Tiết 19 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 3)

a) Về kiến thức.

- Học sinh nêu được khái niệm, nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm của công dân.

b) Về kĩ năng.

- Học sinh biết thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 19 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày dạy
21/12/2013
Lớp
12C5
Tiết theo TKB
2
Tiết 19
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN 
(Tiết 3)
1. Mục tiêu.
Học xong bài này học sinh cần nắm được
a) Về kiến thức.
- Học sinh nêu được khái niệm, nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm của công dân.
b) Về kĩ năng.
- Học sinh biết thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
c) Về thái độ.
- Có ý thức bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình và tôn trọng quyền của người khác
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị của Giáo viên 
- Bài giảng điện tử
- SGK, SGV GDCD 10
- Chuẩn kiến thức kỹ năng GDCD.
- Tình huống, hình ảnh thực tiễn minh hoạ.
b) Chuẩn bị của Học sinh. 
- Đọc trước bài, phần yêu cầu đọc thêm.
- Vở ghi, SGK
3. Tiên trình bài dạy.
a) Kiểm tra bài cũ (5’)
 	Yêu cầu 3 học sinh lên bảng trả lời trắc nghiệm 5 câu hỏi
Câu 1: Những hành động nào sau đây xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người?
a. Đua xe.
b. Đánh bạn.
c. Bênh vực bạn khi bạn bị bắt nạt.
d. Nhà trường lập biên bản học sinh vi phạm nội quy phòng thi. 
đ. Vu oan cho người khác để trả thù.
e. Báo cho thầy cô giáo biết về việc bạn bỏ học đi chơi.
Câu 2: Trong giờ ra chơi không may em bị một bạn khác dẫm vào chân mình rất đau. Em sẽ làm gì?
a. Chửi bạn thậm tệ
b. Đánh cho bạn một trận để lần sau không làm vậy nữa.
c. Nhắc nhở bạn lần sau hãy cẩn thận hơn
d. Im lặng coi như không có gì xảy ra.
Câu 3: Lan thường hay nói xấu các bạn trong lớp. Hành vi của Lan đã vi phạm nội dung nào trong quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? 
a. Sức khỏe . 
b. Thân thể.
c. Tính mạng.
d. Danh dự và nhân phẩm.
Câu 4: Khi phát hiện một tên cướp đang chạy trốn thì ai có quyền bắt giữ?
a. Công an. 
b. Tòa án.
c. Viện kiểm sát.
d. Bất cứ người nào .
Câu 5: Nhẫn và Tâm ở cạnh nhà nhau. Một hôm biết Tâm nói xấu mình, Nhẫn nên làm gì
a. Rủ người sang đánh Tâm
b. Tìm cách nói xấu lại.
c. Mặc kệ cho Tâm nói xấu
d. Góp ý để Tâm rút kinh nghiệm. 
Đáp án: Câu 1 a, b,đ. Câu 2 c; Câu 3 d; Câu 4 d; Câu 5 d.
Giới thiệu bài mới (2’): 
Cho học sinh ngồi theo 3 nhóm, yêu cầu học sinh bầu ra nhóm trưởng, lựa chọn tên nhóm theo hướng dẫn: Nhóm Chuẩn đoán hình ảnh; nhóm Phản ứng nhanh và nhóm Hành chính (mục đích cho nhóm phát huy sở trường trong việc tiếp cận bài học). 
Cho học sinh xem tình huống và hỏi. Ngoài tội ăn trộm, anh ta còn vi phạm quyền gì của công dân?
b) Dạy nội dung bài mới. (20’)
Hoạt động 
của giáo viên - Học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: (20’) Động não kết hợp với xem hình ảnh, tình huống thực tiễn để tìm hiểu khái niệm, nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- Về khái niệm: 
+ GV cho học sinh xem hình ảnh và hỏi: Em hãy cho biết hành vi trong bức ảnh nào theo em là hợp lý nhất khi vào nhà người khác? Vì sao?
+ HS trả lời theo ý hiểu.
+ GV giải thích tính hợp lý, không hợp lý của hành vi trong bức ảnh. Từ đó đi đến khái niệm.
+ HS ghi bài.
+ GV nhấn mạnh bằng quy định của Hiến pháp 2013.
- GV chuyển ý sang nội dung.
+ Ở phần này GV giảng giải, nhấn mạnh 3 nội dung bằng quy định của Luật hình sự, luật tố tụng hình sự. Kết hợp với cho học sinh xem hình ảnh, tình huống, bài báo để chứng minh vấn đề. 
+ HS theo dõi ghi chép, suy ngẫm, phân biệt các hành vi đúng, không đúng theo quy định của pháp luật.
+ Giáo viên nhắc lại 3 nội dung, giới thiệu 2 mục đích, ý nghĩa của quyền này là: đảm bảo quyền tự do cơ bản của công dân được tôn trọng và nhân dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện phát triển.
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.
c) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
 Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
* Nội dung: 
 - Về nguyên tắc, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật.
- Theo quy định của pháp luật, chỉ được pháp khám xét chỗ ở của công dân trong hai trường hợp, nhưng việc khám không được tiến hành tuỳ tiện mà phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
+ Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện, tài liệu liên quan đến vụ án.
+ Trường hợp thứ hai: việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẫn tránh ở đó.
- Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp do pháp luật quy định: Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Luật tố tụng hình sự mới có quyền ra lệnh khám; người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng thể thức mà pháp luật quy định
 c. Củng cố (10’)
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi gồm 3 phần, mời Ban thư ký gồm 3 thành viên lên trên bảng.
TRÒ CHƠI CHUẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Tìm những hành vi thực hiện đúng, không đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ? (Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm, tổng là 10 điểm)
Khi chủ nhà mất cảnh giác: Đúng vi phạm
Tự ý khám xét. Đúng vi phạm 
Phá khoá đột nhập Đúng vi phạm
Phạm tội quả tang Đúng vi phạm
Trèo sang nhà hàng xóm lấy đồ. Đúng vi phạm
Theo dõi nhà người khác Đúng vi phạm
Vứt rác sang nhà khác. Đúng vi phạm
Phá cổng vào nhà người khác Đúng vi phạm
Bắt khẩn cấp Đúng vi phạm
 Rào đường không cho đi. Đúng vi phạm
TRÒ CHƠI XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Mỗi đội có 1 phút 30 giây để suy nghĩ và giải quyết tình huống. Trả lời đúng được 10 điểm 
Hai anh công an đang rượt đuổi một phạm nhân trốn trại, đang có lệnh truy nã. Hai anh công an nghi là tên này chạy vào nhà ông Tá. Hai anh đề nghị ông Tá cho vào nhà khám, nhưng ông Tá không đồng ý. Biết rằng chỉ cần lơi lỏng một chút là tên này sổng mất, nên hai anh công an bàn nhau quyết định cứ vào khám nhà ông Tá. 
- Trong trường hợp này, hai anh công an có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không ? Tại sao ?
- Theo em, hai anh công an nên hành động như thế nào ? 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TRÒ CHƠI TRẢ LỜI NHANH 5 CÂU HỎI
Từng đội trả lời, bắt đầu từ tổ 1-2- 3. Thời gian suy nghĩ và trả lời là 5 giây, quá 5 giây chuyển cho đội khác, nếu 3 đội trả lời sai thì người quản trò trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm.
Câu 1: đáp án...........
Câu 2: đáp án...........
Câu 3: đáp án...........
Câu 4: đáp án...........
Câu 5: đáp án...........
- HS: tổ chức chơi theo tổ.
- GV: Công bố đội chiến thắng. 
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
 Học bài cũ, liên hệ kiến thức với cuộc sống xung quanh và chuẩn bị phần còn lại của bài.
Ngày … tháng…..năm…..
KÝ DUYỆT

File đính kèm:

  • docTiết 15GDCD.doc
Bài giảng liên quan