Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 5: Luyện tập - Vũ Đức Cảnh

I. MỤC TIÊU

- Về kến thức: Củng cố các kiến thức cơ bản về tập hợp, cách viết tập hợp, số phần tử của tập hợp, tập hợp con, số lẻ, số chẵn.

- Về kỹ năng: HS được rèn luyện cách viết tập hợp , tính số phần tử của một tập hợp , sử dụng các ký hiệu một cách thành thạo

- Về thái độ : Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác khi làm toán

 

doc2 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 5: Luyện tập - Vũ Đức Cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 08-09-2007	Ngày dạy: 14-09-2007
Tiết 5
Luyện tập
I. Mục tiêu 
- Về kến thức: Củng cố các kiến thức cơ bản về tập hợp, cách viết tập hợp, số phần tử của tập hợp, tập hợp con, số lẻ, số chẵn.
- Về kỹ năng: HS được rèn luyện cách viết tập hợp , tính số phần tử của một tập hợp , sử dụng các ký hiệu một cách thành thạo 
- Về thái độ : Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác khi làm toán 
II. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A: Kiểm tra 
GV nêu câu hỏi kiểm tra 
Câu 1: Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Thế nào là một tập rỗng? Lấy ví dụ về các tập hợp tương ứng với số phần tử vừa nêu?
Câu 2: Nêu khái niệm về tập hợp con ? Hai tập hợp bằng nhau
Chữa bài 20( SGK)
HS 1 lên bảng trả lời miệng và viết các tập hợp lên bảng
HS 2 trả lời miệng 
Sau đó chữa bài tập 20(SGK)
Đáp số
a) 15 ẻA
b) {15} èA
c) {15,24} =A 
B. Luyện tập 
1. Số lẻ - số chẵn
* GV giới thiệu số chẵn số lẻ như bài tập 22(SGK)
Lấy ví dụ về 2 số chẵn liên tiếp, hai số lẻ liên tiếp 
* Củng cố : Làm bài tập 22
GV cho 4 HS lên bảng mỗi em làm một phần 
* GV giới thiệu cách ghi số chẵn , cách ghi số lẻ ở dạng tổng quát
- số chẵn 2n (nẻN)
- Số lẻ 2n+1 (nẻN)
HS ghi bài 
HS nêu ví dụ
HS 1 làm câu a
Hs2 làm câu b
HS 3 làm câu c
HS 4 làm câu d
đáp số
A) C={0;2;4;6;8}
b) L= {11;13;15;17;19}
c) A={18;20;22}
d) B= {25;27;29;31}
2. Cách tính số phần tử của một tập hợp 
*Gv nêu 2 ví dụ 
- Ví dụ 1: Tập hợp A= {8;9;10;...20}
Có 20-8+1=13phần tử
- Ví dụ 2:Tập hợp C={8;10;12;...30}
Có (30-8):2+1=12 phần tử
*GV cho 2 HS nhận xét về các phần tử của mỗi tập hợp A; C
* GV giới thiệu cách tính số phần tử tổng quát của các tập hpj 
- tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b-a+1 phân tử
- Tập hợp các số chẵn a đến số chẵn b có : (b-a): 2+1 phần tử
- Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (n-m):2+1 phần tử
* Củng cố :
Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau
a) B={10;11;12;...99}
b) C={15;16;17;...114}
c) D={21;23;25...99}
d) E={32;34;36...96}
HS ghi bài 
HS trả lời: ở tập hợp A các phần tử là số tự nhiên liên tiếp 
ở tập hợp C các phần tử là các số chẵn liên tiếp
HS: Ghi bài
HS 1: lên bảng làm câu a
Đáp số : 99-10+1phần tử
HS 2 làm câu b
đáp số 114-15+1=100 phần tử
HS 3 làm câu c
đáp số : (99-21):2+1=40 phần tử
HS 4 làm câu d
đáp số:(96-32):2+1= 33 phần tử
3. Làm bài 24(SGK)
*GV giới thiệu đề bài và yêu cầu HS làm bài 
Đáp số
A={0;1;2;3...10}
B= {0;2;4;6;...}
N= {1;2;3;4;...}
HS 1 hãy viết các tập hợp A,B,N dưới dạng liệt kê các phần tử
HS 2: Dùng ký hiệu để thể hiện quan hệ của các tạp hợp A,B,N với N
C- Củng cố 
* thế nào là số chẵn , số lẻ?
- Làm bài tập 
Cho tập hợp A={1;2;3}
Trong các cách viết sau, cách viết nào đúng cách viết nào sai?
Cách viết sai
D- Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo vở ghi 
- Làm bài tập 25( SGK) và bài tập sau
- Cho tập hợp M={a;b;c}
- Viết các tập hợp con của tập hợp M sao cho mỗi tập hợp có 2 phần tử

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_5_luyen_tap_vu_duc_canh.doc
Bài giảng liên quan