Giáo án chủ đề tự chọn bám sát – chương trình chuẩn Ngữ văn lớp 10

CHủ đề 1 :

Một số vấn đề cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

qua các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10

( 4 tiết )

Kết quả cần đạt:

Giúp HS :

- Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học; hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học viết và đối với đời sống văn học.

- Bước đầu biết cách đọc - hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại. Biết phân tích vai trò, tác dụng của văn học dân gian qua những tác phẩm ( hoặc đoạn trích ) được học.

- Trân trọng và yêu thích những tác phẩm dân gian của dân tộc. Có ý thức vận dụng những hiểu biết chung về văn học dân gian trong việc đọc- hiểu văn bản văn học dân gian cụ thể.

 

doc45 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề tự chọn bám sát – chương trình chuẩn Ngữ văn lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng thøc biÓu ®¹t lµ ®ßi hái cña chÝnh cuéc ®êi, nh»m ®¸p øng mét nhu cÇu cña cuéc sèng.
2. Trong mét v¨n b¶n cô thÓ, c¸c ph­¬ng thøc biÓu ®¹t kh«ng cã vÞ trÝ ngang nhau. Tuú thuéc vµo môc ®Ých cÇn ®¹t tíi, ng­êi viÕt sÏ x¸c ®Þnh ph­¬ng thøc nµo lµ chñ ®¹o.
3. C¸c ph­¬ng thøc biÓu ®¹t thø yÕu còng ®ãng vai trß quan träng trong viÖc lµm nªn chÊt l­îng vµ hiÖu qu¶ cña lêi nãi (bµi v¨n)
- VB tù sù:
+ Ph­¬ng thøc tù sù gi÷ vai trß chñ ®¹o
+ Ngoµi ra: Miªu t¶, biÓu c¶m, thuyÕt minh, nghÞ luËn
- VB miªu t¶:
+ Chñ ®¹o: miªu t¶
+ Ngoµi ra: Tù sù, biÓu c¶m, nhiÒu khi còng cÇn thuyÕt minh, nghÞ luËn
- V¨n biÓu c¶m:
+ Chñ ®¹o: biÓu c¶m
+ Ngoµi ra: miªu t¶, tù sù
- VB thuyÕt minh:
+ Chñ ®¹o: ThuyÕt minh
+ Ngoµi ra: miªu t¶, tù sù, biÓu c¶m..
IV. Câu hỏi và bài tập
Bài 1
Hãy tự xem xét việc biểu đạt trong thực tế của bản thân khi làm bài văn sở dĩ chưa đạt yêu cầu mong muốn là vì lí do trong số những lí do sau đây:
Lí do
Xác nhận
Về nội dung biểu đạt:
Ít quan tâm đến các hiện tượng, các vấn đề của đời sống.
Ít tìm hiểu, ít đọc nên thiếu kiến thức, cảm nghĩ về những điều cần biểu đạt.
Chưa chăm chỉ học các kiến thức ở trường.
Không hay quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, bàn luận, suy nghĩ và cảm xúc.
Về phương tiện biểu đạt:
Chưa nắm được mục đích, đặc điểm, tác dụng của các phương thức biểu đạt đã học.
Không luện tập thường xuyên nên lúng túng, không thành thạo, không trình bày được những điều đã biết.
Thiếu sáng tạo trong việc vận dụng các cách thức và phương pháp.
Còn yếu về các kĩ năng làm bài ( tìm hiểu đề, bố cục, diễn đạt) 
Bài 2
Anh (chị) sẽ sử dụng phương thức biểu đạt nào trong những tình huống sau đây:
a) Bố mẹ đi vắng. Có một người khách của bố mẹ đến chơi. Khi bố mẹ về, anh (chị) tìm cách nói để bố mẹ vẫn có thể nhận ra người khách đó là ai mà không cần biết tên tuổi.
b) Lớp học của anh (chị) tổ chức đi tham quan dã ngoại nhưng bố mẹ lại không đồng ý, cho rằng việc đó hại cho sức khoẻ và mất thời gian (đáng lẽ phải dành cho học tập). Anh ( chị ) phải thuyết phục như thế nào để bố mẹ đồng ý cho đi?
c. Tham quan về, anh (chị) nói lại để bố mẹ hình dung anh (chị) đã được thới một nơi đẹp đến thế nào.
d. Bà ngoại xem truyền hình, thấy nói đến hiệu ứng nhà kính, không hiểu đó là cái gì, anh (chị) nói cho bà hiểu.
e. Bạn thân của anh ( chị ) do điều kiện gia đình phải chuyển đến nơi khác. Anh ( chị ) được đề nghị viết lưu bút vào sổ tay của bạn.
Hãy viết một bài văn hoàn chỉnh theo một trong số các đề tài trên.
Bài 3
Những văn bản sau đây sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính
a) C¸o vµ giµn nho
C¸o kia dï tr¾ng hay ®en
VÉn ph­êng kho¸c l¸c vÉn tªn bÞp ®êi
§ãi meo t­ëng chÕt ®Õn n¬i
Giµn cao tr«ng thÊy nho t­¬i tèt lµnh
Nho chÝn mäng ph¬i m×nh ®á chãt
G· phong l­u n­íc bät ch¶y dµi
Kh«ng víi tíi g· chª bai
Nho xanh chØ xøng víi loµi phµm phu
Than phiÒn ch¼ng Ých h¬n ru?
 (La – ph«ng - ten)
b) Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa, nhưng là một cây sậy có tư tưởng.
 Cần gì cả vũ trụ vào hùa với nhau mới đè bẹp được cây sậy ấy? Chỉ một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì biết rằng mình chết, chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
 Vậy thì giá trị của chúng ta là ở tư tưởng
 Dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là "giàu hơn" vì trong phạm vi không gian, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm được vũ trụ.
c) Bọn xin nước vái chào nhà sư. Trên con đường đất cát khô, nồi nước tròng trành theo bước chân mau của người đầy tớ già đánh rỏ xuống mặt đường những hình ngôi sao ướt và thẫm màu. Những hình sao ướt nối nhau trên một quãng đường dài ngoằn ngoèo như lối đi của loài bò sát. Ví buổi trưa hè này là một đêm bóng trăng dãi, và ví cổng chùa Đồi Mai là một cửa non đào thì những giọt sao kia có đủ cái thi vị một cuộc đánh dấu con đường về của khách tục trở lại trần.
 Ánh nắng già dặn buổi trưa nung đốt mặt cánh đồng dưới chân đồi, làm rung rinh lớp không khí bốc từ mặt đất. Giống như vệt khói nhờ, nắng vờn qua những màu xanh bóng loáng của một dãy xóm làng cây cối im lìm. Đứng trong cổng chùa từ bề cao nhìn xuống cái thấp dưới chân mình, nhà sư già nheo nheo cặp mắt, nhìn cái nắng sáng lòa. Bọn người xin nước chỉ còn là mấy cái chấm đen, mỗi chuyển động lại làm tung lại phía sau mình một chùm cát bụi mờ mờ. 
d) Tháng năm, như một lời hẹn không đơn sai, phượng đã nở hoa đồng loạt, như son đỏ lênh loang, tràn trề, thật hào phóng và thiết tha. Kì lạ thế. Suốt cả mùa  đông giá buốt, phượng trốn lẩn ở nơi đâu? Để bây giờ cùng lúc bừng bừng trên mỗi nhánh cành gầy gùa là những thảm hoa đỏ tươi trinh nữ, nguyên thuần, như những linh thể uy nghiêm mà sống động.
      .... Ôi phượng nơi sân trường! Cuộc hội tụ náo nhiệt của cung màu mạnh nhất trong quang phổ. Phượng, cái ngôn ngữ đặc sắc, riêng biệt của mùa hè. Phượng, hoa của tuổi học đường. Hoa của tuổi hoa niên cắp sách đến trường....
           Phượng hoa của mùa thi cử.
e) Các kim tự tháp Ai Cập thuộc Cổ hay Trung vương triều đều là thượng tầng kiến trúc của các lăng mộ hoàng gia. Sự chắc chắn và đồ sộ của công trình nhằm mục đích bảo vệ thi hài của nhà vua, nhưng việc chọn lựa hình dáng kim tự tháp phải có sự nghiên cứu biểu tượng đáng kể. Kim tự tháp nhằm mục đích giúp nhà vua thăng thiên, hình dáng thường được giải thích như một đoạn đường dốc hướng lên bầu trời. Kim tự tháp cũng liên kết với các gò đất nguyên thủy hình thành do sự xáo trộn các khối nước vào thời điểm xây dựng. Ngoài ra, hình dáng kim tự tháp có thể là biểu tượng mặt trời, tượng trưng cho các tia nắng mặt trời chiếu chếch ở dạng rắn nổi lên, đôi khi nhìn thấy tia nắng chiếu xuyên qua mây. Dù sự giải thích hình dáng như thế nào, điều rõ ràng là người Ai Cập đã cố gắng xây dựng công trình cao nhất có thể, một khối lượng lớn gồm công trình bằng đá xây dựng theo hình kim tự tháp có lẽ là phương pháp thành công nhất để đạt đến ước vọng này.
Bản thân kim tự tháp chỉ là một bộ phận trong tổ hợp chôn cất hoàng gia. Mỗi kim tự tháp đều tọa lạc trong một vùng đất, bao quanh là khu đền tang lễ nằm ở cạnh phía Tây, cũng có một ngôi đền trong thung lũng gần con sông nối liền với ngôi đền phía thượng lưu bằng bờ đất đắp cao chạy dài trang trí bằng những tác phẩm chạm nổi. Bờ đất đắp cao ở kim tự tháp Khufu vẫn còn khi Herodotus tham quan Giza vào thế kỷ 5 TCN. Theo ông quan sát, hầu hết các trang trí chạm trổ trên các vách đều gây ấn tượng cũng như chính bản thân kim tự tháp.
Bài 4
Hãy viết 5 đoạn văn, đề tài tự chọn, để lần lượt kể một câu chuyện, miêu tả một phong cảnh hoặc một con người, bày tỏ cảm xúc của bản thân trước một hiện tượng đời sống, thuyết minh cho một di tích lịch sử hoặc văn hoá của địa phương và bàn luận về một vấn đề nóng hổi đang dặt ra cho trường ( lớp) của mình.
Bài 5
Đọc kĩ các đoạn văn dưới đây rồi trả lời các câu hỏi dưới:
a) Những mè, rui đã xong rồi. Người thợ mộc bắt đầu tháo gỗ. Tiếng dùi đục kêu chan chát. Những tiếng rắn chắc vang lên, lộng óc. Tôi thấy con bé bừng mắt. Nó không nhe răng ra nữa. Đôi môi nó bụm lại. Hai má nó phình ra một chút. Cứ thế, nó chẳng nói chẳng rằng, chạy bình bịch sang nhà hàng xóm. Nó định làm gì vậy? Lòng tôi thắc mắc nỗi lo không rõ rệt. Bỗng tôi nghe một tiếng trẻ con khóc nức nở và hờ:
- Mẹ ơi!
Tim tôi động một cái giống như bước hụt. Rồi nó đập loạng choạng. Tôi hơi lảo đảo. Bây giờ thì tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi được nữa. Tôi ác quá! Tôi ác quá! Tôi phải thú với tôi nhiều rồi
Phải, tôi ác quá, anh Kim nhỉ. Rồi đây, hối hận sẽ toả một bóng đen vào trong cái nhà mới của tôi, rộng rãi và sạch sẽ hơn cái trước. Những chiều đông lạnh lẽo, một con thạch sùng nấp trên một cái xà ngang, sẽ tặc lưỡi nhắc cho tôi biết: Tôi ác quá! Tôi ác quá! Nhưng mà thôi anh Kim ạ! Nghĩ ngợi làm gì nữa? Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia bị hở. Đâu phải tôi muốn tệ? Nhưng biết làm sao được? Ai bảo đời cứ khắt khe vậy? Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt gì đến ai!
b) Ấy, suýt nữa đi khỏi các thứ quà cốt bún, mà tôi quên không nói đến thứ quà bún quang trọng và đặc điểm nhất của Hà Nội băm sáu phố phường: đó là thức quà bún chả.
Một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói, ô lên Hà Nội, đã phải ứng khẩu đặt hai câu thơ như thế này, khi ngửi thấy mùi khói chả:
Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long
Bún chả là đây có phải không?
 Mà cảm hứng thế thì chí phải. Khi ngồi cuống chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm, thì ngài dễ thành thi sĩ lắm. Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều cái quyến rũ đáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng.
 Thứ bún để ăn bún chả, sợi mành và cuộn từng lá mỏng, khác với các thứ bún thường. Chả phải thịt ba chỉ, mà phải dùng cặp tre tươi nướng mới ngon. Quái, sao cái nước chấm của các hàng bún chả hàng ngon thế! Có lẽ là họ dùng nước mắm hạng vừa, nghĩa là không quá chua, cho nên thành ngon chăng? Nước chấm ấy mà điểm thêm mấy giọt chanh vào thì tuyệt: có thể thấm nhuần cả bún, cả rau, cả chả mà không mặn, không gắt như nước chấm của nhà.
 Nhưng bún chả Hà Nội đặc biệt có lẽ vì cái rau húng Láng. Vì chỉ có rau húng ở Láng là có mùi vị húng, đem trồng chỗ đất khác, sớm chậm cũng đổi ra mùi bạc hà. Viết đến đây tôi lại nhớ đến bác Tú Mỡ thường mời bạn hữu ăn và thường khoe mình là ẩn dật ngay trong rừng húng Thế cho nên bún chả thì phải là bún chả Hà Nội mới đủ vị cho người thưởng thức và phải là bún chả xưa vẫn ngồi trước đến Bạch Mã, Hàng Buồn, mới là bán hàng ngon. 
 - Trong mỗi văn bản trên đây, tác giả đã vận dụng những phương thức biểu đạt nào?
 - Phương thức biểu đạt nào giữ vai trò chủ đạo trong từng văn bản?
 - Các phương thức biểu đạt còn lại có được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau và với phương thức biểu đạt chủ đạo không? Căn cứ? 

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN BÁM SÁT- 10.doc