Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

1) Ý thức xã hội

Ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội, bao gồm toàn bộ những quan niệm, quan điểm của các cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lý đến các quan điểm và các học thuyết chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học.

VD: Ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông của người dân

 

ppt35 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 8Tồn tại xã hội và ý thức xã hộiNội dung trình bàyÝ thức xã hộiMối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộiPHẦN A: Ý THỨC XÃ HỘII-CÁC KHÁI NIỆM1) Ý thức xã hộiÝ thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội, bao gồm toàn bộ những quan niệm, quan điểm của các cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lý đến các quan điểm và các học thuyết chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học.VD: Ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông của người dânGiao thông2) Tâm lý xã hộiTâm lý xã hội là toàn bộ những tâm trạng, thói quen, tình cảm của con người, được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hàng ngày, chưa được khái quát thành lý luận.VD :Lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa3) Hệ tư tưởngHệ tư tưởng là toàn bộ những quan điểm, quan niệm đã được hệ thống hóa thành lý luận, học thuyết về đạo đức chính trị, pháp quyền.Hệ tư tưởng không hình thành một cách tự phát, mà hình thành một cách tự giác do các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định xây dựng nên nhằm phản ánh và bảo vệ lợi ích giai cấp của họ.VD: + Tư tưởng HCM về giải phóng dân tộc “ Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp với lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân dân”	+ Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc với chân lí bất hủ có giá trị cho mọi thời đại “ Không có gì quý hơn độc lập tự do.”Hệ tư tưởng khoa học: Là hệ tư tưởng của các giai cấp cách mạng có sứ mệnh lật đổ xã hội cũ lỗi thời, xây dựng xã hội mới tiến bộ hơn.VD: Tư tưởng HCM về xây dựng XHCN ở Việt Nam. “ Chúng ta phải xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt lâu dài Hệ tư tưởng không khoa học: là hệ tư tưởng gắn liền với các giai cấp lỗi thời, phản động đang cố duy trì quyền lợi ích kỉ của chúng.VD: Trong xã hội phong kiến, các giai cấp bóc lột thống trị như vua, các quan lại, quý tộc luôn ra sức bảo vệ địa vị, duy trì quyền lợi của chúng bằng cách cố níu giữ chế độ phong kiến đàn áp, ngăn chặn tư tưởng của giai cấp bị trị đang nổi dậy, nhằm xây dựng xã hội công bằng.4) Mối quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hộiTâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai trình độ phản ánh khác nhau về tồn tại xã hội.Tâm lý xã hội tạo điều kiện cho sự hình thành và tiếp thu hệ tư tưởng, giúp cho lý luận bớt xơ cứng và sai lầm.Hệ tư tưởng gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội.Hê tư tưởng không ra đời trưc tiếp từ tâm lý xã hội.II- VAI TRÒ1)Đối với xã hộiHệ tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội một cách sâu sắc, nó có khả năng vạch ra bản chất của các mối quan hệ xã hội, quy luật vận động của xã hội.VD: Quan niệm của HCM về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội là	+ “ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy dộng tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.	+ “ CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm ko hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi.”2) Đối với con ngườiTâm lý xã hội có vai trò quan trọng. Nó phản ánh trực tiếp ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội. Sự phản ánh mang tính kinh nghiệm, yếu tố đan xen với yếu tố tình cảm.VD: Những bộ phim tâm lý xã hội phản ánh trực tiếp suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của con người trong những mối quan hệ xã hội như: Tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,. Đặc biệt là tình yêu đôi lứaIII- THỰC TRẠNGThực trạng( Thực trạng về tâm lý, lối sống lệch lạc của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay)Biểu hiệnThích ăn diện, xài hàng hiệu, thích xài tiền để thể hiện cá tính, khẳng định đẳng cấp và chứng tỏ mình.Lười học ăn chơi, đua đòi, lao vào các trò giải trí tiêu khiển, sa vào các tệ nạn xã hội Sống buông thả với bản thânSống thờ ơ, thiếu trách nhiệm với gia đình, bạn bè, xã hội, quay lưng lại với truyền thống dân tộc.Thói hư tật xấu2) Nguyên nhânNguyên nhân chủ quanDo không nhận thức đúng về việc học tập và về cuộc sống lành mạnh.Tâm lý dễ tự ái, không muốn thua kém bạn bè, thích tự khẳng định bản thân chứng tỏ mình.Tâm lý không vững vàng dễ bị kích động lôi kéo từ phía xã hội.Nguyên nhân chủ quanCác bậc cha mẹ mải lo làm ăn tiến thân cho kịp sự phát triển của XH mà quên đi bổn phận và trách nhiệm đối với con cáiCông tác giáo dục, quản lý của nhà trường, các đoàn thể: Như đoàn TN, hội sinh viên các tổ chức đơn vị, cơ quan xã hội chính quyền địa phương còn yếu kém, lỏng lẻo và chưa thực sự được chú trọng3) Hậu quảHọc hành sa sútPhẩm chất, đạo đức và nếp sống lành mạnh bị băng hoại, suy đồi.Đánh mất bản thân rơi vào vòng tù tội.Làm gia đình bố mẹ đau lòngBị xã hội lên án, bị người đời khinh rẻIV- GIẢI PHÁP1) Về phía bản thânCần xác định rõ vai trò của mình trong xã hội.Xây dựng tư tưởng, suy nghĩ lành mạnh, lí tưởng sống cao đẹp thấm nhuần tư tưởng HCM và tư tưởng Lê ninNỗ lực phấn đấu, say mê học tập, nghiên cứu khoa học.Tham gia tích cực vào các hoạt động sống lành mạnh và các phong trào như: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.”2) Về phía gia đình và xã hộiCác bậc cha mẹ phải sống tốt để nêu gương truyền thống gia đình cho con trẻ, chăm lo giáo dục con cái quan tâm đến tâm tư tình cảm của con, quan tâm đến việc học tập, các mối quan hệ và các hoạt động bên ngoài xã hội của con. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở con học tập và tham gia vào các hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh. 	Các đoàn thể như đoàn thanh niên, hội sinh viên ở các địa phương phải tăng cường lãnh đạo, quan tâm sát sao đến những hoạt động của các bạn trẻ hiện nay:	+ Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng lí tưởng, giúp các bạn trẻ nhận thức đúng tư tưởng Mac.Lê-nin và tư tưởng HCM, bồi dưỡng kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử, giao tiếp và nhiều kĩ năng khác.	+ Tạo ra môi trường sống lành mạnh, các hoạt động xã hội bổ ích để đáp ứng nhu cầu tình cảm của giới trẻ giúp các bạn trẻ hoàn thiện nhân cách, xây dựng lí tưởng sống cao đẹp, bồi dưỡng lòng tự hào, tự tôn dân tộc.	+ Tuyên truyền, vận động giới trẻ tham gia các hoạt động giáo dục như: hiến máu nhân đạo, xây dựng nhà tình nghĩa, đến thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng.Đặc biệt vận động giới trẻ: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.”Tuyên truyềnPHẦN B: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI(TỒN TẠI XÃ HỘI Ý THỨC XÃ HỘI)I- TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI1) Mối quan hệ:Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội sinh ra và quyết định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo.C.Mac khẳng định: “ Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ, trái lại tồn tại XH của họ quyết định ý thức của họ.2) Ví dụ Tồn tại xã hộiXã hội Cộng sản nguyên thủy, lực lượng sản xuất chung, ăn chung hưởng thụ chungChế độ chiếm hữu nô lệ: Xã hội phân hóa giàu nghèo, người này bóc lột người khác.Xã hội phong kiến: Lao động của nô lệ được thay thế bằng lao động của nông nôChế độ tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển ngay trong lòng xã hội phong kiếnChủ trương xây dựng xã hội chủ nghĩa Ý thức xã hộiChưa nảy sinh quan niệm về tư hữu.Đầu óc tư hữu, tư tưởng ăn bám, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện và phát triển, lao động chủ yếu là nô lệ.Chế độ chiếm hữu nô lệ bị chỉ trích coi là trái với chính nghĩa cần phải xóa bỏ.Chế độ phong kiến là vô nhân đạo, cần phải thay thế nó bằng chế độ tư bản.Phê phán xã hội tư bảnQuyết định3) Kết luậnKhi muốn tìm hiểu nguồn gốc của các hiện tượng ý thức tư tưởng, cần phải phân tích những điều kiện sinh hoạt vật chất đã sản sinh ra nó.II- SỰ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TỒN TẠI XÃ HỘIKhi khẳng định vai trò của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, Triết học Mác lê nin đồng thời thừa nhận tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.Một trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội là sự tác động trở lại của nó đối với tồn tại xã hội. Những ý thức xã hội tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển và hoàn thiện hơn. Ngược lại, những ý thức xã hội lạc hậu có tác động kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.VD: về sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội: Hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu vào thế kỉ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản lại trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh để xóa bỏ xã hội tư bản.Bài học rút raPhải nhận thức rõ về điều kiện vật chất, tinh thần của gia đình để có tư tưởng đúng đắnVD: Nếu gia đình nghèo, thì không được ăn chơi, đua đòi theo bạn bè mà phải chăm chỉ học tập, sống lành mạnh và tham gia lao động phù hợp để giúp đỡ gia đình.Hiểu được tình hình đất nước, từ đó xây dựng lý tưởng sống cao đẹpVD: Thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước. Đứng trước thời kỳ hội nhập, nền kinh tế mở cửa của đất nước, thanh niên phải xây dựng lý tưởng sống cao đẹp, phải say mê học tập, nghiên cứu khoa học để mai sau phục vụ đất nước, xây dựng đất nước phồn vinh thịnh trị, đưa đất nước sánh với cường quốc năm châu trên thế giới.THỰC HIỆN ( TỔ 4)Phạm Quang HiếuLương Hữu HoàngĐỗ Vân AnhPhạm Thu TrangNgô Thanh HằngHoàng Đăng NgọcNguyễn Thu HươngĐỗ Trần Khánh LinhĐào Ngọc SơnHồ Thế TrungPhạm Anh ThưNgô Hoàng Đại

File đính kèm:

  • pptGDCD bai 8.ppt
Bài giảng liên quan