Giáo án chủ đề: Nghề nghiệp - Tuần 4: Nghề truyền thống địa phương

Tên nghề, lợi ích, người làm nghề.

- Nghề nông; nghề trồng trọt, chăn nuôi.

- Nuôi sống con người, trao đổi buôn bán.

- Người thân trong gia đình/ họ hàng quen biết làm nghề nông.

 

doc23 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 3071 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Nghề nghiệp - Tuần 4: Nghề truyền thống địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g cháu.
 Nhận xét: ...
.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ ba, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THỂ CHẤT
Hoạt động học: Đập bắt bóng bằng 2 tay.
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Cháu đập bắt bóng đúng tư thế: cầm bóng 2 tay đập bóng và bắt bóng bằng 2 tay không ôm bóng vào người, không di chuyển người theo bóng.
- Kỹ năng: Cháu rèn luyện cơ tay, phát triển khả năng phản ứng nhanh, khéo léo.
- Thái độ: Cháu hứng thú học tập, vui chơi, có ý thức bảo vệ sức khỏe.
II- Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: bóng.
- Sân bãi sạch sẽ, nhạc nền.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho cháu đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân theo nhạc bài “Lớn lên cháu láy máy cày”.
* Hoạt động 2: Trọng động
Cho cháu tập bài phát triển chung( 1lần x 8nhịp cho mỗi động tác)
- Hô hấp 4: Còi tàu tu..tu..
- Tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân.
- Chân 2: Ngồi khuỵu gối.( 2 l x 8 nhịp)
- Bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân
- Bật 3: Bật chân sáo.
* Hoạt động 3: Vận động cơ bản
Cô cầm giữ quả bóng hỏi cháu đây là gì? Có dạng gì?
+ Cô giới thiệu vận động “Đập bắt bóng bằng 2 tay”.
+ Cô làm mẫu lần 1 rõ ràng.
+ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích.
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai lưng thẳng, 2 tay cầm bóng đập xuống sàn phía trước mũi bàn chân và bắt lại bóng khi bóng nảy lên. Chú ý khi đập bắt bóng luôn giữ tư thế thẳng lưng.
+ Cho 1 cháu thực hiện lại.
+ Cho cháu thực hiện lần lượt đến hết lớp. Cô quan sát bao quát sửa sai.
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
 + Cô gọi cháu giỏi thực hiện lại.
+ Cho cháu yếu thực hiện. Sau đó mỗi cháu cầm giữ một quả bóng thi đua xem ai tung cao hơn.
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
GD: Con tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp gì cho cho cơ thể mình?
- Ngoài ra con sẽ ăn uống như thế nào cho đủ chất để có sức khỏe tốt?
- Ở trường các con khi ăn nhớ ăn hết phần nhé!
- Các con giỏi quá cô thưởng cho các con 1 trò chơi.
TC " Ai nhanh nhất"
Cô giải thích: Cô vẽ 1 vòng tròn ở giữa cô để số lượng bóng ít hơn số bạn chơi. Các con đi xung quanh vòng tròn hát khi có hiệu lệnh thì nhanh tay lấy 1 quả bóng ai chậm không lấy được bóng sẽ bị nhảy lò cò quanh vòng tròn.
Tổ chức cho cháu chơi theo nhóm.
- Các con chơi trò chơi gì?
Cô nhận xét cháu.
+ Hoạt động 4: Hồi tĩnh
 Cho cháu đi nhẹ nhàng hít thở.
Nhận xét...
.
	 	Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Trò chuyện về nghề truyền thống địa phương
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết được nghề truyền thống ở địa phương, dụng cụ, sản phẩm, ý nghĩa của nghề.
- Biết so sánh sự giống và khác nhau giữa các nghề 
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định , rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn mạnh dạn và tự tin 
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề địa phương.
II.CHUẨN BỊ:
Bài giảng có hình ảnh nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi.
- Mỗi trẻ một bộ lô tô đồ dùng các nghề địa phương. 
- Dụng cụ các nghề, tranh các nghề 
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
* Hoạt động 1: Ổn định
Hát " Tía má em"
- Nội dung bài hát nói đến điều gì?
- Bạn nào có ba mẹ cũng là nông dân?
- Nông dân là làm gì?
- Ngoài ba mẹ thì ai nữa mà con biết cũng trồng lúa? 
- Cô có hình ảnh về những nghề mà ở địa phương mình có từ lâu.
 + Cho trẻ xem hình ảnh nghề nông.
Hoạt động 2: Trò chuyện
- Con có nhận xét gì khi xem hình ảnh về bác nông dân?
- Các con xem bác nông dân đang làm gì?
- Để cày ruộng bác cần những gì?
- Con vật nào đã giúp bác nông dân cày ruộng?
- Bây giờ có cái gì thay thế con trâu cày ruộng?
- Làm đất xong bác nông dân làm gì để có cây lúa?
- Khi nào thì thu hoạch lúa?
- Gặt lúa như thế nào?
- Để gặt được lúa bác cần những dụng cụ gì?
- Vây bạn nào cho cô biết công việc của bác nông dân là gì nào?
- Sản phẩm của nghề nông là gì? Lúa gạo có ích như thế nào?
- Con làm gì để tiết kiệm lương thực?
+ Cho cháu kể ở địa phương ngoài nghề nông có nghề nào khác?
- Các con xem hình ảnh gì đây?( hình ảnh nghề trồng trọt, chăn nuôi và sản phẩm nghề) cô và cháu trò chuyện.
* So sánh 
- Con cho cô biết nghề nông và nghề chăn nuôi giống và khác nhau ở điểm nào?
Hoạt động 3: Luyện tập
* Trò chơi 1: Lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô
- Cách chơi: Các cháu hãy xếp lô tô đồ dùng của các nghề theo yêu cầu của cô.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần 
* Trò chơi 2 : Thi đội nào nhanh
- Cách chơi: Cô có 2 bức tranh giống nhau yêu cầu các đội lên chơi sẽ phải bật nhảy qua 3 chiếc vòng
- Đội 1 sẽ khoanh tròn những dụng cụ của nghề nông.
- Đội 2 sẽ khoanh tròn những sản phẩm của nghề nông.
- Luật chơi : Trò chơi được tiến hành trong một bản nhạc đội nào khoanh dúng theo yêu cầu của cô sẽ thắng cuộc.
- Cho cháu chơi xong cô kiểm tra kết quả từng đội và khen động viên trẻ.
* Trò chơi 3: Xếp hình theo trình tự.
Cho cháu quan sát hình ảnh trên máy và dãy số 1- 10. Cho cháu chọn hình ảnh nào trước, sau đi theo thứ tự từ 1- 10 bằng cách click chuột vào hình ảnh nếu đúng hình sẽ di chuyển đến số đúng. Nội dung hình ảnh là quá trình công việc của nghề nông.
Hoạt động 4: Tích hợp
 Cho cháu vẽ sản phẩm nghề nông.
 Cô động viên cháu vẽ tô màu đẹp.
- Nhận xét sản phẩm.
 Nhận xét lớp
 Nhận xét: ...
.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2013 
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Thơ “ Hạt gạo làng ta”
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu đọc rõ ràng, hiểu nội dung bài thơ, cháu nhớ tên bài thơ, tác giả, đọc diễn cảm, biết âm điệu bài thơ
- Phát triển ngô ngữ và khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
- Cháu biết quý trọng sản phẩm nghề nghiệp, cháu yêu quý người làm ra hạt gạo.
II- Chuẩn bị: : 
- Đồ dùng của cô: Tranh minh họa bài thơ
- Đồ dùng của trẻ: Giấy vẽ, chì màu
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Cho cháu chơi “Con thỏ”
- Con thỏ ăn gì?
- Cô đố con có con gì cũng ăn cỏ nữa?
- Con trâu làm được việc phục vụ cho nghề nào?
- Nghề nông làm ra sản phẩm gì?
- Lúa gạo có khắp nơi trên đất nước ta vì đó sản phẩm của nghề truyền thống nước mình mà?
Cô sẽ đưa các con đi đến một nơi trồng lúa thật vất vã.
* Hoạt động 2: Cho cháu xem tranh 
+ Cho cháu xem và đàm thoại theo nội dung từng tranh.
- Các con đặt tên cho các hình ảnh này là gì?
+ Cô giới thiệu nội dung bài thơ “ Hạt gạo làng ta” tác giả Trần Đăng Khoa. Cho cháu nhắc lại
* Cô đọc mẫu lần 1 + xem tranh
* Cô đọc lần 2 giải thích nội dung âm điệu bài thơ: Nội dung bài thơ nói về sự vất vã và tình cảm gắn bó của nghề trồng lúa tạo ra hạt gạo nấu cơm cho các con ăn. Khi ăn cơm chúng ta hãy nhớ đến tình cảm quê hương và sự vất vã của người trồng lúa mà biết quý trọng hạt gạo.
+ Cô đọc lần 3 khuyến khích cháu đọc nhẩm.
* Dạy cháu đọc thơ:
+ Cô cho lớp đọc theo cô từng câu.
+ Cho tổ đọc, nhóm và cá nhân đọc, cô quan sát sửa sai.
- Khi cháu thuộc cô cho cháu đọc thi đua theo cường điệu.
* Đàm thoại: 
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Hạt gạo làng ta có vị gì?
- Từ đâu mà có phù sa?
- Sự vất vã của mẹ và của người làm ra hạt gạo như thế nào?
- Để đền đáp sự vất vả của nghề nông con sẽ làm gì để tiết kiệm lương thực?
* Hoạt động 3: Cho cháu vẽ và tô màu cánh đồng lúa, cô quan sát cháu.
+ Hết giờ cô nhận xét tranh.
Nhận xét lớp:
Nhận xét:................................................................................................................
................................................................................................................................
Giáo viên 
Bùi Thị Phương Loan
Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Vẽ sản phẩm của nghề truyền thống địa phương.
I- Mục đích yêu cầu: 
+ Cháu nhận biết được 1 số sản phẩm của nghề truyền thống địa phương và biết phối hợp các nét vẽ cơ bản cong, xiên, thẳng, ngang để vẽ tô màu được 1 số sản phẩm.
 - Bố cục tranh và màu sắc hài hòa. Cháu vẽ tô màu đẹp có sáng tạo. Rèn kỹ năng vẽ tranh.
- Cháu hứng thú tham gia thực hiện. Cháu biết quý trọng người làm nghề biết ý nghĩa nghề.
II- Chuẩn bị:
 Giấy vẽ, sáp màu, hình ảnh 1 số nghề và dụng cụ 1 số nghề: nghề nông, nghề may.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
Hoạt động 1: Ồn định tổ chức.
Hát " Lớn lên cháu lái máy cày"
- Máy cày là loại máy phục vụ cho nghề nào?
- Cho trẻ xem hình ảnh nghề nông
- Con có nhận xét gì khi xem hình ảnh về bác nông dân?
- Các con xem bác nông dân đang làm gì?
- Sản phẩm của nghề nông là gì?
- Nghề nông là nghề truyền thống có rất lâu ở địa phương mình ngoài làm ruộng thì nghề nông còn làm các công việc gì nữa? các con xem 1 số sản phẩm của nghề nhé!
Hoạt động 2: Quan sát 
Tranh : lúa, gạo. 
- Đây là gì? Là sản phẩm nghề nào
- Hạt lúa có hình dạng ra sao?
- Lợi ích của lúa gạo là gì?( là lương thực nuôi sống con người)
- Con là gì để tiết kiệm lương thực?
 Tranh : rau, củ, trái cây. 
- Đây là rau gì? Có đặc điểm hình dạng ra sao?
- Qủa gì đây?
- Đây là sản phẩm của nghề nào?
* Cho cháu so sánh 2 sản phẩm khác nhau.
- Con thích vẽ sản phẩm nào của nghề nông?
- Khi veõ chaùu seõ veõ gì? Chaùu veõ nhö theá naøo?
Cô và cháu đàm thoại về cách vẽ các sản phẩm. 
- Muốn tranh đẹp hoàn chỉnh con sẽ làm gì?
Khi ngồi như thế nào? Cầm bút ra sao?
Hoạt động 3: Cháu vẽ.
Cho cháu thực hiện cô quan sát động viên cháu tô màu cho hoàn chỉnh bức tranh. Cô gợi ý sáng tạo.
Hoạt động 4:
Hết giờ cho cháu tập trung nhận xét tranh
Cho cháu dán tranh vào góc và cho cá nhân tự nhận xét tranh của mình nhận xét tranh của bạn
Cô nhận xét bổ sung hoàn chỉnh.
*Nhận xét lớp 
Nhận xét: ..
..
Duyệt của Tổ CM
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỦ ĐỀ: NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG
- Đàm thoại với trẻ về những nội dung có liên quan đến chủ đề:
+ Cô cùng trẻ trò chuyện về nghề tuyền thống như: nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi..
+ Cho cháu kể tên đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của nghề.
- Cho trẻ đọc thơ biểu diễn văn nghệ, hát và vận động các bài hát có liên quan đến chủ đề: Hạt gạo làng ta, Lớn lên cháu láy máy cày, tía má em..
- Giới thiệu chủ đề Nghề dịch vụ bằng cách cùng trẻ trò chuyện, cho cháu sưu tầm tranh ảnh.
 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 4- NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG.doc