Giáo án chủ đề: Thế giới động vật - Tuần 2: Động vật sống trong rừng
Động vật ăn thịt
- Tên gọi: Hổ, báo, sư tử, cáo, chó sói.
- Đặc điểm riêng, dáng đi, tiếng kêu, thức ăn, lợi ích, tác hại.
- Nơi sống của con vật: trong hang.
- Bản tính: hung dữ, ăn thịt động vật, nguy hiểm với con người.
hình ảnh con vật sống trong rừng. Cô cùng trẻ trò chuyện về tên gọi của một số loại động vật này. Nói về đặc điểm lợi ích, tác hại của chúng. Cho cháu nhận biết phân biệt nhóm động vật ăn thịt, động vật ăn cỏ, lá cây... Hoạt động 3: Cho cháu giải câu đố về động vật sống trong rừng. Cho cháu nói cách bảo tồn những loại động vật quý hiếm như thế nào. Giáo dục cháu khi đi xem ở sở thú hoặc ở các khu du lịch thì không chọc phá các con vật này. * Nhận xét lớp Nhận xét tiết học: . .. Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan Thứ ba ngày 17 tháng 12 năm 2013 Lĩnh vực phát triển: THỂ CHẤT Hoạt động học: Ném xa bằng 1 tay, 2 tay I- Mục đích yêu cầu: - Cháu thực hiện vận động ném xa đúng tư thế. - Cháu phối hợp nhịp nhàng 2 vận động. Rèn sự phát triển cơ tay và sự khéo léo nhanh nhẹn. - Cháu nhanh nhẹn thực hiện, hứng thú tham gia II- Chuẩn bị: : Nhạc, Túi cát, vạch mức, sân bãi sạch. CÁCH TIẾN HÀNH Lưu ý * Hoạt động 1: Khởi động: Xếp 3 hàng dọc Cho cháu đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân vừa đi vừa hát “ Chú voi con ở Bản Đôn” Trọng động: Bài tập phát triển chung: Hô hấp: Thổi bóng bay Tay : 2 tay ra trước lên cao( 2 lần x 8 nhịp) Chân : ngồi khụy gối ( 1 lần x 8 nhịp) Lưng bụng: nghiêng người sang bên( 2 lẫn 8 nhịp) Bật: Bật tiến về trước ( 1 lần x 8 nhịp) * Hoạt động 2: Vận động cơ bản: Cô giới thiệu vận động: Ném xa bằng 1 tay. Ném xa bằng 2 tay. * Ném xa bằng 1 tay: Cô giơ túi cát hỏi cháu đây là gì? - Dùng để làm gì? + Cô làm mẫu lần 1 + Cô làm mẫu lần 2 giải thích TTCB: Tay cầm túi cát đứng sau vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh thì hạ tay cầm túi cát xuống dọc thân ra sau lên cao dùng sức của tay ném túi cát thẳng về trước. + Cho 1 cháu thực hiện Cô cho cháu lần lượt thực hiện đến hết lớp Cô quan sát sửa sai Cho cháu khá thực hiện lại Cho cháu yếu thực hiện Các bạn thực hiện vận động gì? * Ném xa bằng 2 tay: + Cô làm mẫu lần 1 + Cô làm mẫu lần 2 giải thích TTCB: 2 Tay cầm bóng đứng sau vạch chuẩn chân rộng bằng vai. Khi có hiệu lệnh thì đưa tay cầm bóng lên cao ngã người ra sau lấy đà rồi dùng sức của tay và thân ném bóng thẳng về trước. + Cho 1 cháu thực hiện Cô cho cháu lần lượt thực hiện đến hết lớp Cô quan sát sửa sai Cho cháu khá thực hiện lại Cho cháu yếu thực hiện - Các con thực hiện vận động gì? + Cho cháu luyện tập phối hợp 2 vận động ném xa 1 tay và 2 tay. - Hom nay các con luyện tập vận động gì? - Các con luyện tập thể dục để có sức khỏe nhé! Nhận xét lớp *Hoạt động 4: Hồi tỉnh- Cho cháu đi nhẹ nhàng Nhận xét: Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan Thứ tư, ngày 18 tháng 10 năm 2013 Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC Hoạt động học: Nhận ra quy tắc và làm tiếp tục. I- Mục đích yêu cầu: - Cháu nhận biết được 1 số cách sắp xếp theo quy tắc 1- 1; 1- 2 , 1-1-1 và thực hiện tiếp tục theo qui tắc đã biết. - Rèn luyện kỹ năng sắp xếp theo quy tắc. - Giáo dục cháu tích cực tham gia hoạt động và biết yêu quý động vật. II- CHUẨN BỊ: - Đồ dùng cuả cô: bài giảng powerpoit. - Hình ảnh 1 số con vật sống trong rừng. - Đồ dùng của trẻ rổ đồ dùng có 6 con thỏ, 6 con gấu, 6 con voi. CÁCH TIẾN HÀNH Lưu ý * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. Cho cháu hát “Chú voi con ở Bản Đôn” - Bài hát nói về con gì? - Con biết những con vật nào sống trong rừng nữa? Bây giờ con xem cô có hình ảnh về con vật nào đây? + Cho cháu xem và gọi tên đàm thoại. - Để bảo vệ những con thú quý hiếm như voi, gấu..thì con làm gì? * Hoạt động 2: Ôn tập số lượng chữ số trong phạm vi 6. Cho cháu đếm số lượng con vật. - Có mấy con hổ ?( 3). Có bao nhiêu con thỏ?(5)? Mấy con sóc? Mấy con voi?(6) * Nhận ra quy tắc sắp xếp: Cho xem trên màn hình con ngựa và con voi xếp xen kẻ để cháu nhận ra đó là qui tắc 1- 1. + Cô xếp 1 con ngựa và 1 con voi, Cô cho cháu nhận xét và xếp tiếp tục cùng cô(1 con ngựa - 1 con voi - 1 con ngựa - 1 con voi - 1 con ngựa - 1 con voi. - Cách xếp như vậy gọi là xếp theo quy tắc nào?( quy tắc 1-1) + Cho cháu xem tiếp hình ảnh sắp xếp khác - 1 con thỏ- 2 củ cà rốt- 1 con thỏ- 2 củ cà rốt( quy tắc 1-2). - Con hãy nói xếp tiếp sau 2 củ cà rốt là gì?( 1 con thỏ) - Tiếp theo con thỏ là gì?( 2 củ cà rốt) + Cho cháu xem tiếp: - 1 con thỏ- 1 con gấu- 1 con voi- 1con thỏ- 1 con gấu-1 con voi. Đây là quy tắc gì?(1-1-1) - Xếp tiếp theo 1 thỏ- 1 gấu-1 voi. * Hoạt động 3: Luyện tập. + TC 1: Thử tài của bé . Cho cháu xếp theo qui tắc 1-1 và quy tắc 1- 2, 1-1-1 với rổ đồ dùng". + TC 2: Đội nào khéo hơn Cô giải thích cách chơi: chia cháu thành 2 nhóm thi đua lần lượt mỗi bạn mỗi nhóm chạy lên bật qua 1 rảnh nước để chọn vật liệu( chai sữa cao hoặc thấp) xếp vườn bách thú và xếp theo quy tắc cho trước. Chơi theo luật tiếp sức mỗi lượt chọn chỉ được xếp tiếp theo 1 nhóm đối tượng. Thời gian chơi diễn ra trong một bản nhạc, đội nào xếp đúng theo quy tắc nhiều hơn khéo hơn là đội thắng cuộc. Luật chơi: xếp đúng theo quy tắc theo yêu cầu. - Cô tổ chức cháu chơi 2- 3 lần và nhận xét kết quả chơi. + TC 3: Ai thông minh Cho cháu nhận biết hình ảnh trên máy xem chúng được xếp theo quy tắc nào và đoán đúng hình ảnh con vật phía sau ô vuông phù hợp với quy tắc * Hoạt động 4: Tích hợp Cho cháu nhận ra quy tắc và dán đúng hình con vật vào khoản trống để phù hợp vói quy tắc. Cô nhận xét khi cháu thực hiện xong. Nhận xét lớp: Nhận xét: Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan Thứ năm ngày 19 tháng 12 năm 2013 Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ Hoạt động học: Truyện “ Chú dê đen” I- Mục đích yêu cầu: - Cháu nhớ tên truyện, nhân vật trình tự nội dung truyện. - Cháu hiểu được nội dung ý nghĩa giáo dục của truyện. - Cháu chú ý nghe và mạnh dạn đưa ra nhận xét của mình sau khi nghe kể. - Giáo dục cháu có tính dũng cảm bình tĩnh khi gặp tình huống nguy hiểm II- Chuẩn bị: -Tranh minh họa truyện và con rối. - Giấy vẽ, sáp màu đất nặn, bảng, khăn ẩm. CÁCH TIẾN HÀNH Lưu ý Hoạt động 1: Cho cháu nghe và hát theo nhạc bài “ Chú voi con ở Bản Đôn” - Bài hát nói về con vật nào? Voi là động vật sống ở đâu? - Trong rừng còn có con vật naò nữa? Cô giới thiệu đến cháu có một tập tranh hay nói về một số con vật cô dẫn cháu đi xem nhưng phải qua con đường ngoằn ngoèo . Hoạt động 2: Cho cháu quan sát tranh minh họa truyện. + Xem 1 Lần đàm thoại theo tranh. + Cho cháu đặt tên cho tập tranh. Cô và cháu cùng thống nhất với tên gọi giống như tên câu chuyện “ Chú Dê Đen”. + Cô kể lần1 chi tiết + xem tranh. + Cô kể lần2 + rối. Hoạt động 3: Đàm thoại: - Cô kể cho con nghe truyện gì? Có những nhân vật nào? - Trong truyện nội dung nói về điều gì? - Dê Trắng đi đâu và gặp ai? - Tại sao Dê Trắng bị sói ăn thịt? - Tại sao chó sói bỏ chạy mà không ăn thịt Dê Đen? Con thích nhân vật nào trong truyện? - Cô vừa kể truyện gì cho con nghe? * GD: Các con tập luyện cho mình tính cách mạnh dạn bình tĩnh, dũng cảm giống như chú dê đen trong truyện sẽ giúp cho các con ứng xử nhiều tình huống trong cuộc sống khi các con lớn lên sau này. * Cho cháu chơi " Sói và dê con" Hoạt động 4: Tích hợp Cho cháu vẽ và nặn nhân vật mà cháu yêu mến. Cô quan sát cháu thực hiện, nhận xét và động viên. Nhận xét lớp * Nhận xét Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2013 Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ Hoạt động học: Nặn 1 số con vật sống trong rừng. I- Mục đích yêu cầu: - Cháu biết được đặc điểm hình dạng, tên gọi của 1 số con vật sống trong rừng. - Cháu biết kết hợp các kĩ năng nặn cơ bản như xoay tròn, lăn dọc, đính, vuốt thon... để nặn được con vật mà cháu thích - Giúp rèn luyện cơ tay, óc thẩm mĩ và sự sáng tạo của cháu. - Giáo dục cháu biết lợi ích của con vật, có ý thức bảo vệ chúng. II- Chuẩn bị: - Hình ảnh nhiều con vật sống trong rừng và con vật bằng đất nặn: gấu, thỏ, Mô hình sở thú. - Đất nặn, bảng, khăn ẩm. CÁCH TIẾN HÀNH Lưu ý * Hoạt động 1: Cô cho cháu vừa đi hát “ Chú voi con ở Bản Đôn”. - Bài hát nói đến con vật nào? - Các con kể tên những con vật sống trong rừng khác? + Cho cháu xem 1 số hình ảnh về con vật trong rừng và gọi tên và đàm thoại về chủ đề. * Hoạt động 2: Quan sát + Cho cháu quan sát mô hình sở thú. Trong đó có nhiều con vật bằng nhựa và có con vật bằng đất nặn. Cho cháu đàm thoại về hình dáng màu sắc đặc điểm con vật. - Đây là con gì? Con gấu này có đặc điểm gì? Có bộ phận nào? Tương tự cô hỏi về các con vật: thỏ, voi con nhím. + Cho so sánh con voi và con thỏ. - Các con sẽ làm cho sở thú này có nhiều con vật để mọi người đến xem bằng cách nặn thêm 1 số con vật sống trong rừng nữa nhé! + Cô gợi hỏi lại cháu cách nặn các con vật này. - Trước tiên muốn nặn con vật con có gì? con sẽ làm gì với thỏi đất?( nhào đất cho mềm dẻo, chia đất). Con muốn nặn con vật nào? - Nếu muốn nặn con thỏ thì con nặn như thế nào? - Nặn con voi nặn thế nào? Nặn bộ phận nào trước? nặn vòi con voi như thế nào? Nặn xong các bộ phận thì con làm gì để được con voi hoàn chỉnh. - Nặn con gấu thì sao? + Cô nhắc lại kĩ năng khó, tư thế ngồi. Hoạt động 3: Cháu thực hiện : + Cô quan sát, gợi ý cháu sáng tạo nặn nhiều con vật. Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm: - Cho cháu để sản phẩm lên kệ. - Các con vừa được nặn cái gì - Con thích sản phẩm nào nhất? vì sao? - Sản phẩm của con đã đẹp chưa? - Con thấy sản phẩm nào đẹp nhất? vì sao? => Cô nhận xét khái quát lại. *Nhận xét giờ học, tuyên dương cháu Nhận xét: Duyệt của Tổ CM Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH“ ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG” - Hát “ Chú voi con ở Bản Đôn” +Cô gợi giúp cháu nhớ lại những nội dung cốt loãi đã được học qua các câu hỏi gợi ý để cháu nhớ lại tên, đặc điểm của con vật từ hình dáng, tiếng kêu, đặc tính + Cho cháu chơi trò chơi “cáo và thỏ”. + Cho cháu vẽ con vật trong rừng. + Cho cháu chia 2 đội đặt câu đố về con vật trong rừng. Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan
File đính kèm:
- TUẦN 2- ĐV SỐNG TRONG RỪNG.doc