Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 10 - Tiết 24 - Bài 12: Công Dân Với Tình Yêu, Hôn Nhân Và Gia Đình

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. về kiến thức

Hiểu được thế nào là tình yêu chấn chính, từ đó có những hiểu biết về những điều cần tránh về tình yêu.

2. Về kĩ năng.

 HS có thể sử dụng kiến thức đã học để nhận xét, lí giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi.trong xã hội, trong quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình

3. Về thái độ.

 - Đồng tình ủng hộ những quan niệm, hành động đúng và tiến bộ.

 - Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài

 - Sgk, Sgv

 - Tục ngữ, ca dao nói về tình yêu hôn nhân, gia đình.

2. Chuẩn bị của trò: Vở ghi bài, vở soạn bài, sgk

 - Đọc phần tư liệu tham khảo Sgk

 - Tục ngữ, ca dao nói về tình yêu hôn nhân, gia đình.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra bài cũ:5p

Đáp án:

2. Bài mới:

+ Hoạt động 1:

Giới thiệu:1p

 

doc7 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 4635 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 10 - Tiết 24 - Bài 12: Công Dân Với Tình Yêu, Hôn Nhân Và Gia Đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 3/10/2009
Lớp dạy
10b4
10A4
10b1
10b5
10b2,10b3
10b6
Ngày dạy
1/2/2010
2/2/2010
4/2/2010
5/2/2010
6/2/2010
11/2/2010
Tiết 24 Bài 12 (2tiết)
Công dân với tình yêu ,hôn nhân và gia đình 
(tiết 1)
A. mục tiêu bài học
1. về kiến thức
Hiểu được thế nào là tình yêu chấn chính, từ đó có những hiểu biết về những điều cần tránh về tình yêu.
2. Về kĩ năng.
	HS có thể sử dụng kiến thức đã học để nhận xét, lí giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi...trong xã hội, trong quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình
3. Về thái độ.
	- Đồng tình ủng hộ những quan niệm, hành động đúng và tiến bộ.
	- Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài
 - Sgk, Sgv
 - Tục ngữ, ca dao nói về tình yêu hôn nhân, gia đình.
2. Chuẩn bị của trò: Vở ghi bài, vở soạn bài, sgk
 - Đọc phần tư liệu tham khảo Sgk
 - Tục ngữ, ca dao nói về tình yêu hôn nhân, gia đình.
c. tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra bài cũ:5p 
Đáp án:
2. Bài mới: 
+ Hoạt động 1:
Giới thiệu:1p
GV đọc bài thơ yêu nhất !
Ngồi dưới ánh trăng thanh Yêu thầy cô bè bạn
Tình cờ anh hỏi nhỏ Yêu đàn trẻ thơ ngây
Trong cuộc sống bây giờ Yêu mái trường thân thiết
Em yêu ai nhiều nhất Yêu tổ quốc quê hương
Nhìn thẳng vào ánh mắt Tình yêu em bát ngát
Em trả lời được ngay Chẳng có bến có bờ
Trong cuộc sống bây giờ Chỉ tình yêu lứa đôi
Em yêu cha mẹ nhất Thì em yêu anh nhất !
Qua bài thơ chúng ta thấy tình yêu có nội dung rất rộng song trong bài này chúng ta tìm hiểu về tình yêu nam nữ.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung cần đạt
- GV: Trong đời sống tình cảm của mỗi cá nhân, tình yêu giữ vị trí đặc biệt. Nó góp phần điều chỉnh hành vi và làm bộc lộ phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân.
- GV cho HS thảo luận nhóm, tìm hiểu khái niệm tình yêu.
- GV: Chia lớp thành 3 nhóm.
- GV đưa câu hỏi cho các nhóm.
- HS cả lớp thảo luận, các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí điều hành thảo luận (liệt kê ý kiến lên giấy khổ to).
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện nhóm trình bày nội dung của nhóm lên bảng.
Nhóm 1: Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ nói về tình yêu?
Nhóm 2: Quan những câu thơ, bài hát, ca dao,tục ngữ, em hiểu tình yêu có những biểu hiện gì?
Nhóm 3: Em hãy nêu một vài quan niệm về tình yêu mà em biết?
GV : theo sánh GDCD lớp 10 quan niệm về tình yêu
- HS ghi bài vào vở.
- GV cho HS cùng trao đổi ý kiến sau đây.
"Tình yêu là chuyện riêng tư của mỗi người, không liên quan gì đến người khác"
- HS cả lớp cùng trao đổi.
- HS sẽ có ý kiến khác nhau về vấn đề này
- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý.
* Tình yêu là chuyện riêng tư, đúng hay sai?
* Tình yêu được bắt nguồn từ đâu? Bị chi phối như thế nào?
* Tình yêu luôn đặt ra những vấn đề gì cho xã hội.
- HS trả lời các câu hỏi trên.
- GV chốt lại các ý kiến của HS.
Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân, nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng về tình yêu. Đặc biệt ở những người bắt đầu bước sang tuổi vị thành niên. Vì vậy tình yêu mang tính xã hội.
? Em có thể chỉ ra quan niệm và thái độ của các giai cấp trong lịch sử về tình yêu nam nữ?
- HS phát biểu ý kiến.
- GV tập hợp các ý kiến của HS và kết luận.
* Xã hội phong kiến: "Nam nữ thụ thụ bất thân"
* Xã hội XHCN: Phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ đó là tình yêu chân chính.
- GV chuyển ý. Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân và xây dựng một gia đình hạnh phúc.
- GV cho HS thảo luận các tình huống sau:
Tình huống 1: Gia đình bà Hạnh và ông Lực là bạn bè thân thiét từ lâu. Mai-con bà Hạnh là một cô gái xinh đẹp, học giỏi. Ông Lực muốn Mai yêu con trai mình. Gia đình ông Lực và con trai tìm mọi cách để có được tình cảm của Mai.
Tình huống 2:Trong một đợt giao lưu với đơn vị bộ đội địa phương, Hải đã thầm yêu Tuấn - một chiến sỹ thông tin của đơn vị. Gia đình, bạn bè đã chê bai Hải vì sao bỏ những chàng trai có địa vị xã hội, có trình độ học vấn, tiền của để yêu một người lính.
Tình huống 3:Mai và Thắng chơi thân với nhau từ khi còn học THPT. Hai người thường xuyên quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống và học tập. Cả hai đều được vào Đại học và đến năm cuối của trường đại học, họ chính thức tuyên bố với bạn bè về tình yêu của họ.
- GV ghi các tình huống vào phiếu.
* Tình huống 1: Phiếu màu trắng.
* Tình huống 2: Phiếu màu vàng.
* Tình huống 3: Phiếu màu xanh.
- HS sau khi trả lời dưới sự hướng dẫn của GV, trả lời nhận xét của mình về các tình huống trên.
- HS cùng nhóm phát biểu bổ sung.
- HS cả lớp cùng trao đổi.
- GV chốt lại các ý kiến, dẫn dắt để HS hiểu thế nào là tình yêu chân chính. và biểu hiện của tình yêu chân chính là gì?
- HS ghi bài vào vở.
- GV: chuyển ý.
Trong tình yêu cũng có những điều cần tránh vậy đó là gì chúng ta tìm hiểu tiếp:
- GV tổ chức cho HS trò chơi "nhanh mắt, nhanh tay" (Mõi HS có một cái cờ nhỏ giống nhau)
Quan niệm:
* Tuổi HS THPT là tuổi đẹp nhất, không yêu sẽ thiệt thòi.
* Nên yêu nhiều để có sự lựa chọn.
* Trong thời đại hiện nay đã yêu thì yêu hết mình, hiến dâng cho nhau tất cả.
- GV hướng dẫn HS: Nếu đồng ý với ý kiến trên thì phất cờ tay phải, nếu không đồng ý thì phất cờ tay trái. Nếu còn phân vân chức rõ thì đặt hai tay lên bàn.
- GV sau khi trò chơi kết thúc, GV nhận xét và kết luận về những điều cần tránh trong tình yêu.
- HS ghi bài vào vở.
- GV lồng ghép thêm nội dung giáo dụng SKSS - VTN, giáo dục giới tính, giáo dục dân số.
- GV đưa ra các số liệu.
* Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.
* Kết hôn sớm.
* Lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục đối với tuổi VTN.
Qua thực tiễn ở trường chúng ta đã có rất nhiều HS phải nghỉ học giữa chừng vì lí do có thai ngoài ý muốn như khóa 2002-2005có 1HS nữ nghỉ ở lớp 11,2003-2006 nghỉ ở lớp 12 săp đến nghày thi TN để sinh con ngoài ý muốn. 
1: Thế nào là tình yêu.
a. tình yêu là gì ?
Nhóm 1: Các câu ca dao tục ngữ, thơ về tình yêu.
- Yêu anh em biết để đâu
Để vào tay áo lâu lâu lại dòm.
- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi.
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
- Gió đâu gió mát sau lưng
Bụng đâu bụng nhớ người dưng thế này.
....Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm biển biếc
Để hát mãi bên gềnh
Mối tình chung không hết
Để những khi bọt tung trắng xóa
và gió về bay tỏa nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thỏa
Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi
 Xuân Diệu
Nhóm 2: Những biểu hiện của tình yêu qua ca dao, tục ngữ.
- Nhớ nhung, quyến luyến.
- Tình cảm tha thiết.
- Động cơ mãnh liệt.
- chứa chất lãng mạng , dí dỏm
- ghet thói ong bướm lả lơi
- dứt khoát rõ ràng
Nhóm 3: Một vài quan niệm về tình yêu.
- Tình yêu là chết trong lòng một ít, là sự gắn bó đồng điệu của 2 người nam và nữ.
- Tình yêu là tình cảm của hai người khác giới, họ hiểu nhau, dễ dàng tha thứ cho nhau.
- Tình yêu là sự rung cảm 2 người khác giới. Tự nguyện hiến dâng, họ có mong muốn được sống bên nhau.
- Tình yêu là tình cảm của hai người khác giới rất thiêng liêng và họ muốn giành hạnh phúc cho nhau.
- Tình yêu là con dao hai lưỡi. Nó có thể mạng lại cho gia đình hạnh phúc, cũng có thể mang lại đau khổ.
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, ở học có sự phù hợp về nhiều mặt...
Họ có nhu cầu gần gũi nhau, gắn bó nguyện sống với nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
b)Tình yêu chân chính.
* Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức, tiến bộ xã hội.
* Biểu hiện của tình yêu chân chính;
- Tình cảm chân thực, sự quyến luyến, cuốn hút, sự gắn bó của cả hai người.
- Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi.
- Sự chân thành tin cậy và tôn trọng từ hai phía.
- Lòng vị tha, thông cảm.
c) Một số điều cần tránh trong tình yêu.
- Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu.
- Yêu một lúc nhiều người, hoặc vụ lợi trong tình yêu.
- Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
+ Hoạt động 2:
3.Củng cố: 7p
	- GV tổ chức cho HS trò chơi đóng vai.
	- GV giao tình huống cho HS.
Tình huống : Bạn Mai mới học lớp 10, rất xinh đẹp, dịu dàng nên có nhiều bạn trai ở lớp khác làm quen, tìm hiểu. Mai đã từ chối rất khôn khéo và còn giúp các bạn học tập tốt hơn.
	- HS chuẩn bị kịch bản và lời thoại.
	- GV phân công 2 nhóm chuẩn bị.
	- GV cho HS chuẩn bị tiẻu phẩm của nhóm.
	- GV nhận xét, đánh giá tiểu phẩm của HS.
GV kết luận tiết 1
	Tình yêu là một đề tài muôn thuở. Từ lâu đã có biết bao tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về tình yêu làm rung động triệu triệu con tim. Chúng ta - những HS đang ở độ tuổi trưởng thành nói gì về tình yêu, trách nhiệm của chúng ta như thế nào trước một dạng tình cảm đặc biệt này của mỗi người để có tình yêu đẹp hơn, trong sáng hơn? Chúng ta trước hết cần học tập và rèn luyện tốt, xây dựng tình bạn tốt, chân chính. Không bao lâu khi chúng ta đã thành đạt, vương quốc tình yêu đó sẽ sẵn sàng đón nhận.
+ Hoạt động 3:1p
4. Hướng dẫn hs học bài ở nhà:
Làm bài tập còn lại sgk
Học thuộc bài 
Soạn tiết 1 bài 2

File đính kèm:

  • docbai 12 tiet 24.doc
Bài giảng liên quan