Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 chuẩn kiến thức

1, Kiến thức:

- Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm , rèn luyện thân thể.

- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân

3, Kỹ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó.

2, Thái độ:

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể

 

doc52 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 ở địa phương cùng với môi trường học tập của mình thông qua các nội dung đã học
B. Chuẩn bị.
- SGK-SGV Công dân 6
- GV-HS chuẩn bị các nội dung đã chuẩn bị 
C. Các hoạt động dạy-học.
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
 	- Thế nào là bất khả xâm phạm về an toàn thư tín, bí mật điện thoại, điện tín của công dân?
3.Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các vấn đề địa phương
Gv cho HS thảo luận các vấn đề địa phương : Chủ đề về an toàn giao thông
- ở địa phương, em và mọi người đã thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông chưa?
- Để đảm bảo an toàn khi đi đường ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông nào?
- Em hãy nêu các loại biển báo thông dụng?
- Chúng ta luân tự hào là công dân của một nước CHXHCNVN? Vậy CD là gì? Những người như thế nào được coi là công dân nước CHXHCNVN?
- Tự liên hệ bản thân em xem đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa? Tự đặt kế hoạch và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
GVHDHS trả lời các câu hỏi thảo luận
GV gợi ý: 
* Công dân là người có quốc tịch việt nam
- Mọi người dân ở nước việt nam để có quốc tịch
- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ việt nam đều có quốc tịch việt nam.
* Giao thông là vấn đề đáng quan tâm của mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp trong xã hội.
- Để hưởng ứng các phong trào nhằm bảo bảo trật tự an toàn giao thông thì trách nhiệm của học sinh là:
+ Tuyên truyền những quy định của luật an toàn giao thông cho mọi người dân hiểu.
+ Nhắc nhở để mọi người thực hiện, nhất là các em nhỏ.
+ Lên án tình trạng cố tình vi phạm luật an toàn giao thông
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các vấn đề đã học.
1. Em có biết tại sao Đảng và nhà nước ta lại rất quan tâm đến việc học tập của công dân hay không?
HS trả lời, GV củng cố, nhận xét:
- Vì đó là quyền lợi, nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân việt nam đặc biệt là đối với trẻ em đang độ tuổi đi học
2. Các em đã học những quyền cơ bản nào của công dân
HS trả lời GV nhận xét, bổ sung:
- Quyền nghĩa vụ học tập.
- Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
3 Khi thân thể, danh dự, tính mạng bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và làm như thế nào?
- Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác thì em sẽ làm gì?
GVHDHS trao đổi thảo luận 2 vấn đề trên.
GV rút ra kết luận.
- Khi có hiện tượng đó xảy ra thì em sẽ báo cáo với người lớn tuổi, như các thầy cô giáo cha mẹ để có biện pháp xử lí kịp thời
- GV tổng kết giờ thực hành.
4. Củng cố.
GV hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập để kiểm tra học kì II: Bài trật tự an toàn GT, Quyền và nghĩa vụ học tập, Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, Quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại điện tín.
***********************
Giáo án: Công dân 6 
Ngày soạn: 7 / 4 / 2011 Ngày dạy: 10 / 4/ 2011
Tiết 34 : ôn tập Học kì II
A. Mục tiêu.
 Giúp HS hiểu biết sâu hơn về một số nội dung đã học ở kì II để chuẩn bị cho bài thi học kì được tốt hơn.
-Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, ôn luyện môn giáo dục công dân
B. Chuẩn bị.
- SGK-SGV Công dân 6
- GV-HS chuẩn bị các nội dung đã chuẩn bị 
C. Các hoạt động dạy-học.
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
 	Kiểm tra sư chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới.
GV Giới thiệu nội dung ôn tập
Câu 1:Nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước? Công dân phải thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ gì?
Câu 2: Em hãy nêu một số quy định về đi đường? Đối với người đi bộ, người điều khiển xe đạp, phải thực hiện tốt các quy định gì?
Trách nhiệm của học sinh đối với luật an toàn giao thông
Câu 3: Tình hình tai nạn giao thông gia tăng có nhiều nguyên nhân. Em hãy cho biết các nguyên nhân đó và nguyên nhân nào là chủ yếu?
Câu 4: Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? Trách nhiệm của nhà nước ta đối với trẻ em?
Câu 5: Cho biết quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân?
Câu 6: Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Trách nhiệm của công dân?
Câu 7: Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín của công dân?
- GV cho HS thảo luận, các nội dung nêu trên
4. Củng cố.
GV củng cố lại kiến thức của phần ôn tập.
5. Dặn dò.
- Nhắc HS về nhà ôn tập và làm đề cương, đáp án
- Giờ sau kiểm tra học kì II.
***************************
Giáo án: Công dân 6 
Ngày soạn: / 5 / 2011 Ngày dạy: / 5 / 2011
Tiết 35 
Kiểm tra Học kì II
A. Mục tiêu.
 - Qua giờ kiểm tra giúp HS hệ thống lại một số nội dung kiến thức đã học ở kì II để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
- Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập môn giáo dục công dân
B. Chuẩn bị.
- GV chuẩn bị câu hỏi
- HS chuẩn bị giấy kiểm tra
C. Các hoạt động dạy-học.
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra 
 	GV phát đề cho HS
Câu hỏi
Câu 1: (3 điểm)
 Hãy nêu một số quy định về đi đường? Nhận xét về tình hình thực hiện an toàn giao thông nơi em ở? Bản thân em đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa?
Câu 2: (3 điểm)
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? Nhà nước tạo điều kiện như thế nào để mọi công dân có quyền học tập? 
Câu 3 (3 điểm)
 Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của công dân có nghĩa là gì? Pháp luật nước ta quy định những vấn đề gì? Trách nhiệm của chúng ta là phải làm gì để đảm bảo được quyền đó?
Đáp án
Câu 1: (3 điểm) 
Một số quy định khi tham gia giao thông.
* Người đi bộ
- Đi trên hè phố, lề đường
- Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, phải tuân thủ.
* Người đi xe đạp
- Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.
- Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác.
- Không mang vác trở vật cồng kềnh, buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng một bánh.
- Trẻ em dưới 12 tuổi không đi xe đạp người lớn.
* Nhận xét tình hình thực hiện an toàn giao thông ở địa phương
Câu 2: (3 điểm)
*Quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
- Quyền.
+ Học không hạn chế.
+ Học bằng nhiều hình thức và có thể học suất đời.
* Nghĩa vụ.
- Hoàn thành bậc GD tiểu học
- GĐ có nghĩa vụ tạo ĐK cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
*Các hình thức học tập
- Với trẻ tật nguyền học ở những trường mà nhà nước dành riêng cho trẻ.
- Với trẻ có hoàn cảnh khó khăn
+ Ngày đi làm, tối học ở trung tâm GDTX.
+ Học ở trung tâm vừa học, vừa làm.
+ Tự học qua sách bào, bạn bè, qua chương trình GD từ xa.
+ Học ở lớp học tình thương.
Câu 3: (3 điểm)
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân, gắn liền với mỗi người, là quyền quan trọng và đáng quý.
* PL nước ta quy định:
- Quyền bất khả xâm phạm thân thể
- Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự
*Trách nhiệm của công dân. 
- Tôn trọng tính mạng, thân thể của người khác
- Biết tự bảo bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm sai làm trái với quy định của PL.
3. Hết giờ giáo viên thu bài
****************************
Giáo án: công dân 6 
Ngày soạn: / / 2009 Ngày dạy: / / 2009
Bài 5: Tiết 6
Tôn trọng kỷ luật
A) Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- HS hiểu thế nào là tôn trọng kỷ luật?
 - ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỉ luật.
2, Thái độ: 
- Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật.
- Có tháI độ tôn trọng kỉ luật.
3, Kĩ năng:
- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
- Có khả năng đấu tranh chống biểu hiện vi phạm kỉ lụât.
B) Chuẩn bị 
- SGK-SGV Công dân 6
- Tục ngữ ca dao, danh ngôn,chuyện kể nói về tôn trọng kỉ luật.
 C) Các hoạt động dạy-học.
1, ổn định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ.
- Em hiểu thế nào là lễ độ? Nêu biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện?
3, Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
Giới thiệu bài
Tìm hiểu truyện đọc
HS đọc truyện trong SGK
GV đặt câu hỏi: Qua truyện trên em thây Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào? 
- HS nêu các việc làm của Bác.
 Sau khi HS thảo luận xong, GV nhấn mạnh: Mặc dù là chủ tịch nước, nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người. 
 Tìm hiểu nội dung bài học
- GV HDHS liên hệ thực tế
HS tự nói về mình tôn trọng kỉ luật như thế nào?
- Trong gia đình,
- Trong nhà trường 
- Ngoài xã hội
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
- Phạm vi thực hiện?
Em hãy ví dụ về hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật?
- Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì?
GV nhận và lấy VD cụ thể minh hoạ.
GV: Trong cuộc sống, cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó với nhauXH phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức kỉ luật cao.
HDHS làm bài tập
Bài tập a SGK T15
Bài tập b SGK T16 
Bài tập c SGK T16
HS tự kể những việc làm của em và của bạn thể hiện sự tôn trọng kỉ luật 
1) Truyện đọc
 Giữ luật lệ chung
 * Những việc làm của Bác
2) Nội dung bài học
a, Tôn trọng kỉ luật là:
- Tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức.
- ở mọi lúc, mọi nơi
b, Biểu hiện:
- Sự tự giác 
- Chấp hành phân công.
c, ý nghĩa 
- GĐ nhà trường, xã hội có kỉ cương, nề nếp.
- Mang lại lợi ích cho mọi người và XH tiến bộ. 
3) Bài tập.
Bài tập a SGK T15
- Những hành vi thể hiện tính kỉ luật:2,6,7
Bài tập b SGK T16
 - Không đồng ý với ý kiến đó: vì có kỉ luật mang lại quyền lợi cho mọi người,giúp chúng ta vui vẻ thanh thản
 Bài tập c SGK T16
4) Củng cố.
- GV cho HS rút ra nội dung khái niệm tôn trọng kỉ luật
- GVKL: Có kỉ luật thì gia đình, nhà trường, XH ổn định và phát triển.Mang lại quyền lợi cho mọi người, giúp chúng ta vui vẻ và thanh thản và yên tâm học tập, lao động, vui chơi giải trí.
5) Dặn dò.
- Bài tập về nhà: c SGK 6
- Học bài và chuẩn bị bài học tiếp theo:Biết ơn
- Đọc trước truyện đọc: Thư của một học sinh cũ
 *******************************

File đính kèm:

  • docGiao an CD 6 chuan ktkn.doc
Bài giảng liên quan