Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 10 - Bùi Thúy Nga
1. Kiến thức:
Giúp HS
- Hiểu được những biểu hiện của người biết sống chan hoà và những biểu hiện không biết sống chan hòa với mọi người xung quanh.
- Hiểu được ý nghĩa của việc sống chan hòa
2. Kĩ năng:
-Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.
3. Thái độ:
Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở , chan hòa với mọi người.
Tuần :10 NS:29/10/2012 Tiết :10 ND:31/10/2012 BÀI 8: SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS - Hiểu được những biểu hiện của người biết sống chan hoà và những biểu hiện không biết sống chan hòa với mọi người xung quanh. - Hiểu được ý nghĩa của việc sống chan hòa 2. Kĩ năng: -Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh. 3. Thái độ: Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở , chan hòa với mọi người. IICÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI: -Kĩ năng thình bày suy nghĩ, kĩ năng giao tiếp ứng xử chan hòa với mọi người, kĩ năng cảm thông với người khác. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: GV kể chuyện "hai anh em sinh đôi", sau đó hỏi HS: Vì sao mọi người không ai giúp đỡ người anh?. Gv dẫn dắt vào bài. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung KT cần đạt GV: Gọi HS đọc truyện sgk “Bác Hồ với mọi người”. Gv: Đặt các câu hỏi.HS trả lời. Câu 1: Bác đã quan tâm đến những ai? -- Bác quan tâm đến tất cả mọi người từ cụ già đến em nhỏ. - Bác cùng ăn, cùng vui chơi và tập TDTT với các đồng chí trong cơ quan Câu 2: Bác có thái độ ntn đối với cụ già? - Bác đối xử rất ân cần, niềm nở - Mời cụ già ở lại ăn cơm trưa - Chuẩn bị xe đưa cụ về. Câu 3: Việc làm đó thể hiện đức tính gì của Bác? - Việc làm của Bác cho thấy Bác là người sống chan hòa, ân cần quan tâm đến mọi người một cách chu đáo. Câu 4: Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc truyện về Bác Hồ? - kính trọng Bác. - Dù là một vị chủ tịch nước, Bác vẫn quan tâm đến người già, đồng bào của mình. - Cần phải biết quan tâm đến những người xung quanh mình. Gv: Kết luận, chuyển ý Con người trong xã hội sống với nhau bằng một quan hệ tình cảm, đó là tình người. Từ tình cảm đó, chúng ta có bạn bè, gia đình, người thân. Chúng ta phải biết quan tâm đến mọi người để làm chỗ dựa vật chất và tinh thần để vượt qua khó khăn. 1.Truyện đọc: Bác Hồ với mọi người. (sgk) => phải quan tâm người khác dù ở cương vị nào. *Tình huống: Trong giờ KT nếu người bạn thân của em không làm được bài và đề nghị em giúp đỡ thì em sẽ xử sự như thế nào để thể hiện là mình biết sống chan hoà? Hs: Các nhóm trả lời. Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận khái niệm sống chan hòa với mọi người ?:Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích ?:Hãy nêu một vài ví dụ thể hiện việc sống chan hoà với mọi người? Gv: Trái với sống chan hoà là gì?Cho Vd? Hs: Lợi dụng, ghen ghét, đố kị, ích kỉ, dấu dốt. Gv: Sống chan hoà với mọi người sẽ mang lại những lợi ích gì?. Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét, kết luận. Gv: Học sinh cần sống chan hoà với những ai? Vì sao?. HS: Thảo luận nhóm- Tổ chức trò chơi. ( Gv chia lớp thành 2 đội A và B) A :Hãy nêu những việc thể hiện sống chan hoà với mọi người ? B: Hãy nêu những việc thể hiện sống không biết sống chan hoà với mọi người ? Hs: Các nhóm trình bày Gv: Nhận xét, bổ sung *tích hợp: Em đã sống chan hòa với mọi người chưa? Hướng rèn luyện của bản thân trong thời gian tới như thê nào? Cách rèn luyện - Thành thật, thương yêu, tôn trọng, bình dẳng, giúp đỡ nhau. - Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm giúp nhau khắc phục. - Tránh vụ lợi, ích kỉ, bao che khuyết điểm cho nhau. Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét, kết luận II.Nội dung bài học: 1. Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích 2.Biểu hiện: luôn gần gũi, quan tâm đến mọi người, không xa lánh tạo sự cách biệt với mọi người. VD:vui vẻ khi tiếp xúc với mọi người, cùng học tập, làm việc với mọi người, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống,... *Trái với sống chan hòa là: sống tách biệt, khép kín, xa lánh mọi người. VD:ngại tiếp xúc, ngại cjia sẻ, không quan tâm đến người khác,... Mặt khác, cũng không có nghĩa là luôn làm theo ý kiến của mọi người, không có chủ kiến, đánh mất bản sắc riêng của mình. 2. Ý nghĩa: -Đối với bản thân: Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ. -Đối với xã hội: Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Gv: HD học sinh làm bài tập a, d sgk/25. HS: trình bày Gv: Nhận xét, đưa ra đáp án. BT a) Hành vi đúng: 1,2,3,4,7 4.Củng cố: Gv cho Hs trình bày theo kĩ thuật “ chúng em biết 3” Gv: khái quát nội dung toàn bài. 5.Đánh giá: Gv: Khi thấy các bạn của mình la cà quán sá, hút thuốc, nói tục..., Em có thái độ nhu thế nào? - Mong muốn được tham gia. - Ghê sợ và tránh xa. - Không quan tâm vì không liên quan đến mình. - Lên án và mong muốn xã hội ngăn chặn. 6.Hoạt động tiếp nối: - Học bài, làm bài tập b SGK/25. - Xem trước nội dung bài 9. +Chuẩn bị đồ dùng, phân công sắm vai theo nội dung tình huống sgk. +xem trước nội dung: /thế nào là lịch sự, tế nhị? Cho vd / Xem trước bài tập. 7.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CD6.10.doc