Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 24 - Nông Văn Thành

1. Kiến thức

Giúp học sinh hiểu

- Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.

2. Kĩ năng

- Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá.

- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.

3. Thái độ

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 24 - Nông Văn Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Soạn: 13/2/2011
Giảng: 7b,c (14/2), 7a ( / )
Tiết 24 (Tuần 25)
Bảo vệ di sản văn hoá
i. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu
- Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
2. Kĩ năng
- Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá.
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.
3. Thái độ
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá.
ii. phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm
iii. tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh, Tình huống, Tài liệu nói về di sản văn hoá.
iv. các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
Câu hỏi: Những hành vi nào sau đây gây ô nhiễm môi trường?
- Vứt rác ra lớp, sân trường.
- Vứt giấy túi gói ra đường.
- Vứt vỏ kẹo vỏ chuối, kẹo cao su xuống đường.
- Bẻ cây hái hoa trong công viên.
- Lãng phí điện nước.
- Đốt bếp than làm khói mù mịt.
-HS: Đọc bài tập và phát biểu ý kiến cá nhân.
-Giáo viên nhận xét và cho điểm
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Nhận xét ảnh (20p) (SGK)
-GV: Y/c hs quan sát 3 bức ảnh trong SGK và nêu tên của từng bức ảnh đó.
-HS: Quan sát phát biểu ý kiến cá nhân.
-GV: Sau khi giới thiệu 3 bức ảnh và 
đặt câu hỏi:
1) Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên?
2) Từ đặc điểm và phân loại trên, em hãy nêu một số ví dụ về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá ở địa phương, nước ta và trên thế giới ?
3) Việt Nam có những di sản văn hoa nào được UNESCO xếp hạng là di sản văn hoá thế giới ?
-HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày. Các nhóm HS khác nghe và suy nghĩ để nhận xét bổ sung.
-Gv : Từ nhận xét của 3 bức ảnh và trả lời câu 2 giáo viên hướng dẫn HS đi đến kết luận đặc điểm của các loại di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh làm thắng cảnh.
I. Nhận xét ảnh
-ảnh 1:Di tích Mĩ Sơn là công trình 
kiến trúc, phản ánh tư tưởng xã hội (văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo) của nhân dân thời kỳ phong kiến.
-ảnh 2: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp tự nhiên đã được xếp hạng là thắng cảnh thế giới.
-ảnh 3: Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Đây là một sự kiện trọng đại.
b.
Di sản
văn hoá
Di tích lịch sử và cách mạng
Danh lam thắng cảnh
Cố đô Huế. Phố cổ Hội An. Thánh địa Mỹ Sơn. Văn miếu Quốc Tử Giám. Chữ Nôm. áo dài truyền thống. Bài hát quan họ
Bến nhà rồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hoả Lò. Côn Đảo. PắcBó. Gò Đống Đa.
Vịnh Hạ Long. Ngũ Hành Sơn. Đồ Sơn. Sầm Sơn. Rừng Cúc Phương. Hang Bích Động
c. Những di sản văn hoá ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
- Cố đô Huế
- Phố cổ Hội An
- Thánh địa Mỹ Sơn
- Vịnh Hạ Long
Hoạt động 2: Tìm hiểu các khái niệm ( 20p)
-GV cho HS đọc nội dung SGK
-HS: Đọc phần a, SGK
1) Di sản văn hoá bao gồm văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể, Di tích lịch sử - văn hoá, Danh lam thắng cảnh.
-Gv: y/c hs nêu các khái niệm về di sản văn hóa.
-Hs: Trả lời theo cá nhân.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
 - Di sản văn hoá bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
- Di tích lịch sử văn hoá là: Công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia, thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 
-Di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. 
- Những di tích, di sản và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp và kho tàng di sản văn hoá thế giới.
2. Trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá:
- Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá
+ Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hoá.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật.
v.tổng kết và hướng dẫn về nhà (3p)
	*Tổng kết
	-Gv chốt lại kiến thức toàn bài.
	-Nhận xét thái độ và tinh thần học tập của học sinh, xếp loại giờ học.
	*Hướng dẫn về nhà
	-Học thuộc bài 
	-BTVN: hoàn thành các bài tập a,b,c,d, 

File đính kèm:

  • doctiet 24.doc