Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 36: Luyện tập 2 - Vũ Đức Cảnh

I. MỤC TIÊU

- HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về tìm BCNN; tìm BC thông qua tìm BCNN

- Rèn kĩ năng phân tích một số ra thừa số nguyên tố, kĩ năng tính toán tìm BCNN một cách hợp lí.

- HS biết vận dụng cách tìm BC, BCNN để giải các bài toán thực tế.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc2 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 02/04/2022 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 36: Luyện tập 2 - Vũ Đức Cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:19-11-2007 Ngày dạy:
Tiết 36 : Luyện tập 2
I. Mục tiêu 	
- HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về tìm BCNN; tìm BC thông qua tìm BCNN
- Rèn kĩ năng phân tích một số ra thừa số nguyên tố, kĩ năng tính toán tìm BCNN một cách hợp lí.
- HS biết vận dụng cách tìm BC, BCNN để giải các bài toán thực tế. 
II. Chuẩn bị của GV và HS
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A: Kiểm tra (15 phút)
Câu 1: Điền vào chỗ trống các từ thích hợp
- Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số .... ta làm như sau:
+ Phân tích mỗi số...
+ Chọn ra các thừa số...
+ Lập .... mỗi thừa số lấy với số mũ ...
- Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số .... ta làm như sau:
+ Phân tích mỗi số...
+ Chọn ra các thừa số...
+ Lập .... mỗi thừa số lấy với số mũ ...
Câu 2: 
a) Tìm xẻN biết : 70 x; 84 x và x>8
b) Tìm xẻN biết : x 70; x 84 và 0<x<500
Hoạt động 2: Luyện tập (23 phút)
Bài 156 sgk/60 và bài 193 sbt 
? Các em có nhận xét gì về nội dung của hai bài tập này?
- GV chú ý cho HS : Trong thực tế người ta có thể diến đạt một bài toán dưới các cách khác nhau do vậy trước khi làm các em cần đọc kĩ đề bài để xác định đúng dạng toán và cách giải.
- GV cho HS hoạt động theo nhóm (mỗi tổ một nhóm) khoảng 3 phút sau đó cho 2 em ở hai nhóm lên bảng tình bày lời giải.
GV cho HS tổ 3 tổ 4 nhận xét bài làm 
HS 1: đọc đề bài 156 sgk 
HS 2: đọc đề bài 193 sbt 
HS : Hai bài tập có cách diễn đạt khác nhau nhưng về nội dung thực ra cùng là một dạng giống nhau 
HS hoạt động theo nhóm 
Tổ 1, tổ 3 làm 156 
Tổ 2, tổ 4 làm 193 
- 2hs đại diện cho tổ 1, tổ 2 lên bảng trình bày lời giải 
Bài 156 sgk 
x12; x21; x28 và 150<x<300
Ta có BCNN (12,21,28) = 84 
=> BC (12;21;28) = {0;84;168...}
=> x ẻ {168;252}
Bài 193 sbt 
x là BC có ba chữ số của 63;35;105 
ta có BCNN (63;35;105) = 315 
=> BC (63;35;105) = {0;315;630;945}
=> xẻ {315;630;945}
Bài 157 sgk /60
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài để tìm cách giải 
- Giả sử: sau a ngày hai bạn An và Bách lại cùng trực nhật thì a có quan hệ gì với 10 và 12?
HS đọc đề bài 
HS : a là BCNN (10;12)
10 = 2.5
12 = 22.3 
=> BCNN(10,12) = 22.3.5 = 60 
Vậy 60 ngày thì hai bạn lại cùng trực nhật 
Bài 195 sbt 
GV tóm tắt đề bài 
? Gọi số đội viên của liên đội là a thì a có chia hết cho 2,3,4,5 không?
Số nào chia hết cho 2,3,4,5?
- GV tiếp tục cho HS hoạt động theo nhóm để giải tiếp bài 195 khoảng 4 phút 
- GV gọi 1 HS trình bày lời giải và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm 
GV ĐVĐ: Nếu xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5 đều thiếu 1 em thì ta giải bài này như thế nào? Đó là nội dung bài 196 sbt 
HS đọc đề bài 
HS : Do số đội viên của liên đội xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5 đều thừa 1 người nên a - 1 chia hết cho 2,3,4,5 
HS hoạt động theo nhóm 
- Một HS lên bảng trình bày lời giải 
Gọi số đội viên của liên đội là a 
(100 <a< 150)
Theo đề bài ta có:
a- 1 đều chia hết cho 2,3,4,5 nên 
a - 1 là BC (2;3;4;5) = 60 
=> BC (2;3;4;5) = {0;60;120;180}...
Vì 100<a<150
Nên 99 < a-1<149 
=> a-1 = 120 => a=121
Vậy số đội viên của liên đội là 121.
Hoạt động 3: Có thể em chưa biết (5 phút)
- GV giới thiệu cho HS về lịch can chi (sgk/60)
? Sau bao nhiêu năm nữa thì năm canh ngọ được lặp lại?
HS đọc phần có thể em chưa biết 
HS : 60 năm 
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Xem lại lời giải các bài tập đã chữa và nêu lại cách giải 
- Trả lời 10 câu hỏi ôn tập chương I sgk/61 vào vở bài tập 
- Làm bài 158 sgk ; 159, 160,161 sgk 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_36_luyen_tap_2_vu_duc_canh.doc