Giáo án chủ đề: Thế giới động vật - Tuần 1: Động vật nuôi trong gia đình

MỤC TIÊU

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

- Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản: đi, chuyền, chạy, nhảy, bật, ném

- Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật.

- Biết lợi ích của các món ăn từ thịt, cá đối với sức khỏe con người.

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

- Biết so sánh để thấy dược sự giống nhau, khác nhau của các con vật quen thuộc, gần gũi qua một số đặc điểm của chúng.

- Biết được lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người.

- Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống (thức ăn, sinh sản, vận động )của các con vật.

- Có một số kĩ năng đơn giản về cách chăm sóc con vật gần gũi.

- Xác định đúng vị trí phải, trái của bạn của đối tượng khác.

- Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 7.

- Biết đếm, tách gộp nhóm các đối tượng trong phạm vi 7.

- Biết phân biệt nhóm con vật và tìm dấu hiệu chung.

 

doc34 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Thế giới động vật - Tuần 1: Động vật nuôi trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
khuỵu gối.( 2 l x 8 nhịp)
Bụng: Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên.
Bật: Bật chân sáo.
Vận động cơ bản
+ Cô giới thiệu vận động "Chạy 18m trong thời gian 5 - 7 giây".
 + Cô làm mẫu lần1+ không giải thích.
+ Cô làm mẫu lần 2+ kết hợp giải thích.
TTCB: Đứng chân trước chân sau để sau vạch chuẩn 1 tay nắm hờ để ngang thắt lưng tay cùng phía chân sau. Khi chạy thì chạy nhanh thẳng hướng về phía trước chú ý đầu không cúi và tay phối hợp nhịp nhàng với chân khi chạy đến đích qui định dừng lại.
+ Cho 1 cháu thực hiện lại.
+ Cho cháu thực hiện mỗi lần 2 bạn. Cô quan sát bao quát sửa sai. Cô hỏi lại cháu thực hiện gì?
- Các con vừa thực hiện vận động gì?
+ Cô gọi cháu giỏi thực hiện lại.
+ Cho cháu yếu thực hiện. 
* Hoạt động 3: Trò chơi "Ném bóng vào rổ"
Cô giải thích: chia 2 đội chơi, lần lược từng bạn mỗi đội lên cầm bóng đứng sau vạch chuẩn ném vào rổ phía trước mặt. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ là thắng cuộc.
Luật chơi: Bóng được ném phải nằm trong rổ mới tính. Mỗi lươt chỉ 1 bạn ném. Khi nhạc kết thúc thì dừng không ném nữa.
+ Cô tổ chức cho cháu chơi. Nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
 Hoạt động 4: Hồi tĩnh
 Cho cháu đi nhẹ nhàng.
 Nhận xét.................................................................................................................
................................................................................................................................
	 	 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan	
Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2013
 Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Quan sát so sánh một số con vật
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu gọi đúng tên con vật, nói được đặc điểm, lợi ích, nơi sống của một số con vật nuôi gần gũi. 
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phát triển tư duy.
- Cháu yêu quý vật nuôi có ý thức chăm sóc vật nuôi, giữ vệ sinh môi trường.
II- Chuẩn bị:
 Đồ dùng của cô: Mô hình trang trại, hình ảnh 1 số vật nuôi : lợn, mèo, chó, gà, vịt...
Đồ dùng của cháu: lô tô con vật và thức ăn của con vật, giấy vẽ, đất nặn, sáp màu.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: Cho cháu hát theo nhạc bài “Vật nuôi”
- Cháu hát bài gì?
- Nội dung bài hát nói về gì?
- Có những con vật nào trong bài hát? Con còn biết những con vật nuôi nào nữa? 
Để biết những vật nuôi này có ích như thế nào thì các con cùng đến xem trang trại chăn nuôi nhé!
+ Cho cháu xem mô hình trang trại đàm thoại về các con vật.
*Hoạt động 2: Quan sát và so sánh.
Cho cháu tập trung trước màn hình để xem hình ảnh con vật.
+ Con lợn: 
- Đây là con gì? Là động vật nuôi hay động vật hoang dã? Con vật này có đặc điểm và bộ phận nào? Con lợn ăn gì? Con lợn đẻ trứng hay đẻ con? Con lợn thuộc nhóm động vật nào? Thức ăn của con lợn là gì? Tiếng kêu của con lợn như thế nào? Tại sao người ta nuôi lợn? Làm gì để giữ vệ sinh môi trường khi nhà mình có nuôi lợn?
 Cô gọi cá nhân khái quát lại.
- Thịt lợn có chất dinh dưỡng gì?
+ Cô cho cháu nói về tên gọi, đặc điểm, nơi sống.. lợi ích của con mèo, con chó và đàm thoại tương tự.
+ Con gà:
Đây là con gì? Thuộc nhóm động vật nào? Tại sao con biết? Đặc điểm của con gà như thế nào? Con gà ăn gì? Gà có lợi ích gì? Tiếng kêu của con gà?
* Cho cháu so sánh con gà và con mèo:
- Khác nhau:
+ Con gà: có 2 chân có cánh, mỏ nhọn, lông vũ, đẻ trứng thuộc nhóm gia cầm. Ngủ trong chuồng, ăn thóc, giun.
+ Con mèo: 4 chân, lông mao, móng nhọn bắt chuột leo trèo giỏi đẻ con thuộc nhóm gia súc. Sống trong gia đình ngủ ở bếp, trên giường, ăn cơm, chuột.
- Giống nhau: đều là động vật nuôi có ích cho con người.
* So sánh con gà và con vịt.
* So sánh con chó và con lợn.
*Hoạt động 3: Luyện tập 
+ TC "Xem ai chọn đúng". Cô phát rổ có tranh lô tô về con vật cô gọi tên con vật nào, hoặc nói đặc điểm tiếng kêu của con vật thì cháu tìm tranh về con vật đó giơ lên.
+ TC "Tôi ăn gì"
Cách chơi: Chia 2 nhóm trong khoản thời gian 1 bài nhạc nhóm nào lần lượt tìm đúng thức ăn cho con vật trong tranh trước đội bạn thì đội đó thắng cuộc.
Luật chơi: mỗi lượt chỉ 1 bạn chọn 1 tranh thức ăn cho con vật. Phải nhảy lò cò khi đính tranh.
+ Chơi “Con nào biến mất”.
*Hoạt động 4: Tích hợp
Cho cháu vẽ nặn con vật nuôi cháu thích.
+ Cô quan sát nhận xét khi cháu thực hiện. 
Nhận xét:
 Giáo viên
Bui Thi Phương Loan
Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2013
 	Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
 	Hoạt động học: Thơ "Mèo đi câu cá"
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu nói đúng tên bài thơ, tác giả. Cháu đọc thơ rõ lời, hiểu nội dung âm điệu bài thơ.
- Cháu thuộc đọc được diễn cảm bài thơ. Cháu biết ngắt giọng sau mỗi câu mỗi đoạn.
- Cháu kể tên được một số vật nuôi.
- Giáo dục cháu chăm chỉ yêu lao động.
II- Chuẩn bị: : Tâp tranh minh họa bài thơ. Giấy vẽ, sáp màu.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: 
Cho cháu chơi trò chơi “ Con thỏ”. Thỏ sống ở đâu” tại sao thỏ được nuôi ở gia đình? Ngoài ra có con vật nào được nuôi ở gia đình nữa?
Cô đọc câu đố: “ Con gì tai thính mắt tinh
Núp trong bóng tối ngồi rình chuột qua”
- Đố các bạn đó là con gì?
- Mèo thuộc nhóm động vật nào? Các con cùng đến xem nhiều hình ảnh cũng nói về mèo nữa nhé!
* Hoạt động 2: 
Cho xem trên máy 1lần và đàm thoại nội dung tranh
Cho cháu đặt tên cho tập tranh.
Cô giới thiệu bài thơ “ Mèo đi câu cá” tác giả Thái Hoàng Linh. Cho cháu tìm chữ đã học có trong tên bài thơ.(e,o, â, a, đ) 
+ Cô đọc mẫu lần 1+ xem tranh kết hợp chỉ từ.
+ Cô đọc mẫu lần 2 xem tranh + giải thích nội dung âm điệu bài thơ và giảng từ khó.
+ Cô đọc lần 3 diễn cảm( không xem tranh)
*Hoạt động 3: Dạy cháu đọc thơ và đàm thoại.
Cô dạy cháu đọc thơ theo cách truyền khẩu
+ Cô cho lớp đọc 2 lần
+ Gọi tổ, nhóm, cá nhân đọc. Cô quan sát sửa sai cách phát âm
- Cho cháu đọc theo cường điệu to nhỏ
- Cô vừa dạy con đọc bài thơ gì?
* Đàm thoại: 
- Anh em mèo trắng đi đâu?
- Mèo anh làm gì khi đang câu?
- Mèo em thế nao?
- Tại sao anh em mèo không câu được cá? Qua bài thơ này giáo dục các con điều gì?
- Cô cho con đọc bài thơ gì?
- Các con nên biết chăm chỉ siêng năng và yêu lao động chứ đừng như anh em mèo nhé!
TC: "Mèo nào nhanh hơn"
+ Cho cháu chia 2 đội( đặt tên đội mèo anh, đội mèo em) thi đua xem đội nào mang được nhiều cá về nhà trong 1 bài hát là tháng cuộc. Cô nhận xét.
*Hoạt động 4: Cho cháu nặn, vẽ con vật nuôi cháu thích.
 Cô nhận xét trong quá trình cháu thực hiện 
Nhận xét lớp
Nhận xét:.................................................................................................................
.................................................................................................................................
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2013 
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
 Hoạt động học: Vẽ đàn gà.
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết được đặc điểm của con gà, biết phối hợp các nét vẽ cong, xiên, thẳng để vẽ được con gà có đầy đủ bộ phận. Cháu vẽ được đàn gà.
- Cháu biết kết hợp các kĩ năng vẽ tô màu, bố cục tranh hài hòa, sáng tạo.
- Giáo dục cháu biết lợi ích của vật nuôi và cách chăm sóc vật nuôi.	
II- Chuẩn bị
2 - 3 Tranh đàn gà
 - Giấy vẽ, bút sáp màu.	
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: Cho cháu hát “Đàn gà trong sân” 
- Các con vừa hát bài hát gì? Nội dung bài hát nói về gì?
- Gà là động vật sống ở đâu? 
- Có con vật nào cũng là động vật nuôi nữa?
- Những con vật nuôi nào là động vật nhóm gia súc?
- Gà là vật nuôi thuộc nhóm động vật nào?( gia cầm)
- Gà có đặc điểm gì con xem trên màn hình nhé!
Cô và cháu cùng đàm thoại.
- Các con muốn có 1 đàn gà để nuôi không nào?
- Nuôi gà có lợi ích gì? Chăm sóc gà thế nào? 
+ Cô hỏi cháu về lợi ích, cách chăm sóc, thức ăn của con gà. 
Hoạt động 2:
- Ở nhà của các bạn học lớp lá năm trước cũng nuôi gà nên bạn đã vẽ đàn gà nhà của các bạn và gởi đến cho lớp mình xem.
Cô giới thiệu để cháu quan sát và đàm thoại tranh vẽ đàn gà.
- Đây là tranh vẽ gì? Có những con gà gì? bao nhiêu con gà con, gà nào to, gà nào nhỏ?( cô hỏi chi tiết có trong tranh)
- Con gà trống có những bộ phận nào? ( Cô hỏi về hình dạng chi tiết các bộ phận con gà)
- Ngoài đàn gà thì các con còn thấy có những gì trong tranh?
- Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh con có nhận xét gì? Màu sắc con gà thế nào?
+ Cho xem tiếp tranh 2 và đàm thoại tương tự.
* Cho so sánh tranh 1 và tranh 2.
Khác nhau: 
Tranh 1 vẽ đàn gà có gà trống, gà mái, nhiều gà con.
Tranh 2 đàn gà có gà trống gà mái và 2 gà con.
Giống nhau đều là tranh vẽ về đàn gà.
- Con muốn vẽ tranh đàn gà như thế nào?
- Khi vẽ con vẽ con gà nào trước? Vẽ gà như thế nào? Mình con gà, đầu con gà vẽ nét gì? Vẽ nét gì làm cổ con gà? Cánh vẽ như thế nào?..
- Vẽ gà con vẽ ra sao?
- Con gà vẽ xong con làm gì cho đẹp?
- Ngoài con gà con vẽ thêm gì cho tranh đàn gà sinh động hơn? 
 Hoạt động 3: Cháu thực hiện :
- Cô hỏi lại cháu cách cầm bút, tư thế ngồi. Cô quan sát cháu vẽ và động viên sáng tạo.
 Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
 - Cho cháu treo tranh lên cô hỏi cá nhân tự nhận xét tranh mình và nhận xét tranh bạn. 
 - Con thấy tranh nào đẹp? Tại sao đẹp? Cô nhận xét khái quát lại.
 *Nhận xét giờ học, tuyên dương cháu.
 Nhận xét:...............................................................................................................
................................................................................................................................
Duyệt của Tổ CM
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 
Chủ đề: “ ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH”
- Cô gợi giúp cháu nhớ lại những nội dung cốt loãi đã được học bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại.
- Cô đọc câu đố về con vật nuôi cho cháu đoán. Cho cháu bắt chước tiếng kêu con vật.
- Cho cháu biểu diễn văn nghệ với những bài hát về chủ đề.
- Cho chơi trò chơi.
- Cô giới thiệu chủ đề tiếp là Động vật sống trong rừng. Yêu cầu trẻ về quan sát tìm hiểu trước và sưu tầm tranh ảnh có liên quan tới chủ đề.
Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 1- ĐV NUÔI TRONG GĐ.doc
Bài giảng liên quan