Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 5 - Bài 3: Sự Vận Động Và Phát Triển Của Thế Giới Vật Chất

I/ Mục tiêu bài học

 1.Kiến thức

- Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của CN DVBC.

- Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật , hiện tượng trong thế giới khách quan

2. Kỹ năng

 - Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.

 - So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

 3. Thái độ : - Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 5 - Bài 3: Sự Vận Động Và Phát Triển Của Thế Giới Vật Chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 5 - Bài 3 :
SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
- Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của CN DVBC.
- Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật , hiện tượng trong thế giới khách quan
2. Kü n¨ng : 
 - Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
 - So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
 3. Th¸i ®é : - Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	Câu 1 : Vì sao nói XH là sản phẩm của giới tự nhiên ?
	Câu 2 : Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan không ?Hãy phân tích. 
 3. Dạy bài mới : 
	GV tạo tình huống có vấn đề:
 Theo em, những sự vật, hiện tượng sau đây có vận động không ? : 
 Đường ray tàu hoả; Hòn đá nằm trên đồi; Bàn ghế trong lớp học, cây cối trong sân trường
 Bài học sẽ giúp ta có câu trả lời đúng đắn.
 Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Ho¹t ®éng1 : Đàm thoại kết hợp nêu vấn đề.
* Mơc tiªu: HS hiểu được KN vận động, vì sao vđ là phương thức tồn tại của vật chất, các hình thức vđ cơ bản của vật chất.
* C¸ch thực hiện : 
Hỏi: Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, thế nào là vận động ? Cho VD. Theo các em, có SV, HT nào không vận động? (Nếu có người nói: “Con tàu thì đang vận động nhưng đường tàu thì không”, Ýù kiến em thế nào?) 
HS trả lời.
GV : Nhận xét và kết luận : Tất cả SV, HT đều vận động. è
Hỏi : Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng ? Tìm ví dụ để chứng minh.
HS trả lời.
GV : Đặt vấn đề : nếu electron ngừng chuyển động, cây không sinh trưởng phát triển nữa.
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận : è
GV chuyển ý : như vậy nói về vận động không phải chỉ có một hình thức mà có rất nhiều hình thức khác nhau.
Hỏi : Trình bày các hình thức vận động cơ bản từ thấp đến cao của thế giới vật chất ?
VD: Chim bay, tàu chạy, trái đất quay quanh mặt trời.
Hỏi : với ví dụ trên em có nhận xét gì về hình thức vận động này ?
HS trả lời.
GV kết luận : VĐ cơ học.
+ Vận động cơ học là gì ?
GV tiếp tục đưa ra các ví dụ về các hình thức vận động khác nhau để học sinh nắm rõ các hình thức vận động.
GV cho ví dụ và phân tích :
+ VĐ cơ học ® VĐ vật lý : Sức nước ® dòng điện
+ Sự quang hợp ở cây xanh chỉ thực hiện khi có ánh sáng mặt trời và hợp chất CO2 (VĐ sinh học – VĐ vật lý – VĐ hóa học).
GV kết luận : Các hình thức vận động có liên hệ chặt chẽ, ràng buộc, tđ lẫn nhau, trong những đk nhất định có thể chuyển hóa cho nhau. 
GV phân tích : trong các hình thức vận động cơ bản trên, vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất. GV giải thích
Hỏi : HS rút ra bài học gì thông qua việc tìm hiểu nội dung trên ?
à Bài học rút ra : Khi đánh giá sự vật, hiện tượng, cần đặt chúng trong sự vận động không ngừng thì sự đánh giá mới đúng.
VD: Đánh giá học lực, hạnh kiểm của một học sinh 
GV chuyển ý: TGVC luôn luôn vận động. Nhưng chúng vận động theo chiều hướng tất yếu nào ?
Hoạt động 2 : Diễn giảng kết hợp đàm thoại
* Mục tiêu : HS nắm được khái niệm phát triển, giải thích được vì sao phát triển là khuynh hướng tất yếu của TGVC.
* Cách thực hiện :
Hỏi : Sự vận động có thể diễn ra theo những hướng nào? Tìm các ví dụ để chứng minh. Thế nào là sự phát triển ? Chứng minh vài nội dung phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, đời sống nhân dâncủa nước ta hiện nay ?
HS trả lời.
GV lấy một số ví dụ cụ thể : Nông nghiệp phát triển : lai tạo giống lúa mới để tăng năng suất. Công nghiệp: sản xuất máy móc hiện đại thay thế lao động thủ công. Đời sống nhân dân: thu nhập bình quân ngày càng cao.
Hỏi : Phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra như thế nào ? Khuynh hướng chung, tất yếu của quá trình đó là gì ? Tìm VD để chứng minh.
HS trả lời.
GV : Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta từ năm 1930 đến 1945 đầy khó khăn, gian khổ, có lúc tưởng chừng như thất bại ( bị thực dân Pháp đàn áp) nhưng rồi cuối cùng ta đã dành được chiến thắng ( CMT8 thành công)
GV giảng giải thêm : Không nên nhầm lẫn giữa phát triển và vận động, không phải bất cứ sự vật , hiện tượng nào mới xuất hiện, khác trước đều là kết quả của sự phát triển.
Hỏi : Khuynh hướng tất yếu của TGVC là gì ?
HS trả lời
GV nhận xét và kết luận : è
Hỏi : qua bài học em rút ra bài học gì cho bản thân ? HS trả lời.
GV kết luận : Khi xem xét một sự vật, hiện tượng, hoặc đánh giá một con người , cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ. 
VD: Thấy được sự phấn đấu tiến bộ của các tù nhân, hằng năm, Nhà nước đã đặc xá tha tội cho hàng ngàn người.
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động:
 a. Thế nào là vận động:
 Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện tượng.
b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất:
	- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động.
	- Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng.
c. Các hình thức vận động cơ bản của vật chất:
 - Vận động cơ học : Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
	- Vận động vật lý : Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, quá trình nhiệt, điện, ...
 - Vận động hoá học : Quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
 - Vận động sinh học : Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
 - Vận động xã hội : Sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.
2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển:
a. Thế nào là phát triển ?
 Phát triển là sự vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất :
	- Quá trình phát triển không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp, mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp.
- Thế giới vật chất phát triển theo khuynh hướng tất yếu: cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
	4. Củng cố :
 ï Theo quan điểm của Triết học Mác – Lê nin, thế nào là vận động ?
 ï Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?
 ï Theo quan điểm của Triết học Mác – Lê nin, thế nào là phát triển ?
 ï Hãy nêu vài ví dụ về sự phát triển?
 	5. Dặn dò :
+ Học bài cũ.
+ Đọc trước nội dung bài 4.

File đính kèm:

  • docBai 3 ( t5 ).doc