Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 8 - Bài 5: Cách Thức Vận Động, Phát Triển Của Sự Vật Và Hiện Tượng

I/ Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức :

- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng.

- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng .

2. Kỹ năng : Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất.

 3. Thái độ : Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi trọng việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 8 - Bài 5: Cách Thức Vận Động, Phát Triển Của Sự Vật Và Hiện Tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Tiết 8 - Bài 5
	CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng.
- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng . 
2. Kü n¨ng : Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất.
 3. Th¸i ®é : Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi trọng việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	Câu 1 : 	Vì sao nói : mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng ? 
 3. Dạy bài mới : Ở bài 4, các em đã biết nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Vậy, sự vật, hiện tượng vận động, phát triển theo cách thức nào ? Muốn rõ điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
 Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Ho¹t ®éng 1 : Đàm thoại kết hợp nêu vấn đề và diễn giảng.
* Mơc tiªu: HS nắm được khái niệm chất, lượng của SV, HT.
* C¸ch thực hiện : 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại giúp HS tìm hiểu : Khái niệm chất.
Hỏi : Hãy xác định những tính chất riêng của đồng? 
HS trả lời: (Ng tử lượng: 63,54 đvC, t0 nóng chảy: 10830 C, )
Hỏi : Tìm tính chất tiêu biểu của muối, đường, ớt, chanh?
HS trả lời : (Muối: mặn. Đường: ngọt. Ớt: cay.Chanh: chua).
GV giảng : Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản, tiêu biểu nói lên sự khác nhau giữa chúng với sự vật, hiện tượng khác. Những thuộc tính này nói lên chất của sự vật, hiện tượng.
Hỏi : Theo em, chất là gì ?
 - HS trả lời.
GV kết luận: è
GV chuyển ý : Mỗi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và mặt lượng thích hợp với nó.
GV đặt vấn đề : 1 phân tử nước (H2O) lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2 nguyên tử hydrô và 1 nguyên tử Oxy. Lượng của cái bảng: màu đen, hình chữ nhật, dài 2 m, rộng 1,5 m.
Hỏi : Em hãy cho biết lượng là gì?
HS trả lời
GV kết luận: è
Đặt vấn đề : Dựa vào các thuộc tính chỉ mặt lượng của SV, HT, chúng ta có thể phân biệt nó với SV, HT khác không ? VD
HS trả lời.
 GV giảng giải : Chất tạo sự khác nhau căn bản giữa các sự vật hiện tượng nhưng lượng thì không. Trong thực tế có những mặt lượng của sự vật, hiện tượng khó biểu thị bằng các đại lượng chính xác ( mức độ tình cảm của một con người ).
Chất và lượng luôn thống nhất với nhau tạo nên một sự vật, hiện tượng.
 GV chuyển ý : Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chất và lượng không đứng im mà luôn vận động trong mối quan hệ qua lại với nhau. Muốn biết mối quan hệ đó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
Hoạt động 2 : Thảo luận lớp kết hợp diễn giảng và đàm thoại
* Mục tiêu : HS nắm được mối QH giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
* Cách thực hiện :
Nêu vấn đề thảo luận : Nước : ở trạng thái lỏng, t0 khoảng 290C.
Hỏi : Hãy xác định thuộc tính chỉ chất và lượng của nước ? Theo các em, trong hai thuộc tính trên, thuộc tính nào thường xuyên có sự thay đổi ? Nếu ta tăng t0 của nước lên đến 1000C hoặc giảm xuống 00C, thì kết quả là gì ? 
HS trả lời.
 GV nhận xét.
Hỏi : Hãy xác định khoảng giới hạn mà sự thay đổi t0 trong khoảng đó chưa làm cho trạng thái lỏng của nước thay đổi ? Xác định điểm giới hạn mà ở đó t0 của nước làm cho nước không còn ở trạng thái lỏng ? 
HS trả lời.
GV nhận xét.
Hỏi : Giữa chất và lượng của SV, HT, yếu tố nào biến đổi trước ? Sự biến đổi này diễn ra NTN ? 
Độ là gì ? Thế nào là điểm nút ? Lượng cần thay đổi NTN mới có sự thay đổi về chất ?
HS trả lời.
GV kết luận : è
GV đưa tiếp thông tin để giúp HS hiểu rõ hơn:
 Một cơn áp thấp nhiệt đới với sức gió mạnh dần lên đến cấp 7 sẽ trở thành bão.
+Theo định luật tuần hoàn của Menđêlêép : Trọng lượng nguyên tử của 1 nguyên tố hóa học thay đổi sẽ biến thành nguyên tố hóa học khác.
+ Sự tiết kiệm quá đáng ® Sự keo kiệt.
GV chuyển ý: Chất mới ra đời, lượng cũ còn phù hợp với nó k0 ?
GV nêu vấn đề : Lượng của cơn áp thấp nhiệt đới khi đã chuyển thành bão có thay đổi, tốc độ gió mạnh từ cấp 7 đến cấp 12, sức gió của nó từ 45 km/h trở lên, kèm theo mưa rất to.
+ Nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trang thái hơi, thì thể tích, vận tốc phân tử, độ hoà tan của các phân tử nước cũng khác trước.
+ Trong học tập, trình độ văn hóa từ cấp học thấp lên cấp học cao : năng lực phân tích, tổng hợp cao hơn, khối lượng kiến thức nhiều hơn
GV giảng : è
 ïQua tiết học, em rút ra bài học gì trong học tập và rèn luyện ?
 GV kết luận toàn bài: Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới theo cách thức: lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi và ngược lại Để tạo sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định.
1. Chất:
 Chất là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật , hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.
2. Lượng:
	Lượng là khái niệm dùng để chỉ nhưng thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ , quy mô, tốc độ, số lượngcủa sự vật, hiện tượng.
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất:
a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất:
 	Sự biến đổi về chất bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần đến một giới hạn nhất định, sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa lượng và chất, chất mới ra thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng:
 Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng, phù hợp với nó. Vì vậy, chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới phù hợp với nó để tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
	4. Củng cố :
 ï Thế nào là chất và lượng của sự vật, hiện tượng ? Cho ví dụ.
 ï Hãy trình bày mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất ? Cho ví dụ.
 ï Tìm một số câu tục ngữ thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? 
 ( Có công mài sắt có ngày nên kim; Kiến tha lâu cũng đầy tổ; Góp gió thành bão)
 	5. Dặn dò :
+ Học bài cũ.
+ Đọc trước nội dung bài 6.

File đính kèm:

  • docBai 5 ( t8 ).doc
Bài giảng liên quan