Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 21 - Bài 10: Quan Niệm Về Đạo Đức

I/ Mục tiêu bài học

 1. Kién thức

- Nêu được thế nào là đạo đức.

- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán.

- Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.

2. Kỹ năng

- Phân biệt được hành vi vi phạm đđ với hành vi vi phạm PL và hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán.

 3. Thái độ

- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 21 - Bài 10: Quan Niệm Về Đạo Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 21 - Bài 10
QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
- Nêu được thế nào là đạo đức.
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán.
- Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Kü n¨ng : 
- Phân biệt được hành vi vi phạm đđ với hành vi vi phạm PL và hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán.
 3. Th¸i ®é : 
- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	Câu 1 : Vì sao nói : Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội ?
	Câu 2 : Vì sao nói : chỉ có CNXH mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội ?
 3. Dạy bài mới : 
 Sống trong xã hội, dù muốn hay không, con người luôn có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với mọi người chung quanh. Trong các mối quan hệ phức tạp ấy, con người luôn phải ứng xử, giao tiếp và thường xuyên điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu, lợi ích chung của xã hội. Trong trường hợp ấy con người được xem là có đạo đức. Ngược lại, nếu cá nhân chỉ biết đến lợi ích của mình, hành động bất chấp lợi ích của người khác, của xã hội thì người đó bị coi là thiếu đạo đức. 
 Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Ho¹t ®éng 1 : Đàm thoại, kết hợp diễn giảng.
 * Mơc tiªu: HS tìm hiểu : Quan niệm về đạo đức. 
* C¸ch thực hiện : 
ï Bạn A giúp bạn B bằng cách đọc cho B chép bài của mình trong giờ kiểm tra 1 tiết . Hành vi của A có phải là hành vi đạo đức hay không? ï Đạo đức là gì?
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận : è
GV cần nhấn mạnh ba vấn đề:Thứ nhất, đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực xã hội ( không phải của cá nhân).Thứ hai, tính tự giác ( nếu không có tính tự giác hành vi mất đi tính đạo đức). Thứ ba, hành vi phải phù hợp với những lợi ích chân chính của con người, phù hợp với yêu cầu, lợi ích của xã hội.
GV giảng : Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng biến đổi theo. Mỗi xã hội có một nền đạo đức riêng. Các nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị.
GV hỏi: ï Em hãy lấy vài ví dụ về các chuẩn mực đạo đức mà em biết? (Trong xã hội phong kiến, trong xã hội ta)
HS trả lời.
GV : “Trung” với vua (vô điều kiện, kể cả cái chết); “Tam tòng tứ đức” của người phụ nữ thời phong kiến, Trọng nhân nghĩa, Cần kiệm, Liêm chính, 
GV giảng: Nền đạo đức mới ở nước ta là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế giới. 
GV đặt vấn đề: Đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán đều là những phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng giữa chúng có những khác biệt cơ bản. Em hãy phân biệt và minh hoạ bằng các ví dụ?
HS trả lời.
GV : - Đạo đức: Các chuẩn mực mà xã hội đề ra; tự giác thực hiện; nếu không thực hiện sẽ bị dư luận xã hội cười chê, lên án
VD: Lễ phép chào hỏi người lớn tuổi; con cái có hiếu với cha mẹ; Anh em hoà thuận thương yêu nhau
- Pháp luật: Các quy tắc xử sự do nhà nước quy định; bắt buộc thực hiện; không thực hiện sẽ bị Nhà nước cưỡng chế
VD: Lái xe vượt đèn đỏ; kinh doanh không nộp thuế
- Phong tục tập quán: những thói quen, tục lệ ổn định từ lâu đời (có thể là thuần phong mỹ tục hoặc hủ tục)
VD: Thờ cúng ông, bà,tổ tiên; cưới, hỏi; Tết ; Đám giỗ; .
+ HS trả lời.
GV : nhận xét và kết luận è
Hoạt động 2 : Đàm thoại kết hợp nêu vấn đề.
	* Mục tiêu : HS tìm hiểu : Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
* Cách thực hiện :
ï Vai trò của đạo đức đối với cá nhân?
HS trả lời.
ï Ở mỗi cá nhân, tài năng và đạo đức, cái nào cần được xem trọng hơn? Vì sao? Ví dụ minh hoạ.
HS trả lời.
GV giảng: Mỗi cá nhân cần phát triển hài hoà hai mặt đạo đức và tài năng. Trong đó, đạo đức là cái gốc.
Bác Hồ nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
ï Vai trò của đạo đức đối với gia đình? Theo em, hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng ? Vì sao ? Dẫn chứng trong cuộc sống mà em biết. ï Em hãy nêu thêm vài biểu hiện vi phạm các chuẩn mực đạo đức gia đình?
HS trả lời.
ï Vai trò của đạo đức đối với xã hội ? Tình trạng trẻ vị thành niên lao vào tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức bị xuống cấp? Xã hội phải làm gì?
HS trả lời.
GV kết luận: è
1.Quan niệm về đạo đức:
 a.Đạo đức là gì?
 Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
b.Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi con người:
- Đạo đức đòi hỏi con người thực hiện các chuẩn mực mà xã hội đề ra một cách tự giác. Nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án.
- Pháp luật bắt buộc con người phải thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước qui định. Nếu không sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước.
- Phong tục tập quán yêu cầu con người tuân theo những thói quen, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời. Có thể là những thuần phong mỹ tục cần phát huy hoăc những hủ tục cần loại bỏ.
2.Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội:
a.Đối với cá nhân:
 Giúp cá nhân hoàn thiện nhân cách.
b.Đối với gia đình:
 Tạo nền tảng của hạnh phúc, sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.
 c.Đối với xã hội:
 Tạo sự phát triển bền vững của của xã hội
	4. Củng cố :
+ Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội ?
+ Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người.
	5. Dặn dò : Học bài và xem trước nội dung của bài 10.

File đính kèm:

  • docBai 10( t21 ).doc
Bài giảng liên quan