Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 2 - Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng (tiết 2)

I_ Mục tiêu:

 1/ Kiến thức: nắm được

 - Khái niệm phương pháp luận, phương pháp luận biện chứng và siêu hình.

 - khái niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng.

 2/ Về kỹ năng:

Vận dụng kiến thức đã học xem xét sự vật hiện tương không được tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

 3/ Về thái độ:

Có ý thức trau dồi phương pháp luận biện chứng.

II_ Nội dung:

 Làm sáng tỏ các vấn đề:

+ Sự khác nhau giữa phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.

+ Sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

III_ Tài liệu và phương tiện:

 Ca dao, tục ngữ, bảng so sánh, sách giáo khoa, sách giáo viên.

IV_ Tiến trình dạy học:

 1/ Kiểm tra bài cũ:

_ Nêu khái niệm triết học và vai trò của triết học.

_ Phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

 2/ Giới thiệu bài mới:

 Mọi sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta luôn vận động và phát triển không ngừng, do đó chúng ta cũng phải nhận thức chúng trong trạng thái vận động và phát triển. Phương pháp nhận thức đó gọi là gì? Làm thế nào để có được phương pháp đó, nó có quan hệ gì với thế giới quan không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

 3/ Dạy bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 4164 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 2 - Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 2:
Ngày soan:30/7/2010.
Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
 VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG (T2)
I_ Mục tiêu: 
 1/ Kiến thức: nắm được
 - Khái niệm phương pháp luận, phương pháp luận biện chứng và siêu hình.
 - khái niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng.
 2/ Về kỹ năng: 
Vận dụng kiến thức đã học xem xét sự vật hiện tương không được tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
 3/ Về thái độ:
Có ý thức trau dồi phương pháp luận biện chứng.
II_ Nội dung:
 Làm sáng tỏ các vấn đề:
+ Sự khác nhau giữa phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
+ Sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
III_ Tài liệu và phương tiện:
 Ca dao, tục ngữ, bảng so sánh, sách giáo khoa, sách giáo viên.
IV_ Tiến trình dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
_ Nêu khái niệm triết học và vai trò của triết học.
_ Phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.
 2/ Giới thiệu bài mới:
 Mọi sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta luôn vận động và phát triển không ngừng, do đó chúng ta cũng phải nhận thức chúng trong trạng thái vận động và phát triển. Phương pháp nhận thức đó gọi là gì? Làm thế nào để có được phương pháp đó, nó có quan hệ gì với thế giới quan không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.
 3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính của bài
Hoạt động 1: phân biệt phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
_ Thế nào là phương pháp? Ví dụ.
- Thế nào là phương pháp luận? ví dụ.
Hs: phát biểu ý kiến.
Gv rút ra kết luận →
- Thảo luận nhóm: chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận 2 vấn đề, thời gian 5 phút.
Nhóm 1: Chỉ ra yếu tố biện chứng trong câu nói:
 “ Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”
 Hêraclit 
→ rút ra kết luận về phương pháp luận biện chứng.
Nhóm 2:
- Đọc câu chuyện “ Thầy bói xem voi” và cho biết: 5 ông thầy bói cảm nhận con voi bằng cách nào? Kết quả ra sao? Nó thể hiện phương pháp luận nào?
→ rút ra kết luận về phương pháp luận siêu hình.
Gv bổ sung, tổng kết và rút ra kết luận. →
Gv phát vấn học sinh: phương pháp luận nào là khoa học? rút ra bài học trong việc xem xét các sự vật hiện tượng trong cuộc sống.→ phương pháp luận biện chứng là một phương pháp khoa học và chính xác.
Hoạt động 3: chủ nghĩa duy vật biện chứng
Nhắc lại thế giới quan duy vật?
Nhắc lại phương pháp luận biện chứng?
Mối quan hệ giữa thế giới quan và phương pháp luận?
Hs trả lời, Gv nhận xét và kết luận: thế giới quan và phương pháp luận có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Gv:lập bảng so sánh
Gv: nêu sự hạn chế của các nhà triết học trước Mác?
(làm rõ các hệ thống triết học trước Mác chưa triệt để vì chưa đạt được sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng).
Hs: phát biểu ý kiến 
Hs: đọc kỹ về Phoi-ơ-bắc và Hêghen để điền vào bảng so sánh:
TGQ
PPL
Các nhà duy vật trước Mác
Duy vật
Siêu hình
Các nhà biện chứng trước Mác
Duy tâm
Biện chứng
Triết học Mác-Lênin
Duy vật
Biện chứng
- Sự thống nhất giữa phương pháp luận biện chứng và thế giới quan duy vật thể hiện ở những quan điểm nào?
Gv kết luận: CNDVBC là một học thuyết khoa học. mỗi cá nhân chúng ta khi đánh giá, xem xét một vấn đề, 1 SVHT nào đó phải xuất phát từ chính sản thân SVHT đó và nhìn nhận trong mối quan hệ với các SVHT khác, trong sự vận động và phát triển của chúng.
1. c_ Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình:
Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.
Phương pháp luận là khoa học về phương pháp, về những phương pháp nguyên cứu.
_ Phương pháp luận biện chứng: xem xét SVHT trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
_ Phương pháp luận siêu hình: xem xét SVHT một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển.
2_ Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhât hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng:
Về thế giới quan: phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng.
Về phương pháp luận: phải xem xét chúng với qua điểm biện chứng duy vật.
 4/ Củng cố-dặn dò:
Gv cho học sinh làm bài tập nhanh:
Những câu tục ngữ nào sau đây nói về yếu tố biện chứng:
a/ Rút dây động rừng
b/ Tre già măng mọc
c/ Trông mặt mà bắt hình dong
d/ nước chảy đá mòn
5/ Hoạt động tiếp nối:
Xác định vai trò của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn.
Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ thể hiện thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
V_ Gợi ý, kiểm tra, đánh giá:
Học bài cũ.
Làm bài tập sách giáo khoa và chuẩn bị bài mới.
Phân biệt phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.

File đính kèm:

  • docTiet 2.GDCD10.doc