Giáo án Địa lý 9 tuần 2
BÀI 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta.
- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.
- Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc atlat địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta
- Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta.
TUẦN: 2 Môn: Địa Lí 9 Tiết: 3 Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Mục tiêu Kiến thức Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta. Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư. Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta. Kĩ năng Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc atlat địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta. Thái độ Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập Có ý thức trong sự phân bố dân cư hợp lí. Chuẩn bị - GV:Hình 3.1 sgk và bản đồ phân bố dân cư ở Việt Nam. HS: Sưu tầm tư liệu và sách giáo khoa. Tiến trình lên lớp Ổn định tổ chức Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh Kiểm tra bài cũ Câu 1.Hãy cho biết số dân và tình hình tăng dân số của nước ta? Câu 2. Trình bày cơ cấu dân số của nước ta? Sự thay đổi ra sao? Dạy bài mới Giới thiệu bài : theo SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1. tìm hiểu mật độ dân số và phân bố dân cư Gv cho học sinh tìm hiểu thông tin kênh chữ SGK Hỏi: Hãy tính mật độ dân số nước ta vào năm 2006 và nêu nhận xét? Gv: kết luận Gv cho học sinh quan sát bản đồ phân bố dân cư treo tường kết hợp hình 3.1 sgk ?. Nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta? ?. Tập trung đông đúc ở vùng nào và thưa thớt ở vùng nào? vì sao? ?. Vùng nào có mất độ dân số cao nhất, vùng nào ít nhất? ?. So sánh dân cư ở thành thị và nông thôn? Gv kết luận, bổ sung Hs thu thập thông tin, hoạt động cả lớp Trả lời:- .84 triệu người: 331212Km = 254 người/Km2 => cao Hoạt động cả lớp Tl: Không đồng đều Tl: theo sgk và giải thích Tl: Cao nhất là Db Sông Hồng. Thấp nhất là Tây Bắc và tây Nguyên. Tl: rất chênh lệch I. Mật độ dân số và phân bố dân cư - Nước ta có mật độ dân số cao ( 254 người/km2 năm 2006) - Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ: + Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. + Miền núi dân cư thưa thớt. + Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất. + Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau ( nông thôn chiếm 74%, thành thị chiếm 26% ) Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại hình quần cư Gv cho hs tìm hiểu thông tin sgk Hỏi: Hãy so sánh quần cư nông thôn và quần cư thành thị về đặc điểm mất độ, kiến trúc nhà ở, chức năng? Gv chuẩn xác và kết luận Hoạt động 3. Tìm hiểu đô thị hóa Gv cho học sinh tìm hiểu bảng 3.1 và thông tin sgk Hỏi: Em hãy nhận xét số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? Gv chuẩn xác và kết luận Hỏi: Em hãy cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? Gv chuẩn xác và kết luận Hỏi: Hãy lấy ví dụ về việc mở rộng quy mô các thành phố ? Gv chuẩn xác, kết luận và bổ sung. Gv yêu cầu 1-2 học sinh đọc ghi nhớ Hs tìm hiểu thông tin sgk và trao đổi cặp Thời gian 3-5 phút TL:so Sánh theo sgk Hoạt động cả lớp Tl: luôn tăng từ 1985 đến 2003 Tl: Tăng nhanh, ngày càng mở rộng về nông thôn. Trình độ thấp chủ yếu là đô thị hóa tự phát Hs lấy ví dụ như ở Bạc Liêu, Giá Rai, Hộ Phòng 1-2 Hs đọc ghi nhớ. II. Các loại hình quần cư - Quần cư nông thôn: Thường thưa thớt, nhà đơn giản và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. - Quần cư thành thị: Mật độ cao, chủ yếu dạng “nhà ống” và là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuất quan trọng. III. Đô thị hóa - Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị. - Trình độ đô thị hóa thấp, phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ Củng cố: Câu 1. Nhận xét sự phân bố dân cư của nước ta ?. Câu 2. Nêu các loại hình quần cư của nước ta? Hướng dẫn làm bài tập 2 sgk Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn hs học bài Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet Hướng dẫn làm tiếp bài tập 2 sgk Hướng dẫn chuẩn bị bài 4 Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng TUẦN: 2 Môn: Địa Lí 9 Tiết : 4 Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 4. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Mục tiêu Kiến thức - Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động. - Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm. - Trình bày đước hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta. Kĩ năng Phân tích bản đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo ; cơ cấu sử dụng lao động theo ngành; cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập - Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Chuẩn bị - GV:Hình 4.1; 4.2; 4.3 sgk. - HS: Sưu tầm tư liệu và sách giáo khoa. Tiến trình lên lớp Ổn định tổ chức Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh Kiểm tra bài cũ Câu 1.Hãy nhận xét sự phân bố dân cư của nước ta ? Câu 2. Trình bay2 quá trình đô thị hóa ở Việt Nam ? Dạy bài mới Giới thiệu bài : theo SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1. tìm hiểu nguồn lao động và sử dụng lao động. Gv cho học sinh tìm hiểu thông tin kênh chữ SGK Hỏi: Hãy nhận xét nguồn lao động của nước ta ? ?Nguồn lao động của nước ta có những mặt mạnh,mặt yếu gì? Gv: kết luận Gv cho học sinh quan sát H4.1 ?. Nhận xét về lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn?Giải thích nguyên nhân? ?. Nhận xét về chất lượng lao động của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì ? Gv kết luận, bổ sung Gv tiếp tục cho hs quan sát và tìm hiểu H 4.2 và thông tin kênh chữ. ?Nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta? Gv chuẩn xác và kết luận. Hs thu thập thông tin, hoạt động cả lớp Trả lời:dồi dào và tăng nhanh Tl: theo sgk Hoạt động cả lớp Tl: Nông thôn: 75,8%; Thành thị: 24,2% Tl: Thấp. Giải thích theo sgk Hoạt động cả lớp Tl: H4.2 I. Nguồn lao động và sử dụng lao động 1. Nguồn Lao động - Dồi dào và tăng nhanh. - Mặt mạnh: có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, chất lượng ngày càng nâng cao. - Mặt yếu: hạn chế thể lực và trình độ chuyên môn 2. Sử dụng lao động Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực: - Giảm lao động trong nhóm ngành: nông, lâm, ngư nghiệp - Tăng lao động trong nhóm ngành: công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hoạt động 2. Tìm hiểu vấn đề việc làm Gv cho hs tìm hiểu thông tin sgk Gv cung cấp thông tin và kiến thức Hỏi: Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần có những giải pháp nào? Gv chuẩn xác , kết luận và giải thích thêm tình trạng việc làm Hoạt động 3. Tìm hiểu chất lượng cuộc sống Gv cho học sinh tìm hiểu bảng 4.3 và thông tin sgk Hỏi: Em hãy nêu những thành tựu mà chúng ta đã đạt được về nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân? Gv chuẩn xác và kết luận. giới thiệu H4.3 đó là sự quan tâm của Dảng và nhà nước TÍCH HỢP GDMT Theo em khi MT bị ô nhiễm có ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống không? Ví dụ? Theo em em sẽ làm gì để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống? Gv yêu cầu 1-2 học sinh đọc ghi nhớ Hs tìm hiểu thông tin sgk cả lớp TL:- Đẩy nhanh phát triển kinh tế, phát triển nhiều ngành nghề - Nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn - Phát triển nền nông nghiệp tiên tiến Hs nhận xét và bổ sung Hoạt động cả lớp Tl: theo sgk và hiểu biết của bản thân ở địa phương Tl: MT bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe . đó cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống. Cần bảo vệ MT và làm sạch MT nơi sinh sống 1-2 Hs đọc ghi nhớ. II. Vần đề việc làm Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Khu vực nông thôn: thiếu việc làm ( thời gian làm việc được sử dụng lao động đạt 77,7% năm 2003) do chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng có nhiều hạn chế. - Khu vực thành thị: Tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao ( 6% ) III. Chất lượng cuộc sống - Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. - Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện. Củng cố: Câu 1. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xả hội gay gắt của nước ta hiện nay? Câu 2. Trả lời và làm bài tập 3 sgk ? Nhấn mạnh mục III (Lớp 9A) Hướng dẫn về nhà - Hướng dẫn hs học bài - Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet - Hướng dẫn làm tiếp bài tập 3 sgk - Hướng dẫn chuẩn bị bài 5 là bài thực hành - Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm Duyệt Vũ Thị Ánh Hồng
File đính kèm:
- Đia 9 T2.doc