Giáo án Địa lý 8 tuần 22

BÀI 18. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM PU CHIA

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Tập hợp các tư liệu, sử dụng chúng để tìm hiểu địa lí của một quốc gia

- Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản.

2. Kĩ năng

Phân tích, đọc bản đồ, lược đồ , thông tin để trình bày kiến thức.

3. Thái độ

Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập. Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Hình sgk. Bản đồ tự nhiên của Lào và Campuchia treo tường.

- HS: Sưu tầm tư liệu , sách giáo khoa và atlat địa lí.

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TUẦN: 22	Môn: Địa Lí 8
Tiết: 24	
Ngày soạn: 
BÀI 18. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM PU CHIA
I. Mục tiêu
Kiến thức
- Tập hợp các tư liệu, sử dụng chúng để tìm hiểu địa lí của một quốc gia
- Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản.
Kĩ năng
Phân tích, đọc bản đồ, lược đồ , thông tin để trình bày kiến thức.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập. Yêu thích môn học.
Chuẩn bị
- GV: Hình sgk. Bản đồ tự nhiên của Lào và Campuchia treo tường. 
- HS: Sưu tầm tư liệu , sách giáo khoa và atlat địa lí.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Gv giới thiệu kiến thức và nguồn tư liệu để trình bày kiến thức
Dạy bài mới
Giới thiệu bài : Tóm tắt nội dung và phương pháp thực hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Hướng dẫn hs thu thập thông tin
Gv cho học sinh tìm hiểu thông tin kênh chữ SGK, hình 18.1 và hình 18.2
Hoạt động 2. Thực hành viết báo cáo về Lào và CamPuChia
GV cho Hs chia thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm chia thành các nhóm nhỏ từ 3-4 hs
Nhóm 1. Viết Báo cáo về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Lào
Nhóm 2. Viết Báo cáo về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Cam Pu Chia
Gv chuẩn sát và kết luận
Hs thu thập thông tin, hoạt động cả lớp
Hs chia nhóm 4 hs thảo luận nhóm 15-20 phút, thống nhất và báo cáo, nhận xét, bổ sung. Cần đạt:
Lào:
1. Vị trí địa lí:
- Diện tích: 236800Km2
- Thuộc bán đảo trung Ấn ( bán đảo đông dương), giáp Việt Nam ở phía Đông, Trung Quốc, Mi An ma ở phía Bắc, Thái Lan phía Tây và Cam puchia phía Nam.
- Không giáp biển nên liên hệ với các nước qua đường bộ, đường sông ( Mê công) muốn ra biển phải qua cảng miền trung của Việt Nam.
2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. Các dãi núi có hướng Đông Bắc-Tây Nam ; Bắc-Nam một số ở phía Đông có hướng Tây Băc-Đông Nam; núi tập trung ở miền Bắc; Các cao nguyên: Xiêng-khoảng; Khăm muộn; Tà-ôi; Bô-lô-ven; Đồng bằng chỉ chiếm 10%
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Mê công là hệ thống sông lớn, chỉ có một đoạn nhỏ chảy vào đất Lào
- Nhận xét:
 + Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê công giàu nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.
 + Khó khăn: không có đường biên giới biển, ít diện tích đất canh tác do địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, mùa khô thiếu nước
Cam Pu Chia:
1. Vị trí địa lí:
- Diện tích: 181000Km2
- Thuộc bán đảo trung Ấn ( bán đảo đông dương), giáp Việt Nam ở phía Đông, Đông Nam;Lào phía Đông Bắc, Thái Lan phía Bắc và Tây Bắc; Vịnh Thái Lan phía Nam.
- Liên hệ với nước ngoài cả đường biển, đường sông và đường bộ
2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng( 75%), Các dãy núi và cao nguyên ở vùng biên giới.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm gần giống miền Nam Việt Nam
- Mê công , Tông lê sáp và biển hồ 
- Nhận xét:
 + Thuận lợi: đồng bằng chiếm diện tích lớn, khí hậu nóng quanh năm, có sông lớn và biển hồ vừa cung cấp nước vừa cung cấp cá
 + Khó khăn: mùa khô thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.
Lào:
1. Vị trí địa lí:
- Diện tích: 236800Km2
- Thuộc bán đảo trung Ấn ( bán đảo đông dương), giáp Việt Nam ở phía Đông, Trung Quốc, Mi An ma ở phía Bắc, Thái Lan phía Tây và Cam puchia phía Nam.
- Không giáp biển nên liên hệ với các nước qua đường bộ, đường sông ( Mê công) muốn ra biển phải qua cảng miền trung của Việt Nam.
2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. Các dãi núi có hướng Đông Bắc-Tây Nam ; Bắc-Nam một số ở phía Đông có hướng Tây Băc-Đông Nam; núi tập trung ở miền Bắc; Các cao nguyên: Xiêng-khoảng; Khăm muộn; Tà-ôi; Bô-lô-ven; Đồng bằng chỉ chiếm 10%
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Mê công là hệ thống sông lớn, chỉ có một đoạn nhỏ chảy vào đất Lào
- Nhận xét:
 + Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê công giàu nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.
 + Khó khăn: không có đường biên giới biển, ít diện tích đất canh tác do địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, mùa khô thiếu nước
Cam Pu Chia:
1. Vị trí địa lí:
- Diện tích: 181000Km2
- Thuộc bán đảo trung Ấn ( bán đảo đông dương), giáp Việt Nam ở phía Đông, Đông Nam;Lào phía Đông Bắc, Thái Lan phía Bắc và Tây Bắc; Vịnh Thái Lan phía Nam.
- Liên hệ với nước ngoài cả đường biển, đường sông và đường bộ
2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng( 75%), Các dãy núi và cao nguyên ở vùng biên giới.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm gần giống miền Nam Việt Nam
- Mê công , Tông lê sáp và biển hồ 
- Nhận xét:
 + Thuận lợi: đồng bằng chiếm diện tích lớn, khí hậu nóng quanh năm, có sông lớn và biển hồ vừa cung cấp nước vừa cung cấp cá
 + Khó khăn: mùa khô thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.
Thu hoạch:
Hs hoàn thành báo cáo theo nhó đã phân công.
Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn hs hoàn thành bài thu hoạch.
Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet
Hướng dẫn chuẩn bị bài tiếp theo bài 19.
Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
.. 
TUẦN: 22	Môn: Địa Lí 8
Tiết: 25	
Ngày soạn: 
PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM
BÀI 22. VIỆT NAM- ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
I. Mục tiêu
Kiến thức
Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
Kĩ năng
Xác định vị trí nước ta trên bản đồ thế giới.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.
II.Chuẩn bị
- GV: Bản đồ các nước trên thế giới; bản đồ khu vực Đông Nam Á. 
 - HS: Sưu tầm tư liệu , sách giáo khoa và atlat địa lí.
III.Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Nhận xét bài thức hành thu hoạch
Dạy bài mới
Giới thiệu bài : theo SGK
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu , xác định Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Gv cho học sinh tìm hiểu thông tin kênh chữ SGK, lược đồ 17.1và bản đồ thế giới. 
? xác định vị trí của VN trên bản đồ thế giới?
? VN gắn liền với châu lục và đại dương nào?
Gv chuẩn xác và kết luận
? VN có đường biên giới chung trên đất liền và trên biển với những quốc gia nào?
Gv chuẩn xác và kết luận
Gv cho hs chia nhóm 2 hs thảo luận nội dung sau:
? Em hãy chứng minh VN mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á?
Gv chuẩn xác và kết luận.
? VN gia nhập Asean vào năm nào?VN đã có những đóng góp gì?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
GV cho Hs tìm hiểu thông tin kênh chữ sgk 
? Nhận xét sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1?
Gv chuẩn xác và kết luận và bổ sung
?Em hãy cho biết một số thành tựu nổi bất của nền kinh tế- xã hội nước ta trong thời gian qua?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách học địa lí Việt Nam
Gv cho hs tìm hiểu kênh chữ sgk.
? Học tốt địa lí việt Nam , em học như thế nào?
Gv kết luận
GV cho 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hs thu thập thông tin, hoạt động cả lớp (3-4 phút )
Tl: Hs xác định cá nhân trên bản đồ TG
Tl: - VN gắn với lục địa Á-Âu, nằm ở phía Đông bán đảo đông dương và nằm gần trung tân Đông Nam Á.
Tl : Phía Bắc giáp trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam Pu Chia, phía đông giáp biển đông.
Hoạt động cả lớp 2 phút và chia nhóm 2 hs thảo luận, báo cáo nhận xét và bổ sung. Cần đạt:
- Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Văn hóa: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực.
- Lịch sử: là lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
Tl: Là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á ( Asean) năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần xây dựng Asean ổn định, tiến bộ và thịnh vượng
 Hoạt động cả lớp 2 phút
Tl: Chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa
Tl: - Thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế từ 1986
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định. Phát triển theo định hướng công nghiệp hóa...
Hs tự nêu
1-2 HS đọc rõ, to
1. Việt Nam trên bản đồ thế giới
- VN là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
 - VN gắn với lục địa Á-Âu, nằm ở phía Đông bán đảo đông dương và nằm gần trung tân Đông Nam Á.
- Phía Bắc giáp trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam Pu Chia, phía đông giáp biển đông
- VN mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á:
 + Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
 + Văn hóa: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực.
 + Lịch sử: là lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
 + Là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á ( Asean) năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần xây dựng Asean ổn định, tiến bộ và thịnh vượng
2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
- Chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa
- Thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế từ 1986
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định. Phát triển theo định hướng công nghiệp hóa...
3. Học địa lí Việt Nam như thế nào?
SGK
Củng cố:
Câu 1: Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năn ( 2001-2010)?
Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn hs học bài
- Hướng dẫn hsinh làm tiếp bài tập 3 sgk.
- Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet
- Hướng dẫn chuẩn bị bài 23.
- Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
.. 
Duyệt 
	Vũ Thị Ánh Hồng 

File đính kèm:

  • docĐia 8 T22.doc