Giáo án Địa lí 9 - Trường THCS Ngọc Liên

I) Mục tiêu: HS cần nắm

1) Kiến thức:

- Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất, sống chủ yếu ở đồng bằng, duyên hải .

- Các dân tộc khác sống chủ yếu ở miền núi trung du.

- Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

2) Kỹ năng :

- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chính của 1 số dân tộc.

3) thái độ:

- Có tinh thần xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở nước ta.

- Liên hệ thực tế tới địa phương

II) Đồ dùng:

- Bản đồ dân cư việt nam

- Bộ ảnh đại gia đình các dân tộc việt nam, một số dân tộc ở Điện Biên

III) Hoạt động trên lớp:

1) Tổ chức: GV nhắc nhở HS 1 số yêu cầu đối với bộ môn Địa lí 9 cần phải chuẩn bị: Vở ghi + Bài tập bản đồ + SGK + Atlát Việt Nam + Các đồ dùng cần thiết để vẽ biểu đồ : thước kẻ + bút chì + com pa + thước đo độ + bút màu

2) Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS

3) Bài mới: * Khởi động: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau , với truyền thống yêu nước các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc=>Đó là nội dung bài học hôm nay.

 

doc151 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lí 9 - Trường THCS Ngọc Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
4,5
5
5,5
6
6.5
7
7,5
8
8,5
9
9,5
10
9A1
9A2
9A3
Lớp
Khá - giỏi
Trung bình
Yếu
Kém
9A1
9A2
9A3
4) Hoạt động nối tiếp:
- Nghiên cứu hoàn thiện bài thực hành 44(sgk): HS hoạt động nhóm (chia theo 3 nhóm). Mỗi nhóm hoàn thiện nội dung bài thực hành theo hệ thống câu hỏi sgk.
.
S: 8 /5/2008 Tiết 52
G: 12/5
Bài 44: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN. VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠCẤU KINH TẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Củng cố toàn bộ kiến thức cơ bản đã học về địa lí địa phương tỉnh Điện Biên.
2) Kỹ năng
- Rèn luyện các kỹ năng địa lí cơ bản: Đọc , phân tích các bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu.
- Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên tỉnh Điện Biên 
- Cách vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế địa phương.
II)Kiểm tra:
1) Tổ chức
2) Kiểm tra:
Hoạt đọng của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ1: Nhóm. Dựa vào kiến thức đã học về địa lí địa phương, qua thực tế cuộc sống, dựa vào sự hiểu biết và bài chuẩn bị ở nhà hãy trả lời các câu hỏi theo gợi ý trong sgk/151.
- Nhóm 1: thảo luận thống nhất ý 1
- Nhóm 2: thảo luận thống nhất ý 2
- Nhóm 3: thảo luận thống nhất ý 3
- Nhóm 4: thảo luận thống nhất ý 4
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức.
.- lũ ống vào tháng 6 năm 1990 làm thiệt hại rất lớn ở thị xã Mường Lay: Chết >200 người, hàng nghìn ha lúa và hoa màu, hàng trăm ngôi nhà bị lũ cuốn trôi.
* HĐ2: Cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
B1: Xác định dạng biểu đồ cần thể hiện
B2: Nêu quy trình vẽ biểu đồ cơ cấu
B3: Tiến hành vẽ biểu đồ
- Yêu cầu vẽ đúng , chính xác.
- Vẽ khoa học , đảm bảo tính thẩm mĩ.
- Lưu ý: Hoàn thiện biểu đồ cần ghi các trị số, có kí hiệu của từng đại lượng, tên của biểu đồ.
* HĐ3: Nhóm. Dựa vào biểu đồ vừa vẽ 
1) Hãy phân tích những biến động về cơ cấu kinh tế từ năm 2000 à 2004 ở tỉnh Điện Biên.
2) Qua sự thay đổi tỉ trọng, nhận xét về xu hướng phát triển của nền kinh tế đó. 
I) Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên:
1) Địa hình ảnh hưởng tới khí hậu - sông ngòi:
* Địa hình: 
- Thuộc miền núi Tây Bắc cao nhất nước ta. Với các dãy núi cao chạy theo hướng TB-ĐN, xen giữa là các cao nguyên đá vôi đồ sộ và các cánh đồng giữa núi.
- Địa hình bị chia cắt ngang, chia cắt sâu sâu sắc.
* Khí hậu:
- Phân hóa theo độ cao của địa hình.
- Mùa đông đến muộn, kết thúc sớm (3 tháng)
- Mùa hè đến sớm có gió tây khô nóng.
- Chia 2 mùa: 1 mùa mưa và 1 mùa khô
* Sông ngòi:
- Chảy theo hướng TB-ĐN.
- Có độ dốc lớn, lắm thác ghềnh. 
2) Khí hậu ảnh hưởng tới sông ngòi:
- Sự phân bố mưa theo mùa dẫn đến chế độ chảy của sông theo mùa:
+ Mùa lũ trùng mùa mưa của khí hậu, lũ cao nhất vào tháng 7, tháng 8.
+ Mùa cạn trùng mùa khô của khí hậu.
- Mưa tập trung 1 mùa dẫn đến mùa mưa sông thường gây lũ lớn như lũ quét hoặc lũ ống gây nhiều thiệt hại cho đời sống sản xuất
3) Địa hình , khí hậu ảnh hưởng tới thổ nhưỡng:
- Thổ nhưỡng phân hóa theo độ cao của địa hình.
+ Đất phù sa cổ: hình thành ở vùng trũng thấp giữa núi hoặc ven sông suối.
+ Đất Feralit: chia thành các vành đai từ chân -> đỉnh núi: Đất Feralit đỏ vàng chân núi, đất Feralit vàng đổ giữa núi, đất mùn núi cao.
- Lớp đất thường mỏng , dễ bị rửa trôi , xói mòn về mùa mưa.
4) Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật:
- Thực động vật đa dạng phức tạp:
+ Phân hóa thành các đai thực vật theo độ cao của địa hình từ chân đến đỉnh núi: Rừng nhiệt đới -> rừng cận nhiệt-> rừng ôn đới trên núi cao.
+ Có nhiều kiểu rừng khác nhau: rừng thường xanh quanh năm , rừng mưa mùa nửa rụng lá, rừng tre nứa, trảng cỏ cây bụi, rừng ngập mặn ven biển,
+ Động vật phong phú có nhiều loài động vật quý hiếm.
II) Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Phân tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của địa phương:
1) Bài tập: Dựa vào bảng số liệu sau:
Cơ cấu tổng sản phẩm các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2000-2004 (đơn vị %)
Ngành
2000
2002
2004
N-L-NN
41,77
39,73
37,89
CNXD
20,17
25,26
29,09
Dịch vụ
38,06
35,01
33,02
2) Vẽ biểu đồ cơ cấu 
- Chọn loại biểu đồ thích hợp: Cột chồng hoặc hình tròn.
* Vẽ cột chồng:
- Trục dọc:Tổng các thành phần = 100% = 10cm.
- Trục ngang: Các mốc thời gian
3) Phân tích biến động của cơ cấu kinh tế: Từ năm 2000 à 2004:
- Tỉ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm dần.
- Tỉ trọng Công nghiệp - Xây dựng tăng dần.
- Tỉ trọng Dịch vụ cao nhưng luôn biến động, có xu hướng giảm dần.
=> Xu hướng phát triển của nền kinh tế
theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Trình độ phát triển kinh tế so với cả nước: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng hóa còn chậm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô nhỏ, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
4) Đánh giá: 
1) Vẽ sơ đồ đơn giản: Thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng, động thực vật.
ĐH
SN
KH
ĐTV
Đất
2) Khoanh tròn vào ý đúng:
1) Địa hình ảnh hưởng đến đặc điểm nào của sông ngòi:
a) Hướng và độ dốc dòng chảy
b) Lượng nước và chế độ dòng chảy
c) Lưu vực sông.
d) Câu a đúng, câu b và câu c sai.
2) Khí hậu ảnh hưởng đến thành phần tự nhên:
a) Sông ngòi. c) Động thực vật
b) Thổ nhưỡng. d) Tất cả đều đúng.
3) Thành phần tự nhiên nào ảnh hưởng đến nhiều thành phần tự nhiên khác nhất:
a) Sông ngòi. c) Động thực vật
b) Thổ nhưỡng. d) Tất cả đều đúng.
4) Thành phần tự nhiên nào chịu ảnh hưởng của nhiều thành phần tự nhiên khác nhất
a) Sông ngòi. c) Động thực vật
b) Thổ nhưỡng. d) Tất cả đều đúng.
5) Hoạt động nối tiếp:
- Hoàn thiện bài thực hành.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức cơ bản của chương trình địa lí lớp 9.
Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì II
Câu1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở ĐNBộ?
Đáp
 Vùng có nhiều ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế cả trên đất liền và trên biển (bảng 31.1 sgk/113)
Câu2: Vì sao ĐNBộ lại có sức hút mạnh mẽ dối với lao động cả nước?
Đáp
 ĐNBộ có sức hút mạnh đối lao động cả nước vì: 
+ ĐNBộ có hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nhất so với cả nước.
+ Có sức hút mạnh đối đầu tư nước ngoài: Chiếm 51% so cả nước
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn => dịch vụ phát triển mạnh.
+ Thu nhập bình quân GDP/người khá cao: 527,8 nghìn đồng gần gấp 2 lần so TB cả nước (295 nghìn đồng)
+ Có nhiều điều kiện và cơ hội tìm kiếm việc làm.
Câu3: Tình hình sản xuất công nghiệp ở ĐNBộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất?
Đáp 
- Trước ngày thống nhất: Công nghiệp ở ĐNBộ phụ thuộc vào nước ngoài, chỉ phát triển một số ngành SX hàng tiêu dùng, CB lương thực, thực phẩm tập trung ở Sài Gòn, Chợ Lớn.
- Sau ngày thống nhất từ 1975 -> nay: 
+ Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
+ Cơ cấu SX khá cân đối bao gồm CN nặng, CN nhẹ và CB lương thực, thực phẩm.
+ Một số ngành CN hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển: Dầu khí, điện tử, công nghệ cao
+ TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm CN quan trọng nhất
Trong đó TP Hồ Chí Minh chiếm 50% giá trị sản lượng CNtoàn vùng.
Câu 4: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNBộ trở thành vùng SX cây công nghiệp lớn nhất cả nước?
Đáp
* ĐNBộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để trở thành vùng SX cây công nghiệp lớn nhất cả nước:
- Có địa hình thoải, có khí hậu cận xích đạo ổn định, nguồn sinh thủy tốt 
 thuận lợi SX cây CN với quy mô lớn 
- Có đất badan, đất xám rất tốt thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều,lạc, mía 
* ĐNBộ có nhiều điều kinh tế - xã hội thuận lợi:
- Có nguồn lao động dồi dào, năng động sáng tạo, có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
- Có các cơ sở công nghiệp CB sản phẩm cây công nghiệp phát triển.
- Có chính sách khuyến khích trồng cây công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa sâu
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
Câu 5: ĐNBộ có những điều kiện gì để phát triển mạnh các ngành dịch vụ?
Đáp
+ Vị trí ĐNB có nhiều thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác trong cả nước, là vùng phát triển năng động theo cơ chế thị trường, đạt trình độ cao, có lao động dồi dào, có kỹ thuật, sáng tạo. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài lớn
+ ĐNBộ có các đầu mối giao thông vận tải quy tụ nhiều tuyến đường, có cảng TP HCM tạo nên sự giao lưu trong vùng, liên vùng và Quốc tế.
+ Có dân cư đông đúc, thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
Câu6: Tại sao tuyến du lịch từ TP HCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?
Đáp
 TP HCM là TP du lịch quanh năm nhộn nhịp vì: 
+ Đây là trung tâm du lịch ở phía Nam, khách du lịch rất đông, là nơi có số dân đông thu nhập cao, các điểm du lịch liên quan Đà Lạt, Vũng Tàu, nha Trang là những nơi có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển( HT khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí), khí hậu điều hòa quanh năm rất tốt cho sức khỏe, phong cảnh đẹp.
+ TP HCM -> Đà Lạt: Nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái vùng núi.
+ TP HCM -> Vũng Tàu: Tắm biển, du lịch sinh thái biển
+ TP HCM -> Nha Trang: Tắm biển, nghỉ mát,du lịch sinh thái biển
Câu 7: Nêu những thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở dồngbằng sông Cửu Long?
Đáp
- Sơ đồ H35.2 SGK/127.
Câu 8: ĐB sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng SX lương thực lớn nhất cả nước?
Đáp
- Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi: Có diện tích đồng bằng rộng lớn gần 4triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt có khoảng 1,2 triệu ha, đất phèn, đất mặn 2,5 triệu ha. Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. Sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều nước.
- Có lao động dồi dào, có kinh nghiệm SX lương thực.
- Có cơ sở hạ tầng nông nghiệp khá hoàn thiện. Chính sách nông nghiệp khuyến khích SX theo hướng Nông nghiệp hàng hóa.
- Có các cơ sở chế biến lương thực phát triển rộng khắp trong vùng.
- Có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.

File đính kèm:

  • docĐỊA LÍ 9-CẢ NĂM-THEO CHUẨN KTKN.doc