Giáo án Địa lý 8 tuần 36
BÀI 43. MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền
- Nêu và giải thích được một số đặc điểm tự nhiên nổi bật về địa lí tự nhiên của miền
- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ MT của miền
2. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ, Atlat để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền
3. Thái độ
Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.
Có ý thức bảo vệ MT của miền
TUẦN: 36 Môn: Địa Lí 8 Tiết : 52 Người soạn Ngày soạn: BÀI 43. MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền - Nêu và giải thích được một số đặc điểm tự nhiên nổi bật về địa lí tự nhiên của miền - Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ MT của miền 2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ, Atlat để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền 3. Thái độ Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập. Có ý thức bảo vệ MT của miền II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ tự nhiên miền nam trung bộ và nam Bộ HS: Xem sgk và Át Lát địa lí VN III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh và sự chuẩn bị của Hs 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1.Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? 3. Bài mới: Giới thiệu : Theo tiêu đề SGK Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 GV: dùng bản đồ tự nhiên Việt Nam hướng dẫn HS nhận biết giới hạn chung của các khu vực trong miền (Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) - Dựa vào H43.1 xác định vị trí và giới hạn miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? - Xác định rõ các khu vực trong miền? Hoạt động 2 GV: yêu cầu mỗi nhóm trao đổi thảo luận 1 câu hỏi sau: - Tại sao nói rằng: miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc? (nhóm 1,4) - Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như 2 miền phía B? (nhóm 2,5) - Vì sao mùa khô miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với 2 miền ở phía B? (nhóm 3,6) GV: sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung GV kết luận Hoạt động 3 GV: nhắc lại sự phát triển tự nhiên của miền - Phân tích mối quan hệ giữa địa chất và địa hình? Địa hình của miền được chia làm 3 khu vực. Trong mục 3 SGK, không xét tới đặc điểm của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ là dải đồng bằng nhỏ hẹp phía Đông, chỉ xét 2 khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ - Dựa trên H43.1 miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có những dạng địa hình nào? - Tìm những đỉnh núi cao trên 2000m (đọc tên, độ cao) - Các cao nguyên Bazan (5 cao nguyên, đọc tên) GV cho HS so sánh 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ bằng phương pháp làm bài tập trắc nghiệm sau: Cá nhân Từ vĩ tuyến 160 – Nam Bạch Mã trở vào phía Nam + Từ diện tích 165.000km2 (32 tỉnh, thành phố) chiếm gần ½ diện tích lãnh thổ Khu vực Trường Sơn Nam.Khu vực phía Đông Nam Trung Bộ Nhóm 2 bàn / nhóm *Nhiệt độ TB năm cao 25-270C; biểu đồ nhiệt năm nhỏ 4-70C + 2 mùa khô 6 tháng ít mưa + 2 mùa mưa 6 tháng mưa (80% lượng cả năm) *Tác động gió mùa đông bắc giảm sút mạnh (+ Gió Tín phong đông bắc khô nóng và gió Tây Nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu..) *Do mùa khô ở miền Nam thời tiết nắng nóng ít mưa, độ ẩm nhỏ, khả năng bốc hơi lớn Núi và cao nguyên rộng lớn Ngọc Lĩnh 2.598m, Vọng Phu 2.051m. Kontum, plâycu, Đăclăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh I. Vị trí và phạm vi lãnh thổ: - Từ Đà Nẵng vào tới Cà Mau có diện tích rộng lớn II. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc: - Miền có khí hậu nóng quanh năm: + Nhiệt độ TB năm 25-270C Mùa khô kéo dài 6 tháng dễ gây ra hạn hán và cháy rừng + Có gió Tín phong đông bắc khô nóng và gió mùa Tây Nam nóng ẩm thổi thường xuyên III. Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn: a. Trường Sơn Nam là khu vực núi cao nguyên rộng lớn được hình thành trên nền cổ Kontum.. + Nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m + Các cao nguyên xếp tầng phủ badan b. Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn Yêu cầu HS quan sát 2 khu vực đồng bằng trên bản đồ tự nhiên Việt Nam Nối nội dung ở bên trái với nội dung ở bên phải cho phù hợp với tính chất của từng đồng bằng: Đồng bằng Các đặc điểm A. Châu thổ sông Hồng 1. Có hệ thống đê lớn ngăn lũ 2. Có nhiều ô trũng nhân tạo 3. Có nhiều cồn cát ven biển 4. Có mùa khô sâu sắc B. Châu thổ sông Cửu Long 5. Có chế độ nhiệt ít biến động 6. Có mùa đông lạnh giá 7. Có nhiều bão 8. Có diện tích phù sa mặn, phèn chua 9. Có lũ lụt hàng năm A: (1 + 2 + 3 + 7 + 6) B: (4 + 8 + 9 + 5) Hoạt động 4 GV chia lớp 3 nhóm - Mỗi nhóm trao đổi, thảo luận những tài nguyên chính của miền: 1. Khí hậu - đất đai 2. Tài nguyên rừng 3. Tài nguyên biển TÍCH HỢP GDMT ? Cần sử dụng và khai thác tài nguyên như thế nào để phát triển bền vững? GV: + Khắc họa thêm trữ lượng dầu khí thềm lục địa phía Nam + Kết luận Hsinh đọc ghi nhớ Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi bổ sung Tl: Khai thác hiệu quả nhưng quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng của MT và cần đước bảo vệ cho có hiệu quả 1-2 hsinh đọc ghi nhớ IV. Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác: - Các tài nguyên có qui mô lớn, chiếm tỉ trọng cao so với cả nước: diện tích: đất phù sa, đất đỏ badan, rừng, trữ lượng dầu khí, quặng bôxit - Để phát triển kinh tế bền vững, cần chú trọng bảo vệ môi trường rừng, biển, đất và các hệ sinh thái tự nhiên 4. Củng cố Câu 1. Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung bộ và Nam bộ là gì? Câu 2. Trình bày những tài nguyên chính của miền? 5. Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn hs học bài Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet Hướng dẫn chuẩn bị bài tiếp theo bài 44. Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng TUẦN: 36 Môn: Địa Lí 8 Tiết : 53 Người soạn: Ngày soạn: BÀI 44. THỰC HÀNH:TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết viết một báo cáo ngắn gọn về một địa điểm ở địa phương về:tên địa điểm, vị trí địa lí; lịch sử phát triển và ý nghĩa đối với địa phương - vấn đề MT cần quan tâm 2. Kỹ năng: Viết báo cáo địa lí 3. Thái độ Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập. Có ý thức trong việc bảo vệ MT ở địa phương II. Chuẩn bị: GV: gợi ý nội dung tìm hiểu và cách viết báo cáo HS: Thu thập tư liệu, viết báo cáo III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh và sự chuẩn bị của Hs 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự thu thập, chuẩn bị của hsinh 3. Bài mới: Giới thiệu : tóm tắt nội dung và phương pháp thực hành Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1. Chuẩn bị của hsinh - Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm/ tổ chuẩn bị nội dung báo cáo về địa phương theo nội dung sau: + Tên địa điểm, vị trí địa lí + Lịch sử phát triển + vai trò, ý nghĩa đối với địa phương + Vần đề MT cần quan tâm - Các nhóm/tổ hoàn thành trước ở nhà lên khổ giấy A0 hoặc trên giấy ROKI trắng - Hoạt động 2. Hsinh báo cáo Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm/ tổ mình Hsinh các nhóm đóng góp ý kiến, thảo luận, bổ sung Gv chuẩn xác chung Hoạt động 3. Đánh giá Gv cho các nhóm đánh giá chất lượng bài báo cáo Gv đánh giá cuối cúng và kết luận ưu và hạn chế từng nhóm Hsinh thu thập thông tin qua việc hỏi những người lớn tuổi hay cán bộ ấp, cùng những kiến thức của bản thân hoàn thành báo cáo trên khổ giấy RoKI hay trên giấy A0 Các nhóm báo cáo Hsinh các nhóm đóng góp ý kiến Thảo luận Kết luận Hsinh đánh giá Viết báo cáo về một địa điểm ở địa phương: + Tên địa điểm, vị trí địa lí + Lịch sử phát triển + vai trò, ý nghĩa đối với địa phương + Vần đề MT cần quan tâm 4. Thu hoạch Hsinh hoàn thành báo cáo thu hoạch theo nhóm 4 hsinh 5. Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn hs học bài Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet Hướng dẫn chuẩn bị ôn tập theo cấu trúc PGD. Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm . Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng
File đính kèm:
- Đia 8 T36 (2).doc