháu khá thực hiện lại vận động.
Cô gọi cháu yếu luyện tập lại và sửa sai cho cháu.
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
- Các con siêng năng luyện tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể các con luôn được khỏe mạnh, phát triển cân đối hài hòa nhé!
Hoạt động 3: TCVĐ " Chuyền bắt bóng qua đầu"
 + Cô giới thiệu tên trò chơi và giải thích cách chơi, luật chơi:
- Có 2 đội tham gia, TTCB các thành viên xếp thành hàng dọc, đứng chân rộng bằng vai, mỗi đội có 1 quả bóng. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bạn đầu hàng cầm bóng chuyền bóng qua đầu cho bạn phía sau lúc này bạn phía sau đón bắt bóng bằng 2 tay tiếp tục đưa bóng qua đầu của mình cho bạn tiếp theo. Cứ như vậy đội nào chuyền nhanh không làm rơi bóng, mang bóng lên trước là đội chiến thắng.
Luật chơi: bóng chuyền ra sau phải qua đầu, bóng rơi thì chuyền lại từ đầu.
+ Cô tổ chức cho cháu chơi 2- 3 lần. Cô quan sát nhận xét kết quả chơi.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
Nhận xét lớp
*Hồi tỉnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng. 
Nhận xét:	
 Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
 Thứ tư, ngày 16 tháng 10 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC.
Hoạt động học: Xác định trước – 
 Sau; phải trái so với bản thân.
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết định hướng trong không gian, cháu định hướng chính xác các hướng 
của bản thân, xác định được vị trí trước- sau; phải- trái so với bản thân.
- Rèn luyện khả năng định hướng của cháu trong không gian.
- Giáo dục cháu học tập chú ý.
 II- Chuẩn bị: 
Đồ dùng đồ chơi: nón, cặp, máy bay bằng đồ chơi, ô tô bằng đồ chơi, tranh bạn nhỏ đang ngồi trên ghế có đồ vật ở các phía.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Cho cháu hát “Mừng sinh nhật”
 - Các con có thể kể về ngày sinh của mình xem nào? 
- Bây giờ thì con mấy tuổi? Con thích gì? Và con tên gì?
- Hôm nay cô sẽ giúp các con “xác định vị trí trước – sau; phải trái của bản thân” nhé!.
+ Cho cháu nhắc lại.
* Hoạt động 2: Ôn nhận biết các hướng trước sau, bên phải bên trái của cháu.
 + Cô cho cháu xếp 3 hàng dọc và yêu cầu cháu giơ tay và quay người theo hiệu lệnh cô. Hàng nào quay đúng là giỏi.( Cho hàng dọc quay sang trái, sang phải, ra sau.
Xác định vị trí trước sau, phải trái của vật so với bản thân
 + Cho cháu xem trên màn hình.
- Cô có hình ảnh gì đây?( ngôi nhà)
- Trước ngôi nhà có gì? Sau ngôi nhà có gì?
+ Cho cháu xem 2 cái cây.
- Con có nhận xét gì về 2 cây này?
- Cây bên nào nhiều quả hơn? Cây nào ít quả hơn?
+ Cho cháu so sánh quả trong 2 đĩa, hoa trong 2 lọ.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Cho cháu xác định vị trí rổ đồ vật theo yêu cầu: 
- Đặt rổ đồ dùng phía sau, phía trước, phía phải, phía trái.
+ Cho cháu ngồi đội hình chữ U, mỗi cháu có 1 rổ đồ dùng, Cô cho cháu xếp đồ vật theo vị trí cho trước và chuyển vị trí đồ dùng.
* Hoạt động 4: TC " Xem đội nào nhanh'
+ Cô chia cháu ra 2 đội yêu cầu đội số 1 chuyển đồ dùng qua bên phải, đội số 2 chuyển đồ dùng qua bên trái. 
 Đội nào thực hiện nhanh hơn là giỏi.
+ Cho cháu chơi 2- 3 lần. Cô nhận xét.
Nhận xét lớp
Nhận xét tiết học:..............................................................................................	
........................................................................................................................... 	 Giáo viên
	 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2013 
 Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ 
 Hoạt động học: Truyện” Ba cô gái”
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhớ tên truyện nhớ nội dung trình tự của truyện 
- Cháu chú ý nghe và mạnh dạn đưa ra nhận xét của mình qua nội dung truyện
- Giáo dục cháu biết yêu quý người thân của mình và chăm sóc khi họ bị bệnh
- Giáo dục lòng hiếu thảo sự chăm chỉ siêng năng cho trẻ.
II- Chuẩn bị:
 Tranh minh họa, rối que; giấy vẽ, chì màu, đất nặn, băng, khăn ẩm,..
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: 
+ Cho cháu hát bài “Tổ ấm gia đình”
- Các con vừa hát bài gì?
- Gia đình con có những ai? 
- Mẹ của con làm công việc gì? Sở thích của mẹ là gì?
- Các con đã làm được gì để giúp đỡ mọi người trong gia đình mình?
*Họat động 2: Cho cháu quan sát tranh minh họa truyện.
Cho cháu xem tranh đàm thoại theo nội dung tranh
Tranh bìa: Bà mẹ và 3 cô con gái 
 Tranh 1: Bà mẹ ốm nhờ sóc mang thư đi
Tranh 2: Sóc nói chuyện với chị cả chị cả biết thành rùa
Tranh 3: Sóc nói chuyện với chị 2 chị 2 biến thành nhện
Tranh 4: Sóc nói với chị út
Tranh 5: Chị út về thăm mẹ
Cho cháu đặt tên cho tập tranh
Cô giới thiệu truyện “Ba cô gái”
 + Cô kể lần 1( chi tiết) + kết hợp xem tranh
+ Cô kể lần 2+ điễn rối.
Cô vừa kể chuyện gì?
Cô giải thích nội dung truyện: người mẹ bệnh nên viết thư cho 3 cô con gái mình về, cô chị cả và chị hai lấy lý do bận công việc : Cọ chậu, xe chỉ không về. Chỉ có cô gái út là hiếu thảo bỏ hết các công việc lại mà về thăm mẹ ngay. Kết quả của 2 cô chị không quan tâm đến mẹ là biết thành nhẹn và rùa còn cô gái út chăm chỉ hiếu thảo thì được mọi người yêu mến.
*Hoạt động 3: Đàm thoại:
- Cô kể truyện gì?
- Bà mẹ có mấy người con
- Bà đối với các con thế nào? 
- Bà đã nói gì với Sóc? Sóc đã mang thư đến gặp những ai? Sóc đã nói gì với chị cả? Với chị hai và cô gái út?
Cô chị cả, chị hai đã trả lời Sóc như thế nào? Kết quả của cô chị cả, chị hai ra sao? Kết quả của cô út như thế nào? 
- Các con yêu mến nhân vật nào? Tại sao?
* Hoạt động 4:
+ Cho cháu ghép tranh theo nội dung truyện.
Cho cháu vẽ hoặc nặn nhân vật cháu yêu thích có trong truyện. Cô quan sát nhận xét
*Nhận xét lớp: 
Nhận xét: 
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
	Thứ sáu ngày 18 tháng 10 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Hát- vỗ theo nhịp “Ông cháu”
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhớ tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát “Ông cháu”
- Cháu thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát và chú ý lắng nghe cô hát
- Biết được cách chơi luật chơi của trò chơi “ Nghe giọng hát tìm đồ vật”.
- Giáo dục cháu thương yêu gia đình của mình
II- Chuẩn bị: 
+ Nhạc của bài “ Ông cháu” và bài “ Ba ngọn nến lung linh”, đàn.
+ Phách tre, trống lắc.
+ 1 đến 2 đồ dùng trong gia đình.
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Hoạt động 1: Cô và cháu chơi “ Pha nước cam”
- Uống nước cam cung cấp cho các con chất dinh dưỡng gì? Tác dụng của chất đó?
- Ở nhà pha nước cam các con mời ai uống?
- Trong gia đình con có những ai?
- Người sinh ra ba mẹ các con là ai?
- Các con đối với ông bà mình như thế nào?
Có một bài hát nói về tình cảm của ông bà đối với các cháu, sáng tác của Phong Nhã. Hôm nay cô sẽ dạy lớp mình hát bài " Ông cháu"
Hoạt động 2:
 + Cô hát lần1+ đàn
 + Cô hát lần 2 + đàn (giải thích nội dung bài hát).
* Dạy hát:
+ Cô đánh nhịp cho cháu hát từng câu cho đến hết bài + chú ý sửa sai cho cháu. Sau đó cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Các con vừa hát bài hát gì?
Bài hát này hay hơn khi chúng ta vừa hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp đấy các con ạ. Bây giờ chúng ta hát và vỗ tay theo nhịp bài hát này nhé.
- Bạn nào có thể nói cho lớp mình biết cách vỗ tay nhịp?
- Mời 1 cháu xung phong thực hiện
- Mời lớp thực hiện 2 lần.( Cho cháu lấy dụng cụ gõ theo nhịp)
- Mời một số cá nhân thực hiện.
Hoạt động 3: Nghe hát “Ba ngọn nến lung linh”.
+ Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả.
+ Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc.
+ Hỏi cháu tên bài hát, tên tác giả (Ngọc Lễ)
+ Cô nói nội dung bài hát.
+ Cô hát lần 2 kết hợp minh họa.
- Cô vừa hát bài gì?
Hoạt động 3: Nghe giọng hát tìm đồ vật
- Cô nói cách chơi luật chơi.
- Tiến hành cho cháu chơi.
*Củng cố: Hỏi cháu tên bài
*Nhận xét giờ học 
Nhận xét: 
Duyệt của Tổ CM	 Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: NGƯỜI THÂN CỦA GIA ĐÌNH
- Đàm thoại với trẻ về những nội dung có liên quan đến chủ đề:
- Cô cùng trẻ trò chuyện đàm thoại cho trẻ kể về gia đình mình: 
+ Gia đình con có những ai ?
+ Cho trẻ kể về họ hàng, cách gọi, mối quan hệ
+ Trong gia đình, mọi người sống với nhau như thế nào?
- Cho trẻ kể về công việc của các thành viên trong gia đình.
- Cho trẻ kể những loại thực phẩm mà gia đình thích ăn.
- Cho trẻ kể về những thay đổi trong gia đình: có người chuyển đi, có người sinh ra, có người mất đi. 
- Cho trẻ đọc thơ biểu diễn văn nghệ, hát múa, kể chuyện các bài hát có liên quan đến chủ đề: Cả nhà đều yêu, Ru em ngủ, Ông cháu, Bé quét nhà, Chau yêu bà, Mẹ của em, Mẹ gọi, Hai anh em gà con,
 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 2- HỌ HÀNG GIA ĐÌNH.doc
Bài giảng liên quan