Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 23+24 - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học

I/ MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

 Qua bài học – HS cần nắm được những yêu cầu:

1/ Kiến thức:

- Hiểu được phạm trù đạo đức: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

2/ Kỹ năng:

- Biết thực hiện nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.

- Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và XH.

3/ Thái độ:

- Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc.

- Tôn trọng nhân phẩm của người khác.

II/ NỘI DUNG:

- GV cần giới thiệu những phạm trù đạo đức cơ bản, đặc điểm của những phạm trù đạo đức đó, mối quan hệ giữa những phạm trù đạo đức.

- Bài dạy 2 tiết.

Tiết 1: Mục 1+2.

Tiết 2: Mục 3+4.

III/ PHƯƠNG PHÁP:

- Sử dụng PP thuyết trình + diễn giảng.

- Sử dụng PP giải quyết vấn đề + đàm thoại.

- Sử dụng PP thảo luận nhóm + những câu hỏi trắc nghiệm.

IV/ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

- SGK 10, sách GV GDCD 10, thiết kế bài giảng GDCD 10.

- Giấy khổ to, bút dạ.

- Một số băng, đĩa nội dung phù hợp.

- Tục ngữ, ca dao liên quan đến bài học.

V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Kiểm tra bài cũ: (2 HS).

 Câu hỏi sgk + liên hệ TT.

2/ Giới thiệu bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 5116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 23+24 - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 23+24. Soạn ngày:
 Bài 11. một số phạm trù cơ bản
 Của đạo đức học.
i/ mục đích cần đạt được:
 Qua bài học – HS cần nắm được những yêu cầu:
1/ Kiến thức:
Hiểu được phạm trù đạo đức: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
2/ Kỹ năng:
Biết thực hiện nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.
Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và XH.
3/ Thái độ:
Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc.
Tôn trọng nhân phẩm của người khác.
Ii/ nội dung:
GV cần giới thiệu những phạm trù đạo đức cơ bản, đặc điểm của những phạm trù đạo đức đó, mối quan hệ giữa những phạm trù đạo đức.
Bài dạy 2 tiết.
Tiết 1: Mục 1+2.
Tiết 2: Mục 3+4.
Iii/ phương pháp:
Sử dụng PP thuyết trình + diễn giảng.
Sử dụng PP giải quyết vấn đề + đàm thoại.
Sử dụng PP thảo luận nhóm + những câu hỏi trắc nghiệm.
Iv/ tài liệu, phương tiện:
SGK 10, sách GV GDCD 10, thiết kế bài giảng GDCD 10.
Giấy khổ to, bút dạ.
Một số băng, đĩa nội dung phù hợp.
Tục ngữ, ca dao liên quan đến bài học.
v/ tiến trình dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: (2 HS).
 Câu hỏi sgk + liên hệ TT.
2/ Giới thiệu bài mới:
 Phạm trù đạo đức học bao hàm những khái niệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc tính căn bản, những phương tiện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. Đạo đức học bao gồm những phạm trù cơ bản như nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc. Trong bài học này chúng ta nghiên cứu nội dung những phạm trù đạo đức trên.
3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Những KTCB cần đạt được
- Để đưa ra cho HS hiểu khái niệm nghĩa vụ: GV cần đặt vấn đề Trong đời sống mỗi cá nhân dù cố gắng đến đâu cũng không thể thoả mãn những nhu cầu nếu không có sự kết hợp với nhu cầu lợi ích của người khác và của XH: ý thức của cá nhân và quan hệ này gọi là nghĩa vụ.
? Cho HS đọc VD sgk.
? Em nhận xét gì về hoạt động nuôi con của bố mẹ? Cha mẹ nuôi con trưởng thành?
? Phân tích VD khác bài học?
- HS trả lời GV Kluận.
? Trong TT nhu cầu lợi ích cá nhân và XH đều thống nhất? Nừu có sự mâu thuẫn chúng ta cần giải quyết NTN? Cho VD liên hệ TT?
HS trao đổi.
GV kết luận.
? Gọi HS đọc sgk?
? Nghĩa vụ đạo đức của thanh niên Việt nam hiện nay? Của bản thân nói riêng?
HS trả lời.
GV giải thích Kluận.
HS đọc VD câu hỏi sgk. HS trả lời.
GV nhận xét Kluận.
 Trong cuộc sống những người có đạo đức luôn xem xét đánh giá mối quan hệ giữa bản thân với người xung quanh. Trên cơ sở đó đánh giá hành vi của mình cho phù hợp chuẩn mực đạo đức.
? Khái niệm lương tâm?
? lương tâm tồn tại ở trạng thái nào? ý nghĩa của nó?
? Mỗi người phải rèn luyện NTN để trở thành người có lương tâm?
HS trả lời.
GV giải thích Kluận.
?
? Đối với HS cần rèn luyện NTN?
1/ Nghĩa vụ:
a/ Nghĩa vụ là gì?
- Khái niệm: Nghĩa vụ là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của XH.
 Bài học: Có lúc cá nhân phải biết đặt nhu cầu , lợi ích XH lên trên và phải biết phục tùng lợi ích chung.
- XH phải có trách nhiệm đảm bảo cho nhu cầu, lợi ích chính đáng của cá nhân.
b/ Nghĩa vụ đạo đức của thanh niên Việt nam hiện nay.
- Chăm lo rèn luyện đạo đức có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác góp phần XDXH tốt đẹp.
- không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hoá.
- Tích cực lao động sáng tạo.
- Sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
2/ Lương tâm:
a/ Lương tâm là gì?
- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác và XH.
- Hai trạng thái của lương tâm:
+ Trạng thái thanh thản của lương tâm. VD
+ trạng thái cắn rứt của lương tâm. VD
b/ Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
- Thường xuyên rèn luyện TT đạo đức theo quan điểm tiến bộ, tự giác thực hiện hành vi đạo đức.
- thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân, tự nguyện phấn đấu để trở thành công dân tốt.
- Bồi dưỡng tư cách đẹp trong sáng trong quan hệ người với người.
* Củng cố tiết 22: Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, là yếu tố nội tâm làm nên giá trị đạo đức con người. Nhờ có lương tâm mà những cái tốt đẹp trong đời sống được duy trì . Do đó trong cuộc sống mỗi cá nhân phải có lương tâm, mà còn phải biết giữ gìn lương tâm.
- Sưu tầm những tục ngữ, ca dao nói về nghĩa vụ và lương tâm.
GV đặt vấn đề: Nghĩa vụ và lương tâm là những phạm trù đạo đức cơ bản, mỗi người phải luôn rèn luyện thực hiện tốt nghĩa vụ và có lương tâm trong sáng. chính họ tạo cho mỗi cá nhân những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này tạo nên giá trị của cá nhân. đó là nhân phẩm.
? Nhân phẩm là gì?
Ai đánh giá nhân phẩm. Biểu hiện của nhân phẩm là gì?
(HS trả lời).
GV giải thích Kluận.
Cho HS làm BTTH.
? Lờy VD về người có nhân phẩm?
? Giải thích câu tục ngữ trong sgk tr 72?
GV: Khi con người rèn luyện phẩm chất giá trị đạo đức được XH công nhận thì người đó có danh dự.
? Danh dự là gì?
? Phạm trù danh dự và nhân phẩm có quan hệ NTN?
? HS nhận xét VD. Sgk tr 72?
? ý nghĩa của danh dự?
? Tự trọng là gì? Tự trọng khác tự ái NTN?
HS trả lời.
GV giải thích Liên hệ TT.
GV: Hạnh phúc là 1 phạm trù trung tâm của đạo đức học hạnh phúc là gì? Trong lịch sử đã có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, sở dĩ như vậy vì hạnh phúc gắn với sự cảm nhận đánh giá của cá nhân, XH và cuộc sống thực tại Quan niệm hạnh phúc vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan.
? Hiêủ thế nào là nhu cầu vật chất? Nhu cầu TT? Cho VD? Khi con người được thoả mãn những nhu cầu đó xuất hiện cảm xúc gì?
HS trao đổi.
GV giải thích Kluận.
Cảm xúc của con người luôn gắn với từng cá nhân vì vậy nói đến hạnh phúc cá nhân. con người sống trong XH phải có nghĩa vụ đối với con người, nghĩa vụ đó đem lại hạnh phúc cho mọi người. Đó là hạnh phúc XH. 
3/ Nhân phẩm và danh dự.
a/ Nhân phẩm:
- Nhan phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được. Nói cách khác nhân phẩm là toàn bộ gí trị làm người của mỗi con người.
- Người có nhân phẩm được XH đánh giá cao được kính trọng, người không có nhân phẩm sẽ bị XH coi thường thậm chí khinh rẻ.
- Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có đời sống vật chất và tinh thần lành mạnh, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức đối với XH và người khác.
b/ Danh dự:
- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận XH, đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần đạo đức của người đó. Do vậy nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.
- Nhân phẩm và danh dự có quan hệ lẫn nhau.
- Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần của mỗi người.
- Tự trọng là ý thức tiêu chuẩn của cá nhân tôn trọng và bảo vệ danh dự nhân phẩm của chính mình.
VD sgk tr 72.
4/ Hạnh phúc:
a/ Hạnh phúc là gì?
- Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.
- VD
b/ Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc XH
- Hạnh phúc cá nhân : Là hạnh phúc của mỗi người trong XH
- Hạnh phúc XH : Là hạnh phúc của mọi người trong XH
- Chú ý: 
+ Hạnh phúc của từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc XH 
+ XH hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu
+ Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình , phải có nghĩa vụ với người khác và XH.
(4) Củng cố bài
Hệ thống những KTCB
Khắc sâu phần trọng tâm
 (5) Hoạt động nối tiếp
GD ý thức cho H/S phải có ý thức rèn luyện phấn đấu thực hiện tốt nghĩa vụ, sống có lương tâm, phấn đấu hoàn thiện mình góp phần xây dựng gia đình và XH hạnh phúc, lối sống lành mạnh tránh xa những tệ nạn XH, tránh lối sống ích kỷ thực dụng.
Nhắc nhở H/S chuẩn bị bài sau
 (6) Gợi ý kiểm tra đánh giá
Cho H/S làm câu hỏi + BTTH ( SGK )
Cho H/S làm một số BTTH do GV đưa ra.
Sưu tầm những câu tục ngữ ca dao nói về nhân phẩm, danh dự, về tình yêu, gia đình
 (7) Tư liệu tham khảo
SGK GDCD 10 
Tài liệu GDCD10
Một số câu tục ngữ ca dao
Sách GV GDCD10
Thiết kế bài giảng GDCD10.
_________________________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 23+24.doc
Bài giảng liên quan