Giáo án Ghép lớp 4 + 5 tuần 3

Tập đọc

Tiết 5: THƯ THĂM BẠN

- Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông chia sẻ với nỗi đau của bạn .

- Hiểu tình cảm của người viết thư , thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nằm được tác dụng của phần mở đầu phần kết thúc bức thư )

* KNS: Có thái độ thông cảm, chia sẻ với bạn bè và đồng bào gặp thiên tai.

*BVMT: Giáo dục HS ý thức tích cực trông cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.

 

doc24 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ghép lớp 4 + 5 tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 số của hai số đó” 
 Bài giải:
 a. Nửa chu vi vườn hoa hình chữ nhật là:
 120 : 2 = 60(m)
Tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 7 = 12 (phần)
 Chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật là:
 60 : 12 5 = 25(m)
 Chiều dài vườn hoa hình chữ nhật là:
 60 – 25 = 35(m)
b. Diện tích vườn hoa là:
 35 25 = 875(m2)
 Diện tích lối đi là: 875 : 25 = 35(m2)
 Đáp số: a. 35m
 b. 35m2
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ.
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp
- GV nhận xét chữa bài
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2
Trình độ 4
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Toán
Tiết 15: VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
Luyện từ và câu
Tiết 6: LUYỆN TẬP VỀ TỪ 
ĐỒNG NGHĨA.
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Bài tập cần làm : Bài 1; bài 2, bài 3: viết giá trị chữ số 5 của hai số.
* Bài dành cho HS khá ,giỏi: Bài 3 Viết 2 số còn lại
- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).
- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3).
- HS khá, giỏi biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đ Dùng 
- Vở bài tập tiếng việt 5.
- Bút dạ, 3 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung bài tập 1.
III.Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên?
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Đặc điểm của hệ thập phân
- GV ghi số: 1 327
- HS đọc số và nêu chữ số ở từng hàng: 
7 đơn vị, 2 chục, 3 trăm, 1 nghìn.
? Mỗi hàng viết bằng mấy chữ số?
+ Mỗi hàng viết bằng một chữ số.
?Cứ bao nhiêu đơn vị hợp thành 1 chục?
+ 10 đơn vị bằng 1 chục.
? Bao nhiêu chục hợp thành 1 trăm?
 10 chục bằng 1 trăm.
-GV: Cứ 10 đơn vị ở một hàng hợp thành 1 đơn vị ở liền trên nó.
? Ta có thể sử dụng các chữ số nào để viết số tự nhiên?
+ 10 chữ số: 0; 1; 2; ....; 9
? Nêu giá trị của chữ số 7 trong số 1 327?
+ 7 đơn vị.
?Nêu giá trị của chữ số 3 trong số 1 327?
? Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu?
+ Vị trí của nó trong số đó.
- Viết số tự nhiên với đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
2.3. Luyện tập:
Bài 1: Viết theo mẫu:
GV đọc cho học sinh viết.
Nhận xét
Bài 2: Viết mỗi số thành tổng.(Theo mẫu)
M: 387 = 300 + 80 + 7.
- Cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng.
873 = 800 + 70 + 3
4 738 = 4000 + 700 + 30 + 8
10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7
- Chữa bài, thống nhất kết quả.
Bài 3: 
- GV ghi bài tập lên bảng.
- Hướng dẫn HS trình bày bài theo bảng.
- Nhận xét.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên đặt câu bắt đầu bằng tiếng đồng.
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Vào bài.
- Hướng dẫn làm bài tập
*Bài tập 1:
- Một HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm nội dung BT, quan sát tranh minh hoạ và làm bài.
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ giấy khổ to phô tô bài tập 1, mời 3 HS lên bảng trình bày kết quả
- Cả lớp và GV chốt lại lời giải đúng. (thứ tự các từ điền là: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp )
? Các từ đeo, xách, vác, khiêng, kẹp cùng có nghĩa chung là gì?
- Có nghĩa chung là mang một vật nào đó đến nơi khác
* Bài tập 2:
- GV giải nghĩa từ cội (gốc) trong câu Lá rụng về cội .
- GV cho HS thảo luận nội dung bài tập theo nhóm bốn.
- HS thảo luận, phát biểu ý kiến để đi đến lời giải đúng: ý chung của các câu tục ngữ trên là gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
- Cho HS đọc thuộc lòng câu tục ngữ trên.
*Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- GV nhắc HS: có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự không có trong bài; chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.
- GV mời 1 HS khá, giỏi nói một vài câu làm mẫu.
- HS suy nghĩ, chọn một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu để viết thành một đoạn văn miêu tả( không chọn khổ thơ cuối).
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn tuyên dương người viết được đoạn văn miêu tả màu sắc hay nhất, sử dụng được nhiều từ đồng nghĩa.
IV.Củngcố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3
Trình độ 4
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Khoa học
Tiết 6: VAI TRÒ CỦA VITAMIN, CHẤT KHOÁNG, CHẤT XƠ
Tập làm văn
Tiết 6: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
I. Mục đích- yêu cầu
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi- ta - min ( cà rốt, lòng đỏ trứng gà, rau) chất khoáng (thịt , cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm,....) và chất sơ ( các loại rau).
- Nêu được vai trò của vi- ta- min, chất khoáng , chất xơ với cơ thể người.
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
- HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành bài văn miêu tả khá sinh động.
II. Đ Dùng 
-Phiếu dùng cho các nhóm.
- Bảng phụ viết ND chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa(BT1).
- Dàn ý bài văn tả cơn mưa của từng HS trong lớp.
III.Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên 1 số loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo?
- Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.
2. Dạy học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.
*Mục tiêu: Kể tên một số loại thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng,chất xơ.
Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.
* Tiến hành
- Thảo luận nhóm 4.
- Hoàn thành bảng- trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
2.3. Vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước.
*Mục tiêu: Nêu được vai trò của vitamin, chất khoáng,chất xơ và nước
* Tiến hành
a, Vitamin
? Kể tên một số vi- ta- min mà em biết. Vai trò của vitamin đó?
+ A, B, C, D,... Vitamin cần cho hoạt động sống của cơ thể, nếu thiếu có thể bị bệnh.
? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vitamin đối với cơ thể ?
+ Thiếu Vitamin A : mắc bệnh khô mắt, quáng gà.
+ Thiếu Vitamin D : mắc bệnh còi xương ở trẻ.
+ Thiếu Vitamin C : mắc bệnh chảy máu chân răng.
+ Thiếu Vitamin B1 : bị phù
- Kết luận: Vi ta- min là chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể(.SGK)
b. Chất khoáng
? Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
+ Sắt, can xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Một số chất khoáng khác để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh. 
? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể.
VD:
+ Thiếu sắt: gây thiếu máu.
+ Thiếu can xi: ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây loãng xương ở người lớn.
+ Thiếu i - ốt: gây bướu cổ.
- Kết luận: sgk.
c. Chất xơ và nước.
?Tại sao hàng ngày ta phải ăn các loại thức ăn có chứa chất xơ?
+ Để giúp bộ máy tiêu hoá hoạt động bình thường qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra ngoài.
? Hàng ngày cần uống bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
+ Chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước/ ngày. Vì nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể.
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra, chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả đã hoàn chỉnh tiết học trước của một vài HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
- Một HS đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV nhắc nhở HS chú ý yêu cầu của đề bài
- Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn.
- Em hãy xác định nội dung chính của mỗi đoạn ?
- HS phát biểu, các HS khác bổ sung
- GV chốt lại ý đúng:
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+ Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa
+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
- HS viết bài vào vở.
- GV yêu cầu mỗi HS chọn và hoàn chỉnh một hoặc 2 đoạn bằng cách viết thêm vào những chỗ có dấu ( ).
- GV nhắc HS chú ý viết dựa trên nội dung chính của từng đoạn.
- HS viết bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS hoàn chỉnh được những đoạn văn hay.
*Bài tập 2:
- GV: Em hãy dựa vào hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực tự nhiên.
- HS cả lớp viết bài.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm, một số bài viết hay, thể hiện sự quan sát riêng, lời văn chân thực, sinh động.
IV.Củngcố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Âm nhạc
 Đ/ C Giang dạy

File đính kèm:

  • docTuấn3.doc
Bài giảng liên quan