Giáo án chủ đề: Phương tiện và luật giao thông - Tuần 2: PTGT đường thủy

Các loại PTGT

- Ghe, xuồng, vỏ máy, tàu cao tốc, xà lan, tàu thủy, tàu đánh cá, thuyền thúng, bè.

+ Đặc điểm, công dụng.

+ Người điều khiển

 

doc21 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Phương tiện và luật giao thông - Tuần 2: PTGT đường thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g Loan
+ Cho cháu chơi chèo thuyền.
Thứ ba ngày 18 tháng 03 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: THỂ CHẤT
Hoạt động học: Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay, 2 tay.
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu thực hiện vận động ném đúng tư thế 
- Cháu mạnh dạn thực hiện được vận động
- Cháu biết phồi hợp nhịp nhàng thực hiện động tác thể dục. Rèn luyện sự phát triển tố chất.
- Cháu tham gia vận động tích cực.
II- Chuẩn bị: : vạch mức, túi cát, vòng tròn cách vạch mức 1,5m, sân bãi sạch.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Khởi động: 
Cho cháu đi vòng tròn hát “ Em đi chơi thuyền” đi kết hợp các kiểu chân.
- Các con có biết thuyền là loại PTGT nào?
- Ngoài thuyền ra còn có PTGT đường thủy nào nữa?
- Thuyền dùng để làm gì? Thuyền chạy được là nhờ có gì?
- Các con thích chơi chèo thuyền không nào?
Trọng động: Bài tập phát triển chung: 
Bài tập số 8:
- Hô hấp 5: tiếng còi tàu tu..tu..tu.
- Tay 3: Tay đưa ngang gập khuỷu tay.
- Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên, chân phải thẳng.
- Bụng 6: Ngồi duỗi chân quay người sang hai bên.
- Bật 2: Bật tách chân, khép chân.
* Hoạt động 2: Vận động cơ bản: Cho cháu quan sát cổng vòng cung và túi cát.
Cô giới thiệu vận động Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay, 2 tay và cho cháu nhắc lại.
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
Cô làm mẫu lần 2 giải thích rõ ràng.
TTCB: Đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía chân sau. Khi thực hiện đưa túi cát ngang tầm mắt ném thẳng về trước qua vòng tròn giữa cổng. Ném bằng 2 tay tư thế cũng như vậy nhưng cầm túi cát bằng 2 tay.
Cho 1cháu thực hiện 1 lần
Bạn và cô đã thực hiện vận động gì?
Bây giờ cô cho các bạn thực hiện vận động này nhé! Cô cho cháu thực hiện vận động lần lượt đến hết lớp.
Cô quan sát sửa sai
Cô cho cháu khá thực hiện lại
Cô hướng dẫn lại cho cháu yếu thực hiện.
Các con vừa thực hiện vận động gì?
Hoạt động 3:
* Hồi tỉnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng 2 phút rồi vào lớp
Nhận xét: ................................................................................................................
................................................................................................................................
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
 Thứ tư, ngày 19 tháng 03 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Em đi chơi thuyền
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Cháu hát được bài hát rõ lời, đúng nhịp, biết tên tác giả, hiểu nội dung và thực hiện được động tác múa.
- Cháu hát đúng nhịp điệu bài hát kết hợp vận động nhịp nhàng.
- Cháu hứng thú tham gia hoạt động và biết cách tham gia đi đường đúng luật giao thông.
II- CHUẨN BỊ: 
- Đồ dùng của cô: Đàn, máy nghe đĩa, bài hát, mô hình ngã tư đường phố.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Cô đọc câu đố: " Làm bằng gỗ
 Nổi trên sông
 Có buồm dong
 Mau đến bến"
 ( Thuyền buồm)
- Thuyền buồm là PTGT đường gì?
- Ngoài ra còn có những phương tiện nào đi được dưới nước?
- Lợi ích của những phương tiện đường thủy này là gì? 
- Có một bài hát cũng nói về phương tiện giao thông đường thủ do nhạc sĩ Trần Kiết Tường sáng tác. Cô sẽ dạy con bài hát “Em đi chơi thuyền” .
* Hoạt động 2: Cô tiến hành dạy hát cho cháu
- Cô hát lần 1
- Cô hát lần 2 giải thích nội dung bài hát 
- Cô dạy cháu hát theo cô cô sửa sai cho cháu, cho tổ, nhóm, cá nhân hát.
* Dạy vận động: 
Cô hát và vận động lần 1
Lần 2 cô giải thích cách vận động theo từng động tác.
+ Cho cháu hát và vận động.
Cô chú ý sửa sai
* Hoạt động 3: Cô hát cho cháu nghe “Anh phi công ơi” nhạc và lời của Hoàng Lân.
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần, giới thiệu nội dung hát. 
+ Cô hỏi lại các cháu vừa nghe bài hát gì? Tác giả nào?
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “ Ai đoán giỏi”
- Cô giới thiệu cách chơi. Cô tiến hành cho cháu chơi. Cô nhận xét trò chơi.
Nhận xét lớp
Nhận xét: ................................................................................................................
................................................................................................................................
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm, ngày 20 tháng 3 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Làm quen với chữ cái p, q
I- Mục đích yêu cầu: 
 - Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ p, q biết nhận xét về cấu tạo của chữ cái p, q.
 - Cháu phát âm đúng và phân biệt được đặc điểm giống nhau – khác nhau giữa 2 chữ cái p, q.
 - Cháu hứng thú tham gia tích cực hoạt động, cháu biết một số PTGT đường thủy và biết cách tham gia giao thông an toàn.
II- CHUẨN BỊ: 
- Đồ dùng của cô: Bài giảng có Tranh kèm từ: áo phao, tàu hải quân. Thẻ chữ cái rời ghép từ áo phao, tàu hải quân và chữ p, q cho cháu sờ.
- Đồ dùng của trẻ: giấy vẽ, bút màu, tranh lô tô kèm từ có chứa chữ p, q; Thẻ chữ cái 
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
Cho hát “ Em đi chơi thuyền”
- Thuyền là phương tiện giao thông đường nào? 
- Các con kể tên PTGT đường thủy mà con biết nào?( phà, ca nô, tàu đánh cá..)
- Nếu các con đi trên PTGT này thì các con sẽ làm gì cho an toàn? ( mặc áo phao, không nghịch nước..)
* Hoạt động 2: Nhận biết và phát âm chữ cái p, q.
* Chữ p: 
- Cho cháu xem tranh “áo phao ” cô hỏi: cô có tranh gì? Cô chỉ dưới tranh có từ “ áo phao ” và cho cháu đọc 2 lần. Cô ghép thẻ chữ cái rời thành từ “ áo phao ” cho cháu đếm có mấy chữ ( 6 chữ )
- Các con tìm xem chữ cái đã học có trong từ “ áo phao ”
Cô giới thiệu chữ “p” là chữ cái mới cô cho cháu làm quen. . Cô phát âm mẫu 3 lần và mời cháu phát âm.
- Cô hỏi cháu cấu tạo chữ p. Cho cháu sờ đường viền chữ p đã cắt sẳn. Cô nói lại cấu tạo chữ p. Chữ “ p” có cấu tạo là nét thẳng đứng bên trái và nét cong bên phải.
- Cô giới thiệu chữ p viết thường. Cho cháu phát âm.
* Chữ q: Cô đưa tranh “ tàu hải quân” và hỏi tranh gì đây?
- Cô chỉ từ “ tàu hải quân ” dưới tranh cho cháu đọc 2 lần. Cô ghép các thẻ chữ rời thành từ “tàu hải quân” và cho cháu đếm xem có mấy chữ ( 8 chữ ) Cho cháu tìm chữ cái đã học (a, â, u, t, i,) cô giới thiệu chữ cái mới: Chữ q. cho cháu phát âm, cho cháu sờ chữ q cắt sẳn, cô hỏi cấu tạo chữ q. Cô nói lại chữ q có cấu tạo bằng nét cong bên trái và 1 nét thẳng bên phải.
Cô giới thiệu chữ q viết thường.
* Cho so sánh chữ p, và chữ q.
- Cô vừa cho các con so sánh chữ gì?
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho cháu giơ nhanh chữ cái theo hiệu lệnh.
- Cho chơi “ Thuyền về bến”.
- Cho cháu chơi " Bánh xe quay". Khi vòng quay dừng lại kim chỉ vào chữ nào thì cháu phát âm chữ đó.
- Cho chơi " thi xem đội nào nhanh" tìm nhanh tranh lô tô PTGT kèm theo từ có chứa chữ p, q . Cách chơi chia lớp 2 đội xếp 2 hàng dọc, lần lượt mỗi cháu của 2 đội lên rổ đựng tranh tìm đúng tranh kèm từ có chứa chữ p hoặc q (1 đội tìm chữ p; 1 đội tìm chữ q ). Thời gian 2 phút đội nào tìm nhiều - đúng tranh có chứa chữ theo yêu cầu là thắng.
Tổ chức cho cháu chơi, cho cả lớp kiểm tra và phát âm từ và chữ p, q trong tranh. Cô nhận xét
* Hoạt động 4: Cho vẽ PTGT mà tên gọi có chứa chữ p, q. Cô quan sát cháu thực hiện. Cô nhận xét.
* Nhận xét lớp 
Nhận xét:..............................................................................................................
..............................................................................................................................
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 21 tháng 03 năm 2014 
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động: Vẽ PTGT đường thủy
 I- Mục đích yêu cầu:
- TrÎ biÕt cÇm bót đúng cách phối hợp các nét vẽ để vẽ được ptgt vµ t« màu đẹp
- RÌn kỹ n¨ng vẽ tô màu và cách sắp xếp bố cục chi tiết tranh hài hòa.
- Giáo dục cháu biết lợi ích của PTGT đường thủy.Và cháu biết cách tham gia giao thông an toàn .	
II- Chuẩn bị:
	* Cho cô: 3 Tranh khổ giấy A3 vẽ thuyền, tàu thủy, thuyền buồm .
 	* Cho cháu: Giấy a4, bút sáp màu.
 CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Hoạt động 1: Cho cháu hát “ Em đi chơi thuyền” 
- Thuyền đi được ở đâu? 
- Thuyền là PTGT đường nào? 
- Có PTGT nào cũng đi được dưới nước ngoài thuyền? 
Cô cũng có một số tranh nói về PTGT đường thủy, các con nhìn xem nhé!
Hoạt động 2: Cô cho cháu quan sát tranh của cô.
- Cô có tranh gì đây? 
- Tranh thuyền buồm này cô làm gì được? 
- Thuyền có những bộ phận nào? Thuyền này có dạng hình gì?
- Thuyền này hoạt động ở đâu? Nước biển màu gì?
- Hình dạng sóng biển như thế nào?( dài, cong lượn).
- Vậy các con có nhận xét gì về vị trí của những chiếc thuyền này trên mặt biển?( to, nhỏ, gần, xa màu khác nhau). 
* Cho cháu đàm thoại tiếp các tranh còn lại. 
- Cho cháu so sánh sự khác nhau giữa các bức tranh.
- Con thích vẽ tranh PTGT đường thủy như thế nào?
- Cô gợi hỏi cháu cách vẽ PTGT đường thủy, cách sắp xếp hình ảnh trong tranh. 
 Hoạt động 3: Cháu thực hiện :
- Cô hỏi lại cháu tư thế ngồi cách đặt giấy ngay ngắn. Cô quan sát cháu và gợi ý cháu thêm chi tiết phụ cho bức tranh sinh động .
 Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
 - Cho cháu treo tranh lên cô hỏi cá nhân tự nhận xét tranh mình và nhận xét tranh bạn 
 - Con thấy tranh nào đẹp? Tại sao đẹp? Cô nhận xét khái quát lại.
 * Củng cố : Các con vừa hoàn thành tranh gì?
 * Giáo dục: Khi đi trên thuyên các con nhớ mặc áo phao ngồi ngay ngắn không nghịch nước nhé! 
 *Nhận xét giờ học, tuyên dương cháu.
Nhận xét: ..............................................................................................................
..............................................................................................................................
Duyệt của Tổ CM 
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
 ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH “PTGT ĐƯỜNG THỦY”
Cô gợi giúp cháu nhớ lại những nội dung cốt loãi đã được học bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại.
Cô đọc câu đố về PTGT đường thủy cho cháu đoán.
Cho cháu biểu diễn văn nghệ với những bài hát về chủ đề.
Cho chơi trò chơi “ Chèo thuyền”
Cô giới thiệu chủ đề tiếp là PTGT đường hàng không. Yêu cầu trẻ về quan sát tìm hiểu trước và sưu tầm tranh ảnh có liên quan tới chủ đề.
Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 2- PTGT ĐƯỜNG THỦY.doc
Bài giảng liên quan