Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 8 - Nguyễn Thị Niêm

1- Về kiến thức

 - Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực: HN & GĐ, lao động, kinh doanh.

 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong HN & GĐ, trong lao động, trong kinh doanh.

 2- Về kỹ năng

 - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực HN & GĐ, lao động, kinh doanh .

 3- Về thái độ

 - Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong HN & GĐ, lao động, kinh doanh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 8 - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 8. Soạn ngày:10/9/2010. 
Bài 4
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Về kiến thức
 - Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực: HN & GĐ, lao động, kinh doanh.
 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong HN & GĐ, trong lao động, trong kinh doanh.
 2- Về kỹ năng
 - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực HN & GĐ, lao động, kinh doanh .
 3- Về thái độ
 - Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong HN & GĐ, lao động, kinh doanh.
 B. CHUẨN BỊ
 1- Ph ương tiện
 - SGK, SGV 12, Tình huống GDCD 12, Bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
 2- Thiết bị
 - Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có..
 - Tranh , ảnh, một số luật, bộ luật, sơ đồ có liên quan nội dung bài học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 1. Hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?
 2. Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?
 3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính của bài
Hoạt động 1
Thảo luận lớp
- GV: * Thế nào là bình đẳng trong HN & GĐ?
- HS: Phát biểu ý kiến.
- GV: Giải thích cho HS thấy được hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Mục đích là xây dựng GĐ hạnh phúc, thực hiện các chức năng sinh con, nuôi dạy con và tổ chức đời sống vc, tt của gia đình.
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm
- GV: * Mối quan hệ giữa vợ và chồng hiện nay có những nét đổi mới gì so với truyền thống?
 * Bình đẳng giữa vợ, chồng được hiến pháp nước ta qui định từ năm 1946. Hiện nay, sự bình đẳng vợ và chồng còn tồn tại bất cập gì không?
- HS: Đại diện nhóm trình bày, trao đổi trnh luận giữa các nhóm.
- GV: Phân loại các ý kiến, tìm kiến thức đúng; giải quyết tình huống trong quan hệ tài sản; tóm tắt nội dung chính bằng sơ đồ quan hệ vợ chồng trong thời kì hôn nhân; Kết luận: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
Hoạt động 3
Thảo luận nhóm
- GV: * Chế độ PK trước đây công nhận chế độ đa thê: “nam thì năm thê bảy thiêp, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng”
 * Hiện nay luật HN & GĐ chỉ cho phép và bảo vệ chế độ một vợ, một chồng, nhưng tư tưởng này có ảnh hưởng tới nam giới không? Biểu hiện ra sao? Theo qui định của luật, người vi phạm bị xử lí như thế nào?
- HS: Thảo luận
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
a) Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội, được PL qui định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
- Mục đích là xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện các chức năng sinh con, nuôi dạy con và tổ chức đời sống vc, tt của gia đình.
b) Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
- Bình đẳng giữa vợ và chồng
- Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình (giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và các cháu, giữa anh chị em)
Quan hệ vợ chồng trong thời kì hôn nhân
Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau
Trong QH nhân thân
Trong QH tài sản
Vợ chồng bình đẳng với nhau
* Bình đẳng giữa vợ và chồng. Luật qui định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Trong quan hệ nhân thân: Có quyền ngang nhau lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng, giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; giúp đỡ, tạo đk cho nhau phát triển về mọi mặt, KHHGĐ, chăm sóc con... (vd sgk)
- Trong quan hệ tài sản: Có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt); Vợ chồng có quyền có tài sản chung và tài sản riêng. Tạo cơ sở củng cố tình yêu vợ chồng, sự bền vững hạnh phúc gia đình, phát huy truyền thống dân tộc; khắc phục tư tưởng trọng nam khinh nữ.
* Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình:
- Bình đẳng giữa cha mẹ và con: Cha mẹ (cả bố dượng, mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các con, thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc... Không được phân biệt, đối xử, ngược đãi, hành hạ con (cả con nuôi)...Con trai, con gái phải chăm sóc, gd, tạo đk như nhau...Con phải yêu quí, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ...(vd sgk).
- Bình đẳng giữa ông bà và các cháu: Ông bà chăm sóc, gdục, là tấm gương tốt cho các cháu; các cháu kính trọng, phụng dưỡng ông bà.
- Bình đẳng giữa anh, chị em: Yêu thương chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ...
c) Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
- Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm mục đích xd gđ ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
- Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng cách:
+ Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo đk để công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tuyên truyền phổ biến, gd PL, vận động xoá bỏ phong tục lạc hậu, phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp, xây quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ.
+ Nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm PL về HN & GĐ , với hình thức và mức độ khác nhau.
 4. Củng cố – hệ thống bài học
 - Nắm đươc bình đẳng trong hôn nhân, nội dung, Trách nhiệm của Nhà nước.
 - Bài tập trắc nghiệm, câu 8 sgk tr 43, 44 ( đáp án đúng, 8.1: c, g; 8.2: c, d, e; 8.2: b, d, e). 
 5. Hướng dẫn về nhà
 Câu hỏi sgk tr 42, 43, 44.

File đính kèm:

  • docTiet 8-CD12.doc