Giáo án Địa lý 8 tuần 30
BÀI 32. CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa
- Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất của Việt Nam.
2. Kĩ năng
Đọc bản đồ khí hậu Việt Nam
Đọc và phân tích bảng số liệu sgk.
ồ khí hậu Việt Nam Đọc và phân tích bảng số liệu sgk. Thái độ Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập. Có ý thực bảo vệ bầu không khí không bị ô nhiễm II. Chuẩn bị - GV: Bản đồ khí hậu VN. - HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh Kiểm tra bài cũ Câu 1. Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? Câu 2. Chứng minh khí hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường? Dạy bài mới. Giới thiệu: Theo tiêu đề sgk. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung. Hoạt động 1 ( GV sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hướng dẫn các hướng gió ) Dựa vào kiến thức thực tế và SGK cho biết diễn biến khí hậu, thời tiết của 3 miền khí hậu trong mùa đông ở nước ta? ( GV theo dõi, chuẩn xác kiến thức ) Phân tích sự khác nhau về nhiệt độ, lượng mưa trong các tháng mùa đông (11-4) ở 3 trạm? - Nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông? Hoạt động 2 - Nhận xét nét đặc trưng khí hậu, thời tiết các miền trong muà hè? ( GV theo dõi kết quả thảo luận, chuẩn xác kiến thức ) Dựa vào bảng 31.1 nhận xét: nhiệt độ, lượng mưa từ tháng 5 đến 10 trên toàn quốc? Tại sao nhiệt độ tháng cao nhất lại có sự khác biệt? - Mùa hạ có những dạng thời tiết nào đặc biệt? Tác hại? Cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào? Thời gian xuất hiện, kết thúc, địa điểm xuất hiện đầu tiên? Thời gian xuất hiện cuối cùng? Sớm nhất tháng nào? Muộn nhất tháng nào? - Giữa 2 mùa chuyển tiếp đó là mùa gì? Hoạt động 3 Bằng kiến thức đã học và thực tế cho biết những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất và đời sống con người? ( HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức cho ghi ) TÍCH HỢP GDMT ? Để hạn chế tác hại hay khó khăn do khí hậu mang đến theo em cần làm gì? Gv cho hsinh đọc ghi nhớ 2 hs / cặp Đại diện nhóm trả lời - Hà Nội: gió mùa ĐB nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,40C; mưa: 18,6mm, hanh khô, lạnh giá, có mưa phùn - Huế: gió mùa ĐB, nhiệt độ trung bình tháng 1: 200C; mưa 161,3mm, mưa lớn, mưa phùn - TPHCM: Tín phong ĐB nhiệt độ (1) 25,80C, mưa 13,8mm, nắng, nóng, khô hạn (dùng bảng số liệu 31.1 gk) Hà Nội: nhiệt độ tb thấp nhất, HCM cao nhất; lượng mưa ở Hà Nội ít, Huế nhiều từ tháng 9 đến 12; HCM mưa ít Thảo luận 2 hs/cặp - Hà Nội: gió ĐN, nhiệt độ tb tháng 7: 28,90C; mưa 288,2 mm: mưa rào, bão - Huế: gió Tây và Tây Nam, nhiệt độ tb tháng 7: 29,40C; mưa 95,2mm: gió Tây khô nóng, bão - HCM: gó TN, nhiệt độ tb (7): 27,10C; mưa 293mm: mưa rào, mưa dông Nhiệt độ >250C, lượng mưa 80% mưa cả năm Do Trung Bộ tháng 7 có ảnh hưởng gió Tây khô nóng Có nóng Tây Nam (Lào), mưa ngâu, bão Dựa bảng 32.1 Bão xuất hiện từ tháng 6 đến 11, miền B (Quảng Ninh đến Nghệ An) xuất hiện từ tháng 6 đến 9, cuối cùng Vũng Tàu đến Cà Mau từ tháng 10 đến 11. Sớm nhất tháng 6, muộn nhất tháng 11 Mùa xuân và thu, ngắn rõ nét Thảo luận 2 hs/cặp - Thuận lợi: cho SV phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả; trồng 2,3 vụ lúa.. - Khó khăn: + Rét đậm, rét hại, sương giá, sương muối về mùa đông + Hạn hán về mùa đông, Bắc Bộ, nắng nóng khô hạn cuối đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên + Bão, lũ lụt, sâu bệnh phát triển Tl: Cần có ý thức bảo vệ MT 1-2 hsinh đọc ghi nhớ I. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11-4: (mùa đông) - Gió mùa ĐB tạo nên mùa đông lạnh giá, mưa phùn ở miền B và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam II. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5-10 (mùa hạ) - Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra, phổ biến trên cả nước - Mùa hè có dạng thời tiết đặc biệt: gió Tây, mưa ngâu - Mùa bão nước ta từ tháng 6-11, chậm dần từ B vào N, gây tai hại lớn về người và của III. Những thuận lợi và khó khăn do thời tiết khí hậu mang lại: 1. Thuận lợi: SV nhiệt đới phát triển quanh năm - Tăng vụ, xen canh 2. Khó khăn: sâu bệnh phát triển, thiên tai thời tiết có hại nhiều (bão lũ, hạn hán, sương muối, sương giá, xói mòn, xâm thực đất) Củng cố Câu 1. Nước ta có mấy mùa khí hậu? nêu khí hậu đặc trưng từng mùa của nước ta? Câu 2. Trong mùa gió đông bắc,thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam bộ có gì giống nhau? Vì sao? 5. Hướng dẫn về nhà - Hướng dẫn hs học bài - Trả lời câu hỏi sgk - Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet - Hướng dẫn chuẩn bị bài 33 - Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng TUẦN: 30 Môn: Địa Lí 8 Tiết : 41 Người soạn: Phạm Minh Thủ Ngày soạn: 17/03/2012 Ngày dạy: 23/03/2012 BÀI 33. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam - Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ sông ngòi Việt Nam 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập. - Có ý thức bảo vệ và khai thác nguồn lợi từ sông ngòi một cách hiệu quả. II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ sông ngòi Việt Nam HS: Xem sgk và Át Lát địa lí VN III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh và sự chuẩn bị của Hs 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Nước ta có mấy mùa khí hậu? nêu khí hậu đặc trưng từng mùa của nước ta? Câu 2. Trong mùa gió đông bắc,thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam bộ có gì giống nhau? Vì sao? 3. Bài mới: Giới thiệu : theo tiêu đề SGK. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung. Hoạt động 1 * GV sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam giới thiệu về mạng lưới sông ngòi của nước ta - Nhóm 1: Đặc điểm mạng lưới của sông ngòi Việt Nam. Tại sao nước ta có nhiều sông nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn dốc? Nhóm 2: Đặc điểm hướng chảy sông ngòi Việt Nam? Vì sao đại bộ phận sông ngòi chảy theo hướng TB-ĐN và đều đổ ra biển Đông? Nhóm 3: Đặc điểm mùa nước của sông ngòi Việt Nam? Vì sao sông ngòi có 2 mùa nước khác nhau rõ rệt? Cho biết mùa lũ trên các sông có trùng nhau không và vì sao có sự khác biệt ấy? §¹i diÖn c¸c nhãm: Đặc điểm phù sa của sông ngòi Việt Nam? Cho biết phù sa lớn đã có những tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long? ( GV: chế độ mưa, mùa lũ có liên quan đến thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới từ tháng 8 – 10 chuyển dịch dần từ đồng bằng Bắc Bộ vào đồng bằng Nam Bộ Hoạt động 2 Nhóm 1: nêu giá trị của sông ngòi TÍCH HỢP TK-NL HIỆU QUẢ – Nhóm 2: nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt? - Tận dụng phù sa bón ruộng - Tận dụng thủy sản tự nhiên cải thiện đời sống, phát triển kinh tế TÍCH HỢP GDMT Nhóm 3: Nguyên nhân làm ô nhiễm sông ngòi? *C¸ nh©n: Tìm hiểu một số biện pháp chống ô nhiễm nước sông GV yêu cầu cả lớp tham gia ý kiến 4 câu trên GV nhận xét, đánh giá, kết luận Trên lược đồ sông ngòi Sgk + xác định các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Ialy, Thác Bà, Dầu Tiếng trên bản đồ tự nhiên? Các hồ này nằm trên các sông nào? Hs đọc ghi nhớ Thảo luận nhóm 5’ Chia lớp 3 tổ / 3 nhóm Mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung theo yêu cầu của GV Do ¾ diện tích là đồi núi, đồi núi ăn lan ra biển nên dòng chảy dốc, lũ nhanh và do địa hình hẹp ngang.. Do cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ TB xuống ĐN Mùa lũ trùng mùa gió TN, mùa hạ có lượng mưa lớn chiếm 80% cả năm , mùa mưa không trùng nhau vì chế độ mưa mỗi khu vực khác nhau Thiên nhiên: bồi đắp phù sa, đất màu mỡ, đời sống cư dân: phong tục tập quán, lịch canh tác nông nghiệp.. Đại diện nhóm trả lời GV theo dõi bổ sung, cho ghi ý chính Thảo luận nhóm 4’ 3 tổ / 3 nhóm - Khai thác tổng hợp + Hồ chứa nước: thủy điện, thủy lợi, thủy sản, du lịch (Hồ Hòa Bình) + Chung sống với lũ ở ĐB sông Cửu Long, tận dụng nguồn nước để thâu chua rửa mặn, nuôi thủy sản, phát triển giao thông, du lịch - Nước thải, chất thải của sản xuất CN, NN, dịch vụ và sinh hoạt - Vật liệu chìm đắm cản trở - Đánh bắt thủy sản bằng điện, bằng hóa chất - Hồ Hòa Bình: S. Đà - Hồ Trị An: S.Đồng Nai - Hồ Ialy: S.Xêxan - Hồ Thác Bà: S.Chảy - Hồ Dầu Tiếng: S. Sài Gòn 1-2 hsinh đọc ghi nhớ I. Đặc điểm chung: a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng trên cả nước: - Có 2.360 dòng sông 93% là sông nhỏ và ngắn - Sông lớn là sông Hồng và sông Mêcông b. Hướng chảy chính là hướng TB-ĐN và vòng cung: - Hướng TB-ĐN: sông Hồng, SĐà, STiền, SHậu, SMã.. - Hướng vòng cung: SLô, SGâm, SCầu, SThương, SLục Nam c. Sông ngòi nước ta có: - 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn: mùa lũ lượng nước tới 70-80% lượng nước cả năm d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn TB 223g/m3 - Tổng lượng phù sa mang theo dòng nước 200triệu tấn / năm Sông Hồng 120triệu tấn / năm Sông Cửu Long 70triệu tấn / năm II. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông - Sông ngòi Việt Nam có giá trị lớn về nhiều mặt - Biện pháp khai thác tổng hợp: xây dựng công trình htủy lợi, thuỷ điện, giao thông, thủy sản, du lịch - Chống ô nhiễm: + Bảo vệ rừng đầu nguồn + Xử lý các nguồn rác, chất thải sinh hoạt và CN dịch vụ + Bảo vệ khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi 4. Củng cố Câu 1. Nêu đặc điểm chung của sông ngòi VN? Câu 2. Nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm sông, liên hệ thực tế ở địa phương. 5. Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn hs học bài Hướng dẫn hsinh làm bài tập 3- vẽ biểu đồ cột Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet Hướng dẫn chuẩn bị bài tiếp theo bài 34. Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm . Ký Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng
File đính kèm:
- Đia 8 T30 (2).doc