Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 7 - Nguyễn Thị Niêm

1- Về kiến thức

 - Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.

 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước PL.

 2- Về kỹ năng

 - Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

 3- Về thái độ

 - Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước PL.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 7 - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 7. Soạn ngày:30/8/2010. 
Bài 3( 1 tiết)
CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Về kiến thức
 - Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.
 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước PL.
 2- Về kỹ năng
 - Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
 3- Về thái độ
 - Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước PL.
 B. CHUẨN BỊ
 1- Ph ương tiện
 - SGK, SGV 12, Tình huống GDCD 12, Bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
 2- Thiết bị
 - Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có..
 - Tranh , ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 
 3. Giảng bài mới
* Mở bài: LHQ ra tuyên ngôn toàn thể thế giới về quyền con người: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính của bài
Hoạt động 1
Thảo luận nhóm:
- GV:* Cho HS phân tích lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (sgk tr 22) 
 - Thế nào là bình đẳng trước PL?
Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo qui định của PL.
 - Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
 * Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ?
- HS: thảo luận, cho ý kiến.
- GV: Nhận xét, bổ xung, kết luận.
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm
- GV: Tạo tình huống có vấn đề:
* VD: Một nhóm TN rủ nhau đua mô tô. Bạn A trong nhóm không đồng ý cho rằng các bạn chưa có giấy phép lái xe, đua xe nguy hiểm dễ gây tai nạn; Bạn B cho rằng đã có bố bạn C làm trưởng CA quận, bố bạn D làm thứ trưởng. Nếu tình huống xẩy ra đã có phụ huynh “lo” hết, cả nhóm nhất trí với bạn B. Quan điểm và thái độ của em trước ý kiến trên như thế nào? Nếu các bạn đó cùng lớp em, em phải làm gì?
* Em hãy nêu vd về việc toà án xét xử một số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng thế nào trong bộ máy nhà nước.
- HS: Phát biểu, đề xuất cách giải quyết.
- GV: Đánh giá kết quả làm việc của học sinh, KL.
Hoạt động 3
- GV: Nêu vấn đề: Công dân thực hiện quyền bình đẳng trên cơ sở nào?
* HS trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập (theo nhóm)
+ Theo em, để công dân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Nhà nước có nhất thiết phải qui định các quyền và nghĩa vụ của công dân vào HP và luật không? Vì sao?
+ Bản thân em được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo qui định của PL? Nêu vd cụ thể?
+ Vì sao Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống PL?
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
+ KL: Công dân được bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xh theo qui định của PL.
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo qui định của PL. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
+ Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
- Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kì công dân nào, nếu có đủ đk theo qui định của PL đều được hưởng các quyền: bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, thừa kế... Công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, đóng thuế... theo qui định của PL.
- Hai là: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xh. HS nêu vd sgk tr 28.
- KL: Từ vd trên, trong cùng một đk như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền nghĩa vụ đó phụ thuộc vào khả năng, đk và hoàn cảnh mỗi người.
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo qui định của PL.
- Mọi vi phạm Pl đều xâm hại đến đến quyền và lợi ích của người khác, làm rối loạn trật tự PL ở mức độ nhất định. Trong thực tế một só người do thiếu hiểu biết về PL, không tôn trọng không thực hiện PL hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm PL, gây hậu quả nghiêm trọng cho người khác, cho xh. Những hành vi đó cần phải đấu tranh, ngăn chặn, xử lí nghiêm. 
* Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm PL. Do đó, công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo qui định của PL, không phân biệt đối xử. (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật).
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
- Để đảm bảo cho công dân bình đẳng trước PL, Nhà nước qui định quyền và nghĩa vụ công dân trong hiến pháp và luật. Vì: Không một tổ chức, cá nhân nào được đặt ra quyền và nghĩa vụ công dân trái với HP và luật. 
+ HP và luật qui định quyền và nghĩa vụ công dân là đk cần thiết để thực hiện các quyền cuả mình; Nhà nước mới đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước PL.
+ Xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội.
- Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống PL phù hợp từng thời kì nhất định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, của Nhà nước và xã hội.
 4. Củng cố – hệ thống bài học
 - Hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí?
 - Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí?
 - Hãy trả lời phương án đúng trong các câu sau:
	a) Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm PL đều bị xử lí như nhau.
	b) Công dân nào vi phạm qui định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
	c) Công dân nào vi phạm PL cũng bị xử lí theo qui định của PL.
	d) Công dân nào do thiếu hiểu biêt về PL mà vi phạm PL thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí. (đúng: c)
 5. Hướng dẫn về nhà
 Câu hỏi sgk tr 31.

File đính kèm:

  • docTiet 7-CD12.doc
Bài giảng liên quan