Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 19: Ôn tập chương 1 - Hoàng Xuân Huệ
A- Mục tiêu bài giảng.
- Kiến thức:
Qua bài giảng gv hướng dẫn học sinh hệ thống được kiến thức cơ bản của chương I. Phép nhân và phép chia các đa thức. ( Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, bảy hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức đã sắp xếp )
- Kỹ năng:
Học sinh được rèn lại các kỹ năng giải bài tập cơ bản trong chương I ( Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, rút gọn, tính nhanh, tìm x, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức cho đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử, vận dụng linh hoạt bảy hằng đẳng thức đang nhớ vào giải bài tập, bài toán về chứng minh, chia hết ). Phương pháp trình bày khi giải một bài tập.
- Tư duy:
Rèn luyện tư duy logic, suy nghĩ cẩn thận.
B – Yêu cầu của bài dạy:
1. Kiến thức của học sinh
a- Kiến thức của học sinh về CNTT:
Học sinh nắm bắt được nội dung trình bày bài giảng của giáo viên qua máy chiếu
Học sinh biết nắm bắt sử dụng máy tính (bấm chuột hoặc kéo thả)bài tập trắc
nghiệm được sử dụng qua bài giảng
b- Kiến thức của học sinh về môn toán :
Qua bài giảng học sinh có kỹ năng nhân đơn thức với đơn thức, nhân đơn thức với
đa thức và nhân đa thức với đa thức,giải bài toán rút gọn, tính nhanh, tìm x, chia
đa thức cho đơn thức, chia đa thức cho đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử,
vận dụng linh hoạt bảy hằng đẳng thức đang nhớ vào giải bài tập, bài toán về
chứng minh, chia hết
2. Về trang thiết bị đồ dùng dạy học
Máy tính chạy hệ điều hành Windows XP2, phần mềm tin học ứng dụng văn phòng Microsof office 2003 trở lên( và chương trình Violet 1.5 nếu có) máy chiếu, mà chiếu
Giáo án Đại số 8- Hoàng Xuân Huệ Tiết 19: ÔN TẬP CHƯƠNG I (Tiết 1) Mục tiêu bài giảng. Kiến thức: Qua bài giảng gv hướng dẫn học sinh hệ thống được kiến thức cơ bản của chương I. Phép nhân và phép chia các đa thức. ( Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, bảy hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức đã sắp xếp) Kỹ năng: Học sinh được rèn lại các kỹ năng giải bài tập cơ bản trong chương I ( Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, rút gọn, tính nhanh, tìm x, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức cho đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử, vận dụng linh hoạt bảy hằng đẳng thức đang nhớ vào giải bài tập, bài toán về chứng minh, chia hết ). Phương pháp trình bày khi giải một bài tập. - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, suy nghĩ cẩn thận. B – Yêu cầu của bài dạy: 1. Kiến thức của học sinh a- Kiến thức của học sinh về CNTT: Học sinh nắm bắt được nội dung trình bày bài giảng của giáo viên qua máy chiếu Học sinh biết nắm bắt sử dụng máy tính (bấm chuột hoặc kéo thả)bài tập trắc nghiệm được sử dụng qua bài giảng b- Kiến thức của học sinh về môn toán : Qua bài giảng học sinh có kỹ năng nhân đơn thức với đơn thức, nhân đơn thức với đa thức và nhân đa thức với đa thức,giải bài toán rút gọn, tính nhanh, tìm x, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức cho đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử, vận dụng linh hoạt bảy hằng đẳng thức đang nhớ vào giải bài tập, bài toán về chứng minh, chia hết 2. Về trang thiết bị đồ dùng dạy học Máy tính chạy hệ điều hành Windows XP2, phần mềm tin học ứng dụng văn phòng Microsof office 2003 trở lên( và chương trình Violet 1.5 nếu có) máy chiếu, mà chiếu B - Chuẩn bị: Giáo viên : Máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, thước kẻ, Bài tập kiểm tra trắc nghiệm, SGK Học sinh : Được dặn dò ôn tập tốt ở nhà, trả lời được câu hỏi ôn tập chương và làm tốt bài tập ở nhà. Bang phu C – Cách thức tiến hành: Vấn đáp, trắc nghiệm, kiểm tra tổng hợp - Đặt và giải quyết vấn đề, nhóm học tập. D – Các tiến trình lên lớp: I - Tổ chức: (1’) - Giới thiệu giáo viên giám khảo dự giờ. - Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số 8C: II- Kiểm tra: (10’) Hoạt động của gv và hs Kiến thức cơ bản Em hãy kể tên những bài đã học trong chương 1? ( gọi Hs kể tên các bài học trong chương 1). Gv chiếu những vấn đề kiến thức cơ bản đã được học trong chương 1 1. Phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. 2. Những hằng đẳng thức đáng nhớ. 3. Phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm hạng tử và phối hợp nhiều phương pháp. 4. Phép chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức một biến đã sắp xếp Hoạt động của gv và hs Kiến thức cơ bản Kiểm tra nhanh Bài tập: ?1- Chọn kết quả đúng từ phép nhân đơn thức với đa thức 2x(2x2-1) từ các kết quả sau đây(gv chiếu trên màn hình bảng phụ) (gọi hs làm gv chữa luôn trên màn hình) A. 4x2-2x B. 4x3-2x C. 2x2-4x D. 2x3-4x Bài tập: ?2 - Chọn kết quả đúng từ phép nhân đa thức với đa thức (x+1)(x-y2) từ các kết quả sau đây(gv chiếu trên màn hình bảng phụ) A. x2-x-y B. x2-xy3-x+y2 C. x2-xy2+x-y2 D. -xy2+2x+y2 (gọi hs làm gv chữa luôn trên màn hình) Bài tập: ?3: Hãy ghép các đáp án A, B, C, D, E, G, H, I vào sau câu hỏi để được một đáp án đúng. (gọi hs làm gv chữa luôn trên màn hình) 1) x2-2xy+y2 = 2) (a-x)3 = 3) (x+y)(x+y)= 4) (a+x)3 = 5) x3+y3 = 6) x2-4 = 7) a3-x3 = A) a3+3a2x +3ax2 +x3 B) (x+y)( x2-yx+y2) C) (a-x)( a2+ ax +x2) D) (x-y)2 E) a3-3a2x +3ax2 -x3 G) (x-2)(x+2) H) x2+2xy+y2 Để ôn tập sâu hơn các kiên thức ở chưong I chúng ta sang nội dung chính ngày hôm nay III- Bài mới Lý thuyết(7’) Gv gọi bốn em học sinh: Hs1: Viết biểu thức tổng quát của phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. Hs2: Viết hằng đẳng thức số1, số2, số 3 HS3: Viết hằng đẳng thức số 4, số5 HS4: Viết hằng đẳng thức số 6, số7 Viết xong học sinh nhận xét đúng, sai ? Nếu sai gv sửa và kết luận chốt 7 hằngđẳng thức đáng nhớ (chiếu trên màn hình) Trong tiết 19 này chúng ta ôn tập về phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức. Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ. Các đơn vị kiến thức còn lại chúng ta ôn tập tiết 20 Bài tập: ?1 2x(2x2-1) = 4x3-2x Bài tập: ?2 (x+1)(x-y2)= x2-xy2+x-y2 Bài tập: ?3: Đáp án 1) D) E) H) A) B) G) C) Tiết 19 ÔN TẬP CHƯƠNG 1 (Tiết 1) A-Lý thuyết: 1.Phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. A(B+C) = AB+AC (A+B)(C+D) = AC+AD+BC+BD 2. Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ (A+B)2=A2+2AB+B2 (A-B) =A2-2AB+B2 A2-B2 = (A+B)(A-B) (A+B)3 =A3+3A2B+3AB2+B3 (A-B)3 = A3-3A2B+3AB2-B3 A3+B3 = (A+B)( A2-AB+B2) A3-B3 = (A-B)( A2+AB+B2) Hoạt động của gv và hs Kiến thức cơ bản (3’) -Các em đã làm 3 bài tập vận dụng đơn giản về phép nhân đơn , đa thức. Hằng đẳng thức đáng nhớ. Bây giờ thầy muốn chúng ta vận dụng linh hoạt hơn vào những bài tập thú vị hơn. Chúng ta sang phần Bài tập. Giáo viên giới thiệu phần bài tập (Chiếu lên màn hình) - gv: Em nào cho thầy biết ở chương 1 chúng ta đã được giải những dạng bài tập nào? - Gọi 1 hs: trả lời sau đó gv bổ xung giới thiệu các dạng toán cơ bản ở chương 1 (Chiếu lên màn hình ) CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP TRONG CHƯƠNG 1 - Rút gọn biểu thức (Thực hiện phép tính,nhân các đơn thức, đa thức.Chia các đơn thức đa thức đã sắp xếp) - Tính giá trị biểu thức - Tìm x - Phân tích đa thức thành nhân tử - Bài toán vận dụng tính chất chia hết ..... Trong tiết 19 này chúng ta ôn tập 3 dạng cơ bản là rút gọn biểu thức, Tính giá trị biểu thức, tìm x - Học nhóm thảo luận(10’) Gv phân công nhóm 1 và 3 làm câu a) Gv phân công nhóm 2 và 4 làm câu b) Phân công nhóm trưởng nộp bài và nhận xét Sau khi làm xong Nhóm 1 nhận xét nhóm 3 Nhóm 3 nhận xét nhóm 1 Nhóm 2 nhận xét nhóm 4 Nhóm 4 nhận xét nhóm 2 Sau khi chữa gv chốt: Câu a các em áp dụng hằng đẳng thức nào ? Thực hiện phép tính gì để rút gọn?(hằng đẳng thức số 3 và Thực hiện phép tính nhân đơn thức với đa thức) Câu b các em áp dụng hằng đẳng thức nào Thực hiện phép tính gì để rút gọn? (bình phương một tổng hai số và nâng lên luỹ thừa) (gv chiếu đề bài lên bảng)(Bài này làm 8’) Bài tập Bài tập dạng 1 : Bài tập Rút gọn biểu thức sau: (x+2)(x-2)-(x-3)(x+1) = x2-4-( x2+x-3x-3) = x2-4- x2-x+3x+3 = 2x-1 b) (2x+1)2+(3x-1)2+2(2x+1)(3x-1) = [(2x+1)+( 3x-1)]2 = (2x+1+ 3x-1)2 = (5x)2 =25x2 Bài tập dạng 2: tính nhanh giá trị biểu thức c) N= x3-3x2y+3xy2 +y3 với x=12 và y=-8 Gọi một hs lên bảng làm nếu hs không làm được gợi ý : Đây là dạng triển khai của hằng đẳng thức nào số mấy? Thu gọn vào như thế nào? Hs chữa xong gv gọi hs nhận xét và chữa bài.(Chiếu lên bảng) - Bài toán này có cách giải nào khác nữa không? (Có thể giải bằng cách thay trực tiếp x=12 và y=-8 vào biể thức tính nhưng thông thường thì chúng ta rút gọn biểu thức rồi mới thay số tính) Dạng 3: Tìm x(8’) Giáo viên mời 1 hs làm. Nếu không làm được thì gợi ý khai triển x2-4=? [(x=2)(x-2) ] - Một tích các thừa số mà bằng 0 thì các thừa số của tích ntn? (hoặc một trong các thừa số bẳng không. Sau đó ứng với mỗi thừa số bằng không ta tìm được x) Gọi một hs câu b? Nếu không làm được gv gợi ý khai triển (x+2)2 và thu gọn hđt (x+2)(x-2) rồi ước lược giải (gv chiếu lên màn hình lời giải) Gv chốt lại kiến thức giải dạng 3: vận dụng phép nhân và hằng đẳng thức số 1 và 3 đi tìm x Khai thác thêm: Câu b) em nào có cách giải khác không? Gv gợi ý trong câu b có nhân tử chung là gì (x+2) ta có thể đặt nhân tử chung không? biến đổi đưa về ước lược ta cũng làm được. Các em về nhà làm nốt câu b) bằng phương pháp đặt nhân tử chung. vậy một bài toán có nhiều cách giải khác nhau? Đi tìm lời giải một bài toán có nhiều phương án khác nhau. vậy ngày hôm nay chúng ta học cách giải 3 dạng toán khác nhau là Rút gọn Tính nhanh Tìm x N=(x-y)3 Với x=12 và y=-8 thì N= [ 12-(-8) ]3 N=(12+8)3 N=203 N=8000 Vậy giá trị biểu thức N=8000 khi x=12 và y=-8 Bài tập dạng 3 : Tìm x hoặc x = 0 hoặc x+2 = 0 hoặc x-2 = 0 vậy x = 0 hoặc x = -2 hoặc x = 2 Vậy x=-2 Hoạt động của gv và hs Kiến thức cơ bản IV - Củng cố(2’) GV chốt đơn vị kiến thức lý thuyết đã học và các dạng bài tập – cách giải các dạng bài tập đã chữa (Gv chiếu lên màn hình đơn nội dung kiến thức học tiết 19) Liên hệ bài học với kiến thức thực tế: Cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật trong thực tế cho nhanh, vận dụng vào tính tính toán trong cuộc sống hàng ngày, V - Hướng dẫn về nhà(3’) Về nhà ôn tiếp phần lý thuyết chương 1 Xem lại cách giải các dạng bài tập đã chữa làm các bài tập tương tự SGK tr 33 Làm BT 79,80,81/c SGK trang 33 Làm BT 54/a, 55/c 56/a SBT - Làm bài tập sau: hãy chuyển đa thức f(x)=x3-x2-4 thành nhân tử bằng nhiều cách khác nhau. (gợi ý : thêm vào 2x2 và -2x2 hoặc -4 +4 để biến đổi) E- Nguồn tài liệu tham khảo: Bài giảng này được soạn thảo thiết kế trên phần mềm Violet 1.5 do công ty Bạch Kim thiết kế dành riêng cho các thầy cô giáo sử dụng làm bài giảng trên lớp F- Tác dụng của việc sử dụng trình chiếu bằng phần mềm Violet 1.5. Bài giảng này đã được thử nghiệm dạy trong trường THCS Thanh Lâm B và dạy ở hội thi gv dạy giỏi HKI năm học 2008-2009 do PGD Mê Linh tổ chức. Phần mềm hỗ trợ giao diện phong phú, hình ảnh trực quan đẹp, thiết kế được nhiều dạng bài tập kiểm tra gây nhiều hứng thú cho học sinh học tập và đạt hiệu quả cao hơn dạy học bằng phương pháp thông thường. Thanh Lâm ngày 20 tháng 2 năm 2009 Hoàng Xuân Huệ
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_8_tiet_19_on_tap_chuong_1_hoang_xuan_hue.doc