Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 8 - Nông Văn Thành

1. Kiến thức

-Nêu được thế nào là đoàn kết tương trợ.

-Hiểu được ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ giữa người với người.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người.

- Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ

- Thân ái, tương trợ giũp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.

3. Thái độ:

-Tuân thủ, nghiêm túc, tự giác, hợp tác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 8 - Nông Văn Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Soạn: 11/10/2010
Giảng: 7b ( 12/10), 7a,c (14/10)
Tiết 8 ( tuần 9)
đoàn kết tương trợ
i.Mục tiêu
1. Kiến thức
-Nêu được thế nào là đoàn kết tương trợ.
-Hiểu được ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ giữa người với người.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người.
- Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ 
- Thân ái, tương trợ giũp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.
3. Thái độ:
-Tuân thủ, nghiêm túc, tự giác, hợp tác.
ii. đồ dùng dạy học
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn về đoàn kết tương trợ.
iii. phương pháp
- Thảo luận nhóm, đóng vai , diễn giải, đàm thoại.
iv.tổ chức hoạt động dạy học
1.Khởi động (3p)
*Mục tiêu
-Học sinh có hứng thú tìm hiểu đoàn kết tương trợ là gì? các biểu hiện của đoàn kết tương trợ.
*Cách tiến hành
-ĐVĐ: GV cho HS giải thích câu ca dao
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện đọc: Một buổi lao động (12p)
*Mục tiêu
- Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ 
*Cách tiến hành
-GV: Hướng dẫn HS đọc truyện bằng cách phân vai.
- 1 HS đọc lời dẫn.
- 1 HS đọc lời thoại của lớp trưởng 7A 
I. Truyện đọc
-GV: Y/c các nhóm thảo luận trả lời các caau hỏi:
1) Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì?
- Lớp 7A chưa hoàn thành công việc.
- Khu đất có nhiều mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều nữ.
2) Lớp 7B đã làm gì?
- Các bạn lớp 7B đã sang làm giúp các bạn lớp 7A
3) Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp.
4) Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B?
-Các nhóm thảo luận và báo cáo.
-GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra bài học.
- Các câu nghỉ một lúc sang bên bọn mình ăn mía, ăn cam rồi cùng làm!
- Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc cả hai lớp người cuốc, người đào, người xúc đất đổ đi.
- Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình
- Tinh thần đoàn kết, tương trợ
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (15P)
*Mục tiêu
-Nêu được thế nào là đoàn kết tương trợ.
-Hiểu được ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ giữa người với người.
*Cách tiến hành
-GV: Y/c cá nhân trả lời các câu hỏi:
1) Đoàn kết, tương trợ là gì?
2) ý nghĩa của đoàn kết tương trợ?
-HS: Cá nhân phát biểu, lớp nhận xét.
-GV: Yêu cầu HS đại diện trả lời cả lớp trả lời và bổ sung ý kiến. Kết luận nội dung và rút ra bài học thực tiễn.
-HS: Giải thích câu tục ngữ sau:
- Ngựa có bầy, chim có bạn
II. Nội dung bài học
1. Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.
2. ý nghĩa:
- Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người sẽ yêu quý giúp đỡ ta.
- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. Đoàn kết tương trợ là truyền thống quí báu của dân tộc ta.
- Tinh thần tập thể, đoàn kết, hợp quần
- Dân ta nhớ một chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
-Gv chốt lại kiến thức bài học
- Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí, đảm bảo mọi thắng lợi thành công. Câu thơ trên của Bác Hồ đã được dân gian hoá thành một câu ca dao có giá trị tư tưởng về đạo đức Cách mạng
Hoạt động 3: Vận dụng - củng cố (10p)
*Mục tiêu
-Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người.
- Thân ái, tương trợ giũp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.
*Đồ dùng dạy học
-Các câu ca dao tục ngữ nói về đoàn kết tương trợ.
*Cách tiến hành
- Hãy nêu các biểu hiện của đoàn kết tương trợ trong cuộc sống ?
-Thảo luận chung cả lớp trả lời.
-GV: Hướng dẫn HS giải bài tập Sách giáo khoa, trang 22
-HS: Cả lớp cùng làm việc, trao đổi ý kiến:
II.Bài tập:
- Toàn đoàn kết, tương trợ chống hạn hán, lũ lụt.
- Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
a. Trung là bạn cùng tổ, lại gần nhà Thuỷ, Trung bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Nếu em là Thuỷ, em sẽ giúp Trung việc gì?
a) Nếu em là Thuỷ em sẽ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn.
b. Tuấn và Hưng cùng học một lớp, Tuấn học giỏi toán còn Hưng học kém. Mỗi khi có bài tập về nhà, Tuấn làm hộ Hưng. Em có tán thành việc làm của Tuấn không? Vì sao?
b) Em không tán đồng việc làm của Tuấn vì như vậy là không giúp đỡ bạn mà là làm hại bạn.
c. Trong giờ kiểm tra toán, có một bài khó. Hai bạn ngồi cạnh nhau đã góp sức để cùng làm bài. Suy nghĩ của em về việc làm của hai bạn như thế nào?
c) Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm bài.
iv. tổng kết và hướng dẫn về nhà (5p)
 *Tổng kết
 GV: Kết luận toàn bài:
Đoàn kết là đức tính cao đẹp. Biết sống đoàn kết, tương trợ giúp ta vượt qua mọi khó khăn tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Đoàn kết, tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay Đảng và nhân dân ta vẫn nêu cao truyền thống tốt đẹp đó. Tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác còn là nguyên tắc đối ngoại - là nhiệm vụ rất quan trọng. Chúng ta cần rèn luyện mình, biết sống đoàn kết, tương trợ phê phán sự chia rẽ. Một xã hội tốt đẹp, bình yên cần đến tinh thần đoàn kết tương trợ.
-Nhận xét tinh thần học tập của học sinh, xếp loại giờ học.
 *Hướng dẫn về nhà
 - Bài tập về nhà b, c, d (SGK trang 17)
 - Chuẩn bị bài 8 : Khoan dung.

File đính kèm:

  • doctiet 8.doc
Bài giảng liên quan