Giáo án Giáo dục công dân 6 Học kì 1 - Phạm Thị Xuân Niềm

1. Kiến thức:

 - Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

 - Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.

2. Kĩ năng:

 - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

 - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 - Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.

3. Thái độ:

 Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 

doc47 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 Học kì 1 - Phạm Thị Xuân Niềm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc”.
..
 2. Làm BT a sgk trên bảng phụ.
- Không đống ý với quan điểm “ Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ” vì đó là mục đích học tập không đúng.
- Ý kiến còn lại là đúng nhưng chưa đủ. Vì: Học tập phải tổng hợp nhiều yếu tố, nhưng mục đích sâu sắc nhất là góp phần xây dựng quê hương, thực hiện “ Dân giàu. Văn minh” và vì tương lai của bản thân, vì danh dự của gia đình và nhà trường.
5. Dặn dò:
 - Học bài và xem trước BT sgk.
 - Chuẩn bị tiết 2:
 + Xác định đúng mục đích học tập sẽ đem lại ý nghĩa gì?
 + Cần học tập ntn để đạt được mục đích đã đặt ra.
 + Nhiệm vụ của học sinh là phải làm gì?
 + Sưu tầm câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn.
 **********************************************
Tuần 15. Tiết 15.
Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. (tt)
I .Mục tiêu bài học. ( tiết 1)
II. Phương pháp.
 - Thảo luận nhóm
 - Xử lý tình huống.
 - Nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế.
III. Tài liệu và phương tiện.
 - Tấm gương có mục đích học tập.
 - Gương học sinh nghèo học giỏi.
 - Câu ca dao tục ngữ.
IV. Hoạt động dạy và học.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 1. Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì?
 2. Em hãy cho biết ước mơ của em là gì? Để đạt được ước mơ đó em phải làm gì cho hiện tại và tương lai?
3. Bài mới:
 Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu được mục đích học tập trước mắt của học sinh. Vậy để đạt được mục đích đó chúng ta cần phải học tập ntn? Biện pháp ra sao? Việc học tập đem lại lợi ích gì?
Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi bảng
? Em đã cố gắng để học tập tốt chưa. Nếu chưa tốt, hãy nêu rõ nguyên nhân và hướng khắc phục.
HS: Tự nêu.
+ Nguyên nhân: Chưa xác định đúng mục đích học tập của mình, chưa có kế hoạch, còn dựa dẫm, trông chờ vào gia đình.
+ Hướng khắc phục: phải xác định mục đích học tập, cần xây dựng kế hoạch, có ý thức học tập
? Nếu đã học tốt, có cần phải cố gắng hơn nữa không? Hãy nêu hướng phấn đấu cho thời gian tới.
HS: Cần. Hướng phấn đấu: cố gắng, kiên trì, vượt khó đặc biệt là phải lập thời gian biểu cho những công việc trong tuần để sắp xếp kịp thời các công việc đã đặt ra.
GV: Có người nhận thức đúng: học vì bản thân, vì gia đình, học để trở thành người hữu ích cho xã hội, nhưng trên thực tế lại không thực hiện được mục đích đặt ra.
? Vậy muốn thực hiện được mục đích, ước mơ của bản thân cần có biện pháp gì?
HS: +Cần nghị lực, ý chí quyết tâm, kiên định.
 + Phải tự giác sáng tạo trong học tập.
 + Học tập một cách toàn diện.
 + Học ở mọi nơi, mọi lúc, học thầy, học bạn, học trong sách, học trong thực tế cuộc sống.
? Hãy kể lại một tấm gương về việc học tập chăm chỉ dẫn tới thành công?
HS: Tự nêu.
? Xác định đúng mục đích học tập có ý nghĩa gì?
HS: Thành công trong cuộc sống, trở thành người có ích.
 Trong học tập cần tránh: bỏ học, quay cóp để đạt được điểm cao, tránh thái độ kiêu căng, dấu dốt hoặc tự ti trong học tập.
? Nhiệm vụ chủ yếu của học sinh là phải làm gì?
HS: Sgk.
Câu nói: “ Học, học nữa, học mãi”.
? Câu nói này nói lên điều gì?
HS: Việc học không bao giờ dừng, phải học tập suốt đời.
GV: Có người cho rằng: “ Mục đích tối thiểu trong đời người không phải là sự hiểu biết mà là hành động”.Thật vậy, con người cần phải thể hiện sự kiên trì, vượt khó, tự học tập, tự lao động để vươn lên. Biết vượt qua khó khăn, vượt lên số phận để chiến thắng để đạt mục đích.
GV: Gọi HS đọc và làm bài tập b sgk.
GV: Gọi HS đọc và làm bài tập c sgk.
GV: Gọi HS đọc và làm bài tập c sgk.
 2. Ý nghĩa.
 Xác định đúng mục đích học tập sẽ học tốt, tạo ra động lực phấn đấu.
 3. Nhiệm vụ của học sinh.
 - Tu dưỡng đạo đức.
 - Học tập tốt. 
 -Tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.
III. Bài tập:
* Câu b Sgk.
 Học tập vì “điểm số”, vì “ giàu có” cho bản thân là những biểu hiện không đúng.
* Câu c Sgk.
 Các câu đều thực hiện tốt.
* Câu d Sgk.
 Tuấn sẽ nói với Quang: Đọc sách “ Người tốt, việc tốt” để thêm ví dụ minh họa cho bài học, bài kiểm tra. Vì sách “ Người tốt, việc tốt” là loại sách rất bổ ích đối với học sinh. Tranh thủ đọc, liên hệ với bản thân để rèn luyện.
4. Củng cố:
 Có ý kiến cho rằng thanh thiếu niên ngày nay ít quan tâm đến mục đích học tập mà ch3 quan tâm đến nhu cầu trước mắt, thực dụng.
 ? Ý kiến trên là đúng hay sai? Vì sao?
.
5. Dặn dò:
- Học và làm bài tập đ sgk.
- Chuẩn bị tiết ngoại khóa: Chủ đề: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH.
+ Tìm hiểu tình huống và trả lời câu hỏi.
+ Tìm hiểu nội dung bài học.
 . Nội dung và ý nghĩa của văn hóa ứng xử trong gia đình.
 . Biết ứng xử có văn hóa của các thành viên trong gia đình.
 *******************************************************
Tuần 16
Tiết 16
CHỦ ĐỀ: VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH.
--- *** ---
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của văn hoá ứng xử trong gia đình.
 - Biết ứng xử có văn hoá với những người thân trong gia đình và các công việc gia đình.
 - Yêu quý, gắn bó với những người thân trong gia đình, có trách nhiệm với công việc gia đình.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯNG TIỆN:
Các trường hợp điển hình để thảo luận.
Các bài hát, bài thơ về chủ đề gia đình.
Giấy to, bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Xác định đúng mục đích học tập sẽ đem lại lợi ích gì?
Nhiệm vụ chủ yếu của học sinh là phải làm gì?
Có ý kiến cho rằng thanh thiếu niên ngày nay ít quan tâm đến mục đích học tập mà chỉ quan tâm đến nhu cầu trước mắt , thực dụng.
? Ý kiến trên là đúng hay sai? Vì sao?
 3. Bài mới:
 GV: Trò chơi: “ Đổi nhà”.
 Học sinh đứng thành vòng tròn lớn điểm danh 1,2, 3cho đến hết. Sau đó người số 1 và người số 3 sẹ nắm tay tạo thành mái nhà người số 2 đứng giữa (tượng trưng cho một gia đình). Khi quản trò hô: “Đổi nhà” những người mang sồ 2 sẽ đổi chỗ cho nhau. Quản trò ngay lúc đó sẽ chạy vào một nhà nào đó. Em nào chậm không tìm được nhà sẽ trở thành người “ vô gia cư” phải đứng ra làm quản trò. Trò chơi cứ tiếp tục.
 ? Em cảm thấy như thế nào khi luôn có một “ mái nhà” , khi không có một “ mái nhà”?
 ? Em có suy nghĩ gì về giá trị của gia đình qua trò chơi?
 Mỗi người đều có một tổ ấm gia đình. Để cuộc sống gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc, chúng ta cần phải ứng xử như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về điều này. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV: Nêu tình huống:
GV: Chia 3 nhóm thảo luận 5 phút.
TÌNH HUỐNG 1:
 Đi học về tới nhà, thấy mẹ đang ngồi tiếp khách,Hưng vất ngay cặp sách ở ghế và hỏi:
Mẹ nấu cơm chưa? Con đói rồi.
 Mẹ Hưng khẽ nhắc:
 Đây là bác Mai, làm cùng cơ quan mẹ. Con chào bác đi!
 Người khách nhìn Hưng vui vẻ:
Chào cháu, cháu đi học về à? Có mệt không?
 Hưng xấu hổ, lí nhí chào khách và bỏ vào nhà trong.
CÂU HỎI:
 1/ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng?
 2/ Theo em, Hưng nên ứng xử như thế nào cho phù hợp?
TÌNH HUỐNG 2:
 Bà nội Đăng bị ốm mệt gần nửa tháng nay. Còn 2 hôm nữa là đến sinh nhật của Đăng, Đăng xin phép mẹ cho mình được tổ chức sinh nhật ở lớp. Mê hỏi: “ Sao con không tổ chức ở nhà như mọi năm?” . Đăng trả lời: “ Bà đang ốm, con sợ các bạn đến chơi làm ồn, ảnh hưởng đến bà”.
CÂU HỎI:
 1/ Em có đồng tình với việc làm của Đăng không?
 2/ Việc làm đó thể hiện điều gì?
TÌNH HUỔNG 3:
 Nhà Hoàng chỉ có hai mẹ con. Bố Hoàng là bộ đội ở hải đảo. Năm nay bố phải ở lại trực, không được về nhà ăn tết. Tối nay bố gọi điện về chúc tết. Mẹ cầm máy nói chuyện với bố xong liền gọi Hoàng ra nói chuyện và chúc Tết bố, nhưng Hoàng mải chơi điện tử khônh chịu ra để bố phải đợi
CÂU HỎI:
 1/ Em có nhận xét gì về cách ứng xử của Hoàng?
 2/ Nếu em là Hoàng em sẽ làm gì? Vì sao?
GV: Gọi HS nhận xét và kết luận chung.
GV: Qua tìm hiểu tình huống trên , cho biết:
 ? Văn hoá ứng xử trong gia đình bao gồm những nội dung nào? 
 HS: tự nêu.
GV: cho ví dụ và phân tích từng nội dung cụ thể.
? Mọi thành viên trong gia đình cần có cách cư xử như thế nào đề gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc. 
HS: Tự nêu.
GV: Kết luận chung.
- Phải biết phê phán hành vi ứng xử thiếu văn hoá của các thành viên trong gia đình.
- Biết tuyên dương và ủng hộ hành vi có văn hoá của các thành viên trong gia đình.
? Bản thân chúng ta nếu ứng xử có văn hoá sẽ đem lại ý nghĩa gì?
 HS: Tự nêu.
 GV: Kết luận. 
I. TÌNH HUỐNG:
- Hưng cần phải chào khách, chào mọi người trong gia đình khi đi học về và cất cặp sách vào nơi quy định.
- Hưng không nên giục mẹ nấu cơm khi mẹ đang bận tiếp khách. Hưng làm như vậy là vừa thiếu tôn trọng mẹ, vừa thiếu tôn trọng khách.
- Đăng đã biết quan tâm đến bà, không muốn vì buổi lễ sinh nhật của mình làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bà.
- Đó là biểu hiện tình cảm yêu thương, Sự ứng xử tế nhị, chu đáo của đứa cháu đối với bà của mình.
Hoàng cần phải chạy ra nói chuyện và chúc tết bố, để bố thêm vui và đỡ nhớ nhà trong dịp tết cổ truyền.
II. NỘI DUNG
 1/ Nội dung của việc ứng xử có văn hoá trong gia đình.
Ứng xử đối với người thân trong gia đìmh.
Ứng xử đối với khách trong gia đình.
Ứng xử trong công việc gia đình.
Ứng xử trong các bữa ăn, trong các sinh hoạt chung của gia đình.
Ứng xử trong việc sử dụng điện nước, điện thoại, vô tuyến truyền hình, internet, tiền bạc, tài sản của gia đình.
 2/ Cách ứng xử có văn hoá của các thành viên trong gia đình.
 Gia đình là tổ ấm của mỗi người. Để gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc, mỗi thành viên trong gia đình cần:
 - Luôn tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau; biết chào hỏi, nói năng, xưng hô đúng mực, lễ phép với người trên, nhường nhịn người dưới.
 - Tôn trọng, lễ độ với khách đến chơi nhà.
 - Quan tâm và có trách nhiệm với công việc gia đình.
 - Sử dụng tiết kiệm điện nứoc, Diện thoại, vô tuyến truyền hình, tiền bac,
 - Tôn trọng và ứng xử có văn hoá trong các bữa ăn và các sinh hoạt chung của gia đình.
 3/ Ý nghĩa.
 Sẽ được mọi người trong gia đình yêu quý, gắn bó nhau hơn.
4/ Củng cố:
 GV: Cho cả lớp hát bài: “ Ba ngọn nến lung linh”
 “ Cả nhà thương nhau”
 5/ Dặn dò:
Xem lại nội dung bài.
Chuẩn bị ôn tập: 
+ Xem nội dung bài học từ bài 1 đến bài 11.
+ Xem và làm lại bài tập SGK. 

File đính kèm:

  • docGDCD K6 HKI.doc