Giáo án Địa lý 8 tuần 34
BÀI 39. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được 4 đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam.
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ tự nhiên hoặc Atlat địa lí Việt Nam để nhận biết:
+ Sự phân bậc độ cao địa hình.
+ Các hướng gió chính
+ Các dòng biển, các dòng sông lớn của nước ta.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy địa lí tổng hợp thông qua việc củng cố và tổng kết kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên.
TUẦN: 34 Môn: Địa Lí 8 Tiết : 48 Ngày soạn: BÀI 39. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được 4 đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam. - Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội nước ta. 2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ tự nhiên hoặc Atlat địa lí Việt Nam để nhận biết: + Sự phân bậc độ cao địa hình. + Các hướng gió chính + Các dòng biển, các dòng sông lớn của nước ta. - Rèn luyện kĩ năng tư duy địa lí tổng hợp thông qua việc củng cố và tổng kết kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên. 3. Thái độ Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập. II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ tự nhiên VN HS: Xem sgk và Át Lát địa lí VN III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh và sự chuẩn bị của Hs 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Chứng minh tài nguyê sinh vật nước ta có giá trị về các mặt sau: Phát triển kinh tế-xã hội , nâng cao đời sống Bảo vệ MT sinh thái Câu 2. Những nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta?. 3. Bài mới: Giới thiệu : Theo tiêu đề SGK Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm Tại sao thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm? Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiện qua các thành phần tự nhiên như thế nào? Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống như thế nào? Theo em ở vùng nào, mùa nào tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất? Hoạt động 2: Việt Nam là một đất nước ven biển (GV sử dụng bản đồ ĐNÁ để khẳng định vị trí phần đất liền và vùng biển Việt Nam) Ảnh hưởng của biển tới toàn bộ thiên nhiên Việt Nam như thế nào? Là đất nước ven biển, Việt Nam có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế? Hoạt động 3: Việt Nam là xứ sở của ảnh quan đồi núi - Đặc điểm nổi bật của tự nhiên nước ta là gì? Cho biết tác động của đồi núi tới tự nhiên nước ta? Miền núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế? Hoạt động 4: Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp. Cảnh quan tự nhiên thay đổi từ Đ sang T, từ thấp lên cao, từ N ra B như thế nào? GV phân tích đđ trên Sự phân hóa đa dạng tạo thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển KT-XH? Gv cho hsinh ñoïc ghi nhôù Do vị trí địa lý của nước ta - Khí hậu: quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều.. - Địa hình: lớp vỏ phong hóa dày - Thủy chế sông ngòi: 2 mùa nước khác nhau - TĐV: phong phú, đa dạng Thuận lợi: điều kiện nóng ẩm, cây trồng phát triển quanh năm Khó khăn: hạn hán, lũ lụt Ở miền Baéc vào mùa đông Sử dụng bản đồ ĐNÁ Địa hình kéo dài, hẹp bề ngang, biển ảnh hưởng sâu vào đất liền Thuận lợi: du lịch, an dưỡng, nghỉ ngơi, tài nguyên khoáng sản phong phú, hệ sinh thái ven biển phát triển Nổi bật là đồi núi chiếm ¾ diện tích, tác động tới mạng lưới sông, bồi tụ đồng bằng, cung cấp tài nguyên khoáng sản.. Thuận lợi: đất đai rộng tài nguyên khoáng sản giàu có Khó khăn: địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, giao thông không thuận lợi, dân cư ít, phân tán Hoạt động nhóm Đại diện nhóm trình bày Nhóm khác nhận xét bổ sung. Thuận lợi: thiên nhiên đa dạng, đẹp..phát triển du lịch sinh thái, tài nguyên là nguồn lực phát triển kinh tế toàn diện Khó khăn: thiên tai, môi trường sinh thái dễ biến đổi 1-2 hsinh ñoïc ghi nhôù 1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam 2. Việt Nam là một đất nước ven biển: - Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc, duy trì, tăng cường tính chất nóng ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam. 3. Việt Nam là xứ sở của ảnh quan đồi núi: - Nước ta có nhiều đồi núi - Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hóa mạnh của các điều kiện tự nhiên 4. Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp: - Do đặc điểm vị trí địa lý, lịch sử phát triển tự nhiên, chịu tác động nhiều hệ thống tự nhiên nên thiên nhiên phân hóa từ Đông sang Tây, từ thấp đến cao, từ B vào N tạo nhiều thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển KT-XH. 4. Củng cố Câu 1. Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào ? Câu 2. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên VN ? Câu 3. Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta ? cho ví dụ 5. Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn hs học bài Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet Hướng dẫn chuẩn bị bài tiếp theo bài 40. Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng TUẦN: 34 Môn: Địa Lí 8 Tiết : 49 Ngày soạn: BÀI 40. THỰC HÀNH: ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Rèn luyện kĩ năng tư duy địa lí tổng hợp thông qua việc củng cố và tổng kết kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên. 2. Kỹ năng: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp 3. Thái độ Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập. II. Chuẩn bị: - GV: lạt cắt địa lí VN - HS: Xem sgk và Át Lát địa lí VN III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh và sự chuẩn bị của Hs 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào ? Câu 2. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên VN ? Câu 3. Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta ? cho ví dụ 3. Bài mới: Giới thiệu : theo tiêu đề sgk Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 (cá nhân) * GV xác định yêu cầu của bài thực hành, yêu cầu một hs đọc đề bài - Giới thiệu các kênh thông tin H40.2. Đọc lát cắt trên sơ đồ Hoạt động 2 ( cá nhân ) - Xác định hướng lát cắt và độ dài A-B Lát cắt chạy từ đâu? đến đâu? Xác định hướng cắt A B, tính độ dài A B? Lát cắt chạy qua các khu vực địa hình nào? Hoạt động 3 (2 hs/cặp) * GV hướng dẫn khai thác kiến thức từ kênh hình qua hệ thống câu hỏi - Lát cắt đi qua các loại đá nào? Phân bố ở đâu? - Lát cắt đi qua các loại đất nào? Phân bố ở đâu? - Lát cắt đi qua mấy kiểu rừng? Hoạt động 4 ( 2 bàn/nhóm) * GV dựa vào biểu đồ nhiệt độ và mưa của 3 trạm khí tượng, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực - Nhiệt độ trung bình năm - Lượng mưa - Đặc điểm chung của khí hậu khu vực là gì? Hoạt động 5 ( 2 bàn/nhóm) - Tổng hợp các điều kiện tự nhiên theo khu vực ( Mỗi nhóm phụ trách tổng hợp điều kiện tự nhiên theo một khu vực địa lý, đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chuẩn xác cho ghi ) Lát cắt chạy từ Hoàng Liên Sơn đến Thanh Hóa Hướng lát cắt TB-ĐN, độ dài 360km Qua các khu vực địa hình: núi cao, cao nguyên, đồng bằng + Đá có 4 loại đá chính: - Đá mắc ma xâm nhập và phun trào: Hoàng Liên Sơn - Đá trầm tích đá vôi: CN Mộc Châu - Đá trầm tích phù sa: ĐB Thanh Hóa + Có 3 loại đất: - Đất mùn núi cao - Đất Feralit trên đá vôi - Đất phù sa trẻ + Có 3 kiểu rừng: - Rừng ôn dới - Rừng cận nhiệt - Rừng nhiệt đới Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung Đặc điểm chung của khí hậu khu vực là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Tuy nhiên do yếu tố vị trí, địa hình, mỗi tiểu khu vực nên khí hậu có biến đổi từ đồng bằng lên vùng núi cao * Núi cao Hoàng Liên Sơn: - Độ cao: núi TB và núi cao trên 2000-3000m - Các loại đá: mắc ma xâm nhập và phun trào - Các loại đất: đất mùn núi cao - Khí hậu: lạnh quanh năm, mưa nhiều - Thảm thực vật: rừng ôn đới trên núi * Khu cao nguyên Mộc Châu: - Núi thấp dưới 1000m - Đá trầm tích hữu cơ (đá vôi) - Đất Feralit trên đá vôi Khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp - Rừng và đồng cỏ cận nhiệt * Khu đồng bằng Thanh Hóa - Địa hình bồi tụ phù sa thấp và bằng phẳng - Đá trầm tích phù sa - Đất phù sa trẻ - Khí hậu nhiệt đới - Hệ sinh thái nông nghiệp 4. Thu hoạch Học sinh hoàn thành bài thu hoạch theo cặp đôi 5. Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn hs học bài Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet Hướng dẫn chuẩn bị bài tiếp theo bài 41. Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm . Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng
File đính kèm:
- Đia 8 T34 (2).doc