Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 9 - Bài 6: Khuynh Hướng Phát Triển Của Sự Vật Và Hiện Tượng
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng .
2. Kỹ năng :
- Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
- Mô tả được hình “xoắn ốc” của sự phát triển.
3. Thái độ :
- Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ.
- Ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, cái tiến bộ.
Tiết 9 - Bài 6 KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG I/ Mơc tiªu bµi häc : 1. KiÕn thøc : - Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. - Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng . 2. Kü n¨ng : - Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. - Mô tả được hình “xoắn ốc” của sự phát triển. 3. Th¸i ®é : - Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ. - Ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, cái tiến bộ. II/ Thiết bị vµ ph¬ng tiƯn d¹y häc : - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu. III/ Phương pháp dạy học : Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, trực quan. IV/ Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : Câu 1 : Thế nào là chất, lượng của sự vật, hiện tượng ? Cho VD. Câu 2 : Nêu mối QH giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng ? 3. Dạy bài mới : GV đặt vấn đề: Bài 4 và bài 5 giúp các em hiểu được nguồn gốc, cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng. Bài 6 sẽ giúp các em hiểu được khuynh hướng phát triển của chúng. Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh Néi dung cÇn ®¹t Ho¹t ®éng 1 : Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp và diễn giảng. * Mơc tiªu: HS nắm được khái niệm và so sánh được phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. * C¸ch thực hiện : Hỏi: Thế nào là phủ định ? HS trả lời: GV : đưa ra 2 ví dụ để phân tích 2 hình thức phủ định. VD 1 : Chim sống è (bị bắn ) è Chim chết. VD 2 : Hạt nẩy mầm è cây con è Cây trưởng thành ( kết hạt ) Hỏi : Trong 2 VD trên nguyên nhân phủ định là do đâu ? ( khách quan hay chủ quan ) Kết quả của sự phủ định là gì ? HS trả lời. GV nhận xét và kết luận : VD 1 : PĐBC, VD 2 : PĐSH. Hỏi : PĐ siêu hình là gì ? Cho VD. PĐ biện chứng là gì ? Cho VD. PĐ biện chứng có những đặc điểm gì ? Thế nào là tính khách quan, tính kế thừa của phủ định biện chứng ? HS trả lời. GV nhận xét và kết luận. Hỏi : Phát triển là gì ? Hai hình thức phủ định trên, hình thức phủ định nào làm tiền đề cho sự phát triển ? Vì sao ? HS trả lời. GV nhận xét và lấy VD để phân tích thêm : VD: Sinh vật mới ra đời là kết quả của sự đấu tranh giữa biến dị và di truyền trong bản thân sinh vật. Chế độ phong kiến ra đời là kết quả đấu tranh giữa giai cấp nô lệ và chủ nô trong chế độ chiếm hữu nô lệ. VD: Các giống loài phát triển theo quy luật di truyền. Thế hệ con cái kế thừa các yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ, gạt đi những yếu tố không còn thích hợp hoàn cảnh mới. GV tiến hành thảo luận lớp : Hỏi : Các em phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa PĐBC và PĐSH ? HS thảo luận trong 3 phút và trả lời. GV minh hoạ, phân tích thêm: Trong lịch sử đã từng diễn ra những lần PĐSH tiêu diệt sự phát triển. VD: Tần Thủy Hoàng “thiêu học trò, đốt sách”, Pônpốt “diệt chủng”. - PĐBC luôn thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển. VD: Hạt lúa ® mầm non ® cây lúa ® hạt lúa GV kết luận: Trong quá trình phát triển của sự vật, cái mới không ra đời từ hư vô, mà ra đời trên cơ sở cái cũ. Nó không phủ định hoàn toàn, “sạch trơn” mà luôn mang tính kế thừa những giá trị tích cực của cái cũ. Hoạt động 2 : Diễn giảng kết hợp đàm thoại. * Mục tiêu : HS nắm được khuynh hướng phát triển là PĐBC. * Cách thực hiện : GV giảng: Mọi sự vật, hiện tượng đều được sinh ra cùng với khả năng phủ định của chính bản thân nó. Đó là quy luật. Những cái đang tồn tại đều là kết quả của sự phủ định cái đã tồn tại trước nó và đến lượt chúng, những cái đang tồn tại sẽ bị phủ định bởi những cái mới khác. Đó là phủ định của phủ định. Hỏi: Sự ra đời của cái mới là như thế nào ? Lấy VD CM. Cái mới và cái cũ có liên quan với nhau không ? Vì sao ? Lấy VD CM. HS trả lời. GV : nhận xét và kết luận. Hỏi : Khuynh hướng phát triển là gì ? Hãy cho biết trong các hình sau ( đường thẳng, đường xoắn trôn óc, đường tròn ) hình nào biểu hiện đúng con đường phát triển của TGVC ? HS trả lời. GV kl : Khuynh hướng phát triển diễn ra theo hình xoáy trôn ốc GV giáo dục tư tưởng: CNXH từ khi ra đời đến nay, có thể nói vẫn còn non trẻ, hiện đang gặp nhiều khó khăn. Chúng ta tin rằng, những khó khăn ấy là tạm thời, với sự nổ lực của toàn Đảng, toàn dân, chắc chắn, CNXH sẽ thành công. ïQua những nội dung trên, chúng ta có thể rút ra bài học gì để vận dụng trong cuộc sống? GV giáo dục tư tưởng : Phê bình và tự phê bình là nhằm phát huy cái tốt, hạn chế cái xấu để được tiến bộ. Cần tránh thái độ che giấu khuyết điểm, hoặc vùi dập, phủ định sạch trơn. GV kết luận toàn bài: Các sự vật, hiện tượng phát triển theo xu hướng chung: đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Xu hướng phát triển này được thực hiện bằng sự phủ định biện chứng liên tục. 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình: a. Phủ định siêu hình: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. b. Phủ định biện chứng: Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để phát triển sự vật, hiện tượng mới. * Hai đặc điểm cơ bản của PĐ biện chứng : - Tính khách quan. - Tính kế thừa. 2. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là sự vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn. 4. Củng cố : ï Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Nêu các ví dụ. ï Phân biệt phủ định biện chứng với phủ định siêu hình. ï Khuynh hướnh phát triển của sự vật và hiện tượng. 5. Dặn dò : + Tiết sau kiểm tra một tiết. + Học bài 4,5,6. Hình thức kiểm tra : tự luận
File đính kèm:
- Bai 6 ( t9 ).doc