Giáo án Địa lý 9 tuần 18

BÀI 29. VÙNG TÂY NGUYÊN ( tiếp theo )

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

-Trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng, phân bố một số ngành chủ yếu ởTây Nguyên.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm.

- Biết đây là vùng có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện

2. Kĩ năng

- Phân tích bản đồ kinh tế và biểu đồ.

 - Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Tây nguyên để phân tích tiềm năng của vùng

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.

- Có thái độ sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả

 

doc6 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
à tìm hiểu các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
Gv cho hs tìm hiểu thông tin kênh chữ và bản đồ treo tường.
? Xác định các trung tâm kinh tế lớn của vùng? Nêu những ngành CN chủ yếu của các thành phố này?
? Những quốc lộ nối các thành phố này với TP HCM và các cảng biển của DH NTB?
Gv chuẩn xác và kết luận
? Nêu vai trò của các thành phố ở Tây Nguyên?
Gv cho gọi 1-2 hs đọc ghi nhớ.
Hoạt động cả lớp
Tl: - Chiếm tỉ lệ cao và ngày càng tăng cao.
- Vì khí hậu và đất đai thuận lợi.
Tl: Hs xác định trên bản đồ
Tl: - Luôn tăng qua các năm.
- Không đều giữa các tỉnh.
Tl: Do có điều kiện thuận lợị và có diện tích rộng lớn
Tl: Nhằm phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Tl: Trồng và bảo vệ rừng 
Hoạt động cả lớp
Tl:
 - 1995: chiếm 1,2% cả nước
- 2000: chiếm 0,1% cả nước
- 2002: chiếm 0,9% cả nước
Tl: - Chiếm tỉ trọng rất thấp so với cả nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp đang tăng.
Thế mạnh công nghiệp là thủy điện và nông-lâm sản
Hs xác định
Tl: sử dụng tiết kiệm và khai thác hợp lí.
Tl: Xuất khẩu nông sản đứng hàng thứ hai cả nước và phát triển du lịch.
Tl : Hs xác định
Tl: Hs nêu tên và xác định trên bản đồ treo tường.
Tl: Hs xác định
Tl: theo sgk
1-2 học sinh đọc ghi nhớ
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
 1. Nông nghiệp
Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước
Cây CN quan trọng là : Cà Phê, cao su, chè, điều.. ( dẫn đầu cả nước về sản lượng Cà phê)
Giá trị sản xuất tăng nhanh.
2. Công nghiệp
- Chiếm tỉ trọng rất thấp so với cả nước.
- Giá trị sản xuất công nghiệp đang tăng.
- Thế mạnh công nghiệp là thủy điện và nông-lâm sản
3. Dịch vụ
Xuất khẩu nông sản đứng hàng thứ hai cả nước và phát triển du lịch.
V. Các trung tâm kinh tế .
Trung tâm kinh tế lớn: Đà Lạt, P Lây Ku, Buôn Ma Thuộc
4.Củng cố:
Câu 1. Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp?
Câu 2. Tại sao Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn hs học bài chuẩn bị cho ôn tập thi HKI.
- Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet
- Nhận xét và đánh giá tiết học.
V. Rút kinh nghiệm
 Duyệt
 Vũ Thị Ánh Hồng
TUẦN: 18	Môn: Địa Lí 9
Tiết : 36	Ngày soạn: 
BÀI. ÔN TẬP HKI
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
Nhằm hệ thống hóa và ôn lại các kiến thức đã học về: Dân cư Việt Nam; địa lí kinh tế ( đặc điểm phát triển các ngành kinh tế, ngành dịch vụ); sự phân hóa lãnh thổ ( vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bàng sông Hồng )
 2. Kĩ năng 
Hệ thống hóa kiến thức
Thái độ
 Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập
 II. Chuẩn bị
- GV: hệ thống kiến thức đã học theo cấu trúc .
- HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa.ôn các kiến thức đã học
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Gv kiểm tra lông ghép vào thời gian bài học
Dạy bài mới: tóm tắt nội dung và phương pháp ôn tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Hướng dẫn hệ thống kiến thức
Gv cho hs tự ôn lại các nội dung bài học theo tập ghi và sgk. Các nội dung sau: Dân cư Việt Nam; địa lí kinh tế ( đặc điểm phát triển các ngành kinh tế, ngành dịch vụ); sự phân hóa lãnh thổ ( vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bàng sông Hồng )
Hs tự ôn lại kiến thức theo sự hướng dẫn của gv 7 phút.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức, kĩ năng
Gv cho hs chia lớp thành các nhóm 4 hs, thảo luận theo nội dung giáo viên phân công
Nhóm 1:
- Nêu đặc điểm dân cư nước ta
- Trình bày tình hình phân bố dân cư ở VN
Nhóm 2:
- Nêu nét đặc trưng của công cuộc đổi mới
- Nêu những thành tựu và thách thức trong công cuộc đổi mới.
- Trình bày cơ cấu, vai trò và đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.
Nhóm 3:
- Nêu đặc điểm tự nhiên cơ bản của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Nhóm 4: Phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế ở vùng đồng bằng Sông Hồng.
Gv cho hs xem lại các dạng biểu đồ và lưu ý một số kĩ năng vẽ
Hs chia thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm chia thành 3-4 hs thảo luận. Báo cáo, nhận xét, bổ sung ( 30 phút ). Cần đạt:
Tl:
- Nước ta có 54 dân tộc,Người Việt ( Kinh ) chiếm đa số, mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán
Tl:
- Mật độ dân số cao ( 246 người/km2 năm 2003 )
- Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ:
 + Tập trung đông đục ở đồng bằng , ven biển và các đô thị
 + miền núi có dân cư thưa thớt.
 + ĐB S.Hồng có MĐDS cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên thấp nhất.
- 74% sinh sống ở nông thôn, 26 % sống ở thành thị ( 2003 )
Tl:
- chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện:
 + Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng trong Nông-Lâm-Ngư nghiệp; tăng tỉ trọng trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
 + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành 7 vùng kinh tế chuyên môn hóa và có 3 vùng kinh tế trọng điểm
 + chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Tl: 
- Thành tựu: tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CN hóa, hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
- Thách thức: Ô nhiễm MT, Cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm, tỉ lệ hộ nghèo....
- Cơ cấu: đa dạng, gồm 3 nhóm ngành.
- Vai trò:
 + cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.
 + Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài.
 + Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại thu nhập lớn cho nền kinh tế.
- Đặc điểm phát triển và phân bố:
 + Nơi có nền kinh tế phát triển.
 + Nơi đông 
+ Nơi là đầu mối giao thông.
Tl:
- Đặc điểm:
 + Địa hình cao, cắt xẻ mạnh
 + Khí hậu có mủa đông lạnh
 + Nhiều khoáng sản
 + Trữ năng thủy điện dồi dào
- Thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành
- Khó khăn: địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn, sạt lở, lũ quét...
Tl:
- Thuận lợi:
 + Đất phù sa màu mỡ, khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước
 + Thời tiết mùa đông lạnh thuận lợi cho trồng một số cây ưa lạnh.
 + Một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể ( đá vôi, than nâu, khí tự nhiên) là cơ sở phát triển ngành khai khoáng
 + Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và du lịch.
 + Nguồn lao động dồi dào là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
 + Lao động có nhiểu kinh nghiệm và lao động có chuyên môn kĩ thuật.
 + Nhiều đô thị đã hình thành tự lâu đời ( Hà Nội, Hải Phòng)
- Khó khăn:
 + Nhiều thiên tai ( bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít khoáng sản
 + Dân số đông gây nên sức ép về việc làm và kinh tế- xã hội, cơ cấu kinh tế chuyể dịch chậm.
* Dân cư
- Nước ta có 54 dân tộc,Người Việt ( Kinh ) chiếm đa số, mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán
- Mật độ dân số cao ( 246 người/km2 năm 2003 )
- Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ:
 + Tập trung đông đục ở đồng bằng , ven biển và các đô thị
 + miền núi có dân cư thưa thớt.
 + ĐB S.Hồng có MĐDS cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên thấp nhất.
- 74% sinh sống ở nông thôn, 26 % sống ở thành thị ( 2003 )
* đặc điểm chung của nền kinh tế
 - chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện:
 + Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng trong Nông-Lâm-Ngư nghiệp; tăng tỉ trọng trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
 + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành 7 vùng kinh tế chuyên môn hóa và có 3 vùng kinh tế trọng điểm
 + chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
- Thành tựu: tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CN hóa, hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
- Thách thức: Ô nhiễm MT, Cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm, tỉ lệ hộ nghèo....
* Dịch vụ
- Cơ cấu: đa dạng, gồm 3 nhóm ngành.
- Vai trò:
 + cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.
 + Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài.
 + Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại thu nhập lớn cho nền kinh tế.
- Đặc điểm phát triển và phân bố:
 + Nơi có nền kinh tế phát triển.
 + Nơi đông 
+ Nơi là đầu mối giao thông.
* Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
- Đặc điểm:
 + Địa hình cao, cắt xẻ mạnh
 + Khí hậu có mủa đông lạnh
 + Nhiều khoáng sản
 + Trữ năng thủy điện dồi dào
- Thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành
- Khó khăn: địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn, sạt lở, lũ quét...
* Vùng đồng bằng Sông Hồng
- Thuận lợi:
 + Đất phù sa màu mỡ, khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước
 + Thời tiết mùa đông lạnh thuận lợi cho trồng một số cây ưa lạnh.
 + Một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể ( đá vôi, than nâu, khí tự nhiên) là cơ sở phát triển ngành khai khoáng
 + Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và du lịch.
 + Nguồn lao động dồi dào là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
 + Lao động có nhiểu kinh nghiệm và lao động có chuyên môn kĩ thuật.
 + Nhiều đô thị đã hình thành tự lâu đời ( Hà Nội, Hải Phòng)
- Khó khăn:
 + Nhiều thiên tai ( bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít khoáng sản
 + Dân số đông gây nên sức ép về việc làm và kinh tế- xã hội, cơ cấu kinh tế chuyể dịch chậm.
Hoạt động 3. Kết luận
Gv kết luận và củng cố chung. Lưu ý một số nội dung hs cần học thuộc và nội dung cần ghi nhớ.
	 4. Củng cố
 Gv củng cố chung và lưu ý những kiến thức chính nhất là nội dung câu hỏi tự luận
5. Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn hs học bài
Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet
Hướng dẫn chuẩn bị học các bài ôn tập cho tốt chuẩn bị cho thi HKI.
Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docĐia 9 T18.doc
Bài giảng liên quan