Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 Kì 2

1) Về kiến thức:

Học sinh cần đạt:

- Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.

- Khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.

2) Về kỹ năng:

- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ liên kết giữa những nội dung chủ yếu của bài.

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học.

 

doc73 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 Kì 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
.........................................................................................................
Ngày soạn:…………….. Kí duyệt
Ngày dạy: ……………..
Tiết theo PPCT : 35
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
- Giúp HS thấy rõ năng lực của bản thân để kịp thời có phương pháp học tốt hơn, đồng thời giúp GV dạy học cho phù hợp với đối tượng HS. 
- Rèn luyện phương pháp học tập môn GDCD cho HS, không chỉ thuộc lòng mà phải biết liên hệ nội dung bài học với thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS
GV : Câu hỏi kiểm tra
HS : Giây bút để kiểm tra
III. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
1/ Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
3/ GV phát đề(đọc câu hỏi)cho HS:
ĐỀ 1:	 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - LỚP 11
Môn: GDCD
(Thời gian làm bài 45 phút)
Câu 1: Hãy cho biết mục tiêu và phương hướng của chính sách dân số? (2 điểm)
Câu 2: Lan và Hằng trao đổi với nhau:
	- Hằng: Theo tớ cứ để cho dân số tăng một cách tự nhiên việc gì Nhà nước phải bận tâm ra chủ trương, chính sách này nọ để hạn chế tốc độ gia tăng dân số.
	- Lan: Theo tớ dân số tăng nhanh sẽ có lợi, vì có nhiều người, nguồn nhân lực dồi dào, tạo ra được nhiều của cải vật chất, Trung Quốc họ còn mấy tỉ dân thì sao.
 Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Hoặc không đồng ý? Giải thích vì sao? (2 điểm)
Câu 3: Hãy cho biết nhiệm vụ của khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay? Em hãy lấy một ví dụ về áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học và kỹ thuật mà em biết? (2 điểm)
Câu 4: Tại sao Đảng và Nhà nước ta khẳng định: ''Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu'' ( 2 điểm)
Câu 5: Để thực hiện chính sách đối ngoại, chúng ta phải thực hiện những mục tiêu và phương hướng cơ bản nào ? (2 điểm)
- Hết -
ĐỀ 2:	 
Câu 1: Hãy cho biết mục tiêu và phương hướng của chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường? (2 điểm)
Câu 2: Hôm trước Hương về quê nội em nghe mọi người nói chuyện về những cơn lũ hung dữ hay xuất hiện vào tháng 9,tháng 10 hằng năm gây ra biết bao nhiêu thiệt hại về người và của cho dân làng.Thế nhưng người dân ở đây thì cho rằng,mưa lũ ở đây xảy ra hoàn toàn do ý trời con người không có lỗi lầm gì trong chuyện này cả.
	Em có đồng ý với ý kiến của người dân ở quê nội Hương không ? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên ? (2 điểm)
Câu 3: Hãy cho biết vai trò, nhiệm vụ và phương hướng của giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay ? (2 điểm)
Câu 4: Em hiểu như thế nào là xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ? Em hãy nêu một ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em ? (2 điểm)
Câu 5: Em hãy nêu một số ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em ? (2 điểm)
- Hết-
ĐÁP ÁN: ĐỀ I
Câu 1: Mục tiêu và phương hướng của chính sách dân số
* Mục tiêu : Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
*Phương hướng:
 -Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở.
-Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục với nội dung thích hợp, hình thức đa dạng nhằm phổ biến các chủ trương, biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
-Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, SKSS, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần.
-Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước ; thực hiện XH hoá dân số, tạo điều kiện thuận lợi để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số.
Câu 2: 
-Không đồng ý với ý kiến nào cả
-Giải thích vì…
Câu 3: Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay 
* Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ:
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, KH-CN có nhiệm vụ cơ ban sau:
Giải đáp kịp thời những lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra, cung cấp luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ; Nâng cao trình độ quản lý...
* Ví dụ về áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học và kỹ thuật 
Câu 4: Giải thích, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: ''Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu'' …
Câu 5: Để thực hiện chính sách đối ngoại, chúng ta phải thực hiện những mục tiêu và phương hướng cơ bản
* Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại:
- Tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển KT - XH, công nghiệp hoá - HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.
- Góp phần tích cực đấu tranh chung của nhân dân thế giới và hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
* Phương hướng, biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại.
-Quan điểm chỉ đạo CSĐN là: Giữ vững độc lập, tự chủ, rộng mở, địa phương hoá, đa dạng hoá các QHQT; sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập, phát triển.
-Xuất phát từ yêu cầu đó phương hướng, biện pháp trong chính sách đối ngoại là:
+ Mở rộng QH nhiều mặt, song phương, đa phương với các nước vùng lãnh thổ.
+Chủ động hội nhập KT QT và khu vực.
+Phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước XHCN và các nước láng giềng.
+Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển, các nước trong phong trào không liên kết.
+Thúc đẩy quan hệ đã dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế.
+Tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác với các Đảng cộng sản và công nhân, các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng, tiến bộ trên thế giới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Ngày soạn:…………….. Kí duyệt
Ngày dạy: ……………..
Tiết theo PPCT : 32+33
 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA
 PHƯƠNG VÀ NỘI DUNG ĐÃ HỌC VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
- Giúp HS nắm vững khắc sâu kiến thức đã học.
- Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày.
- Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
- Giáo dục ý thức các em đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Số liệu thông tin về TNGT….
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Lý tưởng sống là gì? ý nghĩa của Lý tưởng sống?
2. Ta có thể rèn luyên lý tưởng sống bằng cách nào?
 HS: trả lời theo nội dung bài học.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
3.1. Đặt vấn đề: Giới thiệu bài.
3.2. Triển khai bài:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin của tình hình tai nạn giao thông hiện nay :
Hoạt động của thầy và trò
GV: Nêu sơ qua về tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc hện nay...
 ?Qua đó các em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay?
? Em hãy liên hệ với thực tế ở địa phương mình xem hàng năm có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông xảy ra?
? Vậy theo các em có những nguyên nhân nào dẫn đến các vụ tai nạn giao thông? 
HS:…….
Nội dung kiến thức
1. Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương.
- Tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, đã đến mức độ báo động.
- Xe máy đi lạng lách đánh võng đâm vào ô tô, người lái xe chết tại chỗ.
- Do rơm rạ phơi trên đường nên xê ô tô đã trật bánh lan xuống vệ đường làm chết hai hành khách.
- Xe đạp khi sang đường không để ý xin đường nên đã bị xe máy phóng nhanh đi sau đâm vào….
b. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
Hoạt động của thầy và trò
? Trong những nguyên nhân trên thì đâu là hững nguyên nhân chính dẫ đến các vụ tai nạn giao thông?
HS:. – Do sự thiếu hiểu biết ý thức kém của người tham gia giao thông như:đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường…
? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường?
HS:… 
Nội dung kiến thức
2. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Do dân cư tăng nhanh.
- Do các phương tiện giao thông ngày càng phát triển.
- Do ý thức của người tam gia giao thông còn kém.
- Do đường hẹp xấu.
_ Do quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
3. Những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Phải tìm hiểu nắm vững, tuân thủ theo đúng những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền luật giao thông cho mọi người nhất là các em nhỏ.
- Khắc phục tình trạng coi thường hoặc cố tình vi phạm luật giao thông.
4. Củng cố
GV: đưa ra tình huống::
Phạm văn T 18 tuổi cùng bạn bè rủ nhau đi chơi. Do bạn bè rủ rê lôi kéo nên đã tham gia đua xe trên đường phố và bị cảnh sát giao thông bắt giữ.
? Việc T tham gia đua xe cóvi phạm luật giao thông hay không? xe có bị thu giữ hay không? HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhận xét cho điểm
5. Dặn dò:
-Khắc sâu các kiến thức đã học 
-Vận dụng vào thực tế cuộc sống
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGA 11 GDCD KI 2.doc
Bài giảng liên quan