Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Nắm được khái niệm: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc.

 2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện nghĩa vụ liên quan đến bản thân;

- Biết giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự của mình và của mọi người, biết phấn đấu mang lại hạnh phúc cho bản thân và cho người khác.

 3. Thái độ:

- Coi trọng giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc;

- Tôn trọng nhân phẩm của người khác.

II. Phương pháp, phương tiện dạy học:

- Thuyết trình, giảng giải, giải quyết tình huống có vấn đề, hoạt động nhóm.

- Sách giáo khoa, tư liệu tham khảo .

 

doc6 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 4452 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết PPCT: 22 – 23. Chương trình: GDCD lớp 10.
Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN
CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC.
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Nắm được khái niệm: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc.
 2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện nghĩa vụ liên quan đến bản thân;
- Biết giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự của mình và của mọi người, biết phấn đấu mang lại hạnh phúc cho bản thân và cho người khác.
 3. Thái độ:
Coi trọng giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc;
Tôn trọng nhân phẩm của người khác.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
Thuyết trình, giảng giải, giải quyết tình huống có vấn đề, hoạt động nhóm.
Sách giáo khoa, tư liệu tham khảo..
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức:
10A..10B
10C..10D. 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đạo đức là gì? Nêu vai trò của Đạo đức? 
 - Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Phạm trù đạo đứclà bao hàm những khái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản. Nó bao gồm những phạm trù: Nghĩa vụ, Lương tâm Những phạm tù ấy được hiểu như thế nào? Bài hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi trên.
NTH
Hoạt động
Nội dung
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
Gọi học sinh đọc bài
Đọc bài
Yêu cầu học sinh trao đổi VD trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về hoạt động nuôi con của sói mẹ và của con người?
- Nghĩa vụ là gi`?
Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời.
 - Nhận xét, phân tích, giảng giải
 - Yêu cầu học sinh thảo luận tiếp VD thứ 2 SGK
 Thảo luận lớp Trả lời.
 - Nhận xét, giảng giải và phân tích.
 - Kết Luận
 Ghi bài.
Chuyển ý: 
 Là thanh niên Việt Nam trong thời đại hiện nay chúng ta phải làm gì?
 Thảo luận và đưa ra ý kiến
- Nhận xét bổ sung Kết luận.
- Là học sinh trung học, em thấy mình có những nghĩa vụ nào?
Thảo luận và đưa ra ý kiến
- Ghi nhanh lên bảng
- Phân tích, Kết luận
 Ghi bài
Chuyển ý:
 - Yêu cầu H/s đọc VD SGK và trả lời câu hỏi:
 -Cảm giác hối hận của bà A còn được gọi là gì? Nó có tác động thế nào đến bà ấy?
Thảo luận và đưa ra ý kiến
- Nhận xét, giảng giải
- Lương tâm là gì?
Trả lời cá nhân
- Giảng
- Lương tâm tồn tại mấy trạng thái?
Trả lời cá nhân
Nhận xét và kết luận
Ghi bài.
Làm thế nào đẻ trở thành người có lương tâm?
Thảo luận và đưa ra ý kiến
- Nhận xét bổ sung Kết luận.
- Là học sinh trung học, em thấy mình sẽ là gì để có lương tâm?
Thảo luận và đưa ra ý kiến
- Ghi nhanh lên bảng
- Phân tích, Kết luận
 Ghi bài
Chuyển ý:
 - Người biết thực hiện nghĩ vụ và người có lương tâm thì sẽ hình thành được những phẩm chất nào của con người?
 - Gọi h/s đọc bài
Đọc bài
 Theo em người ta sẽ căn cứ vào yếu tố nào để đánh giá một con người?
Trả lời cá nhân
 - Nhận xét giảng và phân tích các VD SGK
 - Nhân phẩm là gì?
Trả lời cá nhân.
 Những người có nhân phâm sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
Trả lời cá nhân.
 En hiểu gì về câu tục ngữ: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”
Trả lời cá nhân
 Biểu hiện của người có nhân phẩm?
Thảo luận và trả lời.
 Nhận xét, giảng và kết luận
Ghi bài
Chuyển ý:
- Khi các giá trị làm người của con người được đánh giá và công nhận thì họ được coi la người có danh dự.
- Danh dự là gì?
Trả lời cá nhân
Nhận xét, phân tích và kết luận
Ghi bài
Giảng - hỏi
Qua VD SGK em có nhận xét gì?
Thảo luận - trả lời
Nhận xét, giảng - hỏi:
Tự trọng là gì?
Trả lời cá nhân
Nêu VD cho h/s nhận biết về tự trọng
Bạn A làm sai được ban B nhắc nhở thế là ban A giận bạn B. Đây có phải là tự trọng không? 
Trả lời cá nhân.
Biểu hiện của bạn A là thể hiện phẩm chất gì?
Trả lời cá nhân
Tự ái là gì? Tự ái khác tự trọng ở điểm nào?
Thảo luận và trả lời
Nhận xét, giảng và kết luận
Ghi bài
Chuyển ý:
Gọi h/s đọc bài
Đọc bài
Con người có những nhu cầu nào?
Trả lời cá nhân
Khi được thoả mãn những nhu cầu ấy chúng ta cảm thấy như thế nào?
Trả lời cá nhân
Hạnh phúc là gì?
Trả lời cá nhân
Em hãy nêu một số nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người?
Trả lời cá nhân
Nhận xét, giảng, phân tích để cho học sinh thấy được tính chân chính trong các nhu cầu ấy
Kết luận:
Ghi bài
Chuyển ý:
Hạnh phúc dành cho ai?
Trả lời cá nhân
Hạnh phúc cá nhân là gì? Hạnh phúc xã hội là gì?
Trả lời cá nhân
Vai trò của hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc xã hội?
Thảo luận nhóm - đại diện trả lời
Nhận xét, giảng, phân tích
Kết luận:
Ghi bài.
Kết luận toàn bài: Con ngượ sông trong một xã hội đòi hỏi phải có những phẩm chất vị trí nhất định Những yếu tố đó giúp con người có thể thoả mãn được nhu cầu của mình. Khi nhu cầu được thoả mãn thì con ngươi cảm thấy hạnh phúc. Đây là mơ ước của tất cả mọi người.
1.Nghĩa vụ
a) Khái niệm:
 - Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với nhu cầu và lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
 - Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung.
b) Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiên nay:
 - Chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân. Có ý thức quan tâm đến nhưng người xung quanh
 - Không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội .
 - Tích cực tham gia lao động sản xuất. Mỗi người phải lao động cần cù trung thực và có trách nhiệm
 - Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
2. Lương tâm.
 a) Lương tâm là gì?
 * Khái niệm: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thẩntong mối quan hệ với người khác và với xã hội.
* Trạng thái tồn tại của lương tâm:
 - Trạng thái thanh thản của lương tâm
 - Trạng thái cắn dứt của lương tâm
 b) Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
 - Thường xuyên rèn luyện tư tưởng đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng
 - Thực hiện nghĩa vụ của bản thân môt cách tự nguyện
 - Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người.
3. Nhân phẩm và danh dự.
Nhân phẩm:
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị là người của mỗi người. 
 - Người có phẩm chất là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh
Danh dự:
- Danh dự là d\sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
Tự trọng là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm và danh dự của chính mình.
 - Tự ái là sự đề cao cái tôi của bản thân.
4. Hạnh phúc.
 a) Hạnh phúc là gì?
 Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu chân chính, làm lành mạnh về vật chất và tinh thần.
 b) Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội
 - Hạnh phúc cá nhân: Hạnh phúc của một người
 - Hạnh phúc xã hội: Cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người
 - Hạnh phúc cá nhân là cơ sở cho hạnh phúc xã hội. Xã hội hạnh phúc tạo điều kiện cho cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình.
- Cá nhân khi phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân đồng thời phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với người khác, với cộng đồng.
4. Củng cố:
 Qua bài học này cần biết được thế nào là nghĩa vụ. lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. Thấy được vai trò của những phẩm chất này đối với mỗi cá nhân và cả xã hôi là rất cần thiết.
5. Dặn dò:
 Học bài cũ và chuẩn bị bài mới: bài 12. Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình.
 NGƯỜI SOẠN
 PHẠM THỊ HƯƠNG

File đính kèm:

  • docbai 11 lop 10.doc
Bài giảng liên quan