Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 13 - Bùi Thúy Nga
1. Kiến thức: Nêu được thế nào là tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kĩ năng:
-Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
-Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
3. Thái độ: Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
Tuần 13 NS: 19/11/2012 Tiết 13 ND: 21/11/2012 BÀI 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Nêu được thế nào là tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 2. Kĩ năng: -Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội của bản thân và mọi người. -Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 3. Thái độ: Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI: -Kĩ năng hợp tác trong thực hiện hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, kĩ năng thể hiện sự tự tin trươc đám đông, kic năng tư duy phê phán,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: ktss (vắng..........p..................kp) 2. Kiểm tra bài cũ: -Em hãy nêu một ví dụ về tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? - Em hãy nêu một ví dụ về trái với tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? 3. Bài mới: *Giới thiệu: Chúng ta đã biết thế nào là tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.Vậy tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghiac gì, ta tìm hiểu tiếp tiết tiếp theo của bài 10. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Gv: Đặt các câu hỏi ? Hãy kể những việc làm thể hiện tính tích cực của em? ? Em có mơ ước gì về nghề nghiệp, tương lai?. ? Ngay từ bây giờ em đã xây dựng kế hoạch để thực hiện ước mơ của mình như thế nào? ?Tích cực, tự giác mang lại những lợi ích gì? Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét, rút ra ý nghĩa tính tích cực, tự giác. Gv: Theo em chúng ta cần phải làm gì để có tính tích cực, tự giác? Hs: Trả lới. Gv: Nhận xét, kết luận cách rèn luyện. *Cách rèn luyện: - Mỗi người cần phải có ước mơ. - Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các HĐ tập thể HĐ xã hội. - Không ngại khó hoặc lẫn tránh những việc chung. - Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức... Gv: Khi được lớp trưởng phân công phụ trách tập văn nghệ cho lớp em sẽ làm gì?. Gv: Theo kế hoạch của tổ, thứ bảy cả tổ đi thăm gia đình các bạn trong lớp. Nam ngại không muốn đi, báo cáo ốm. Sau đó ít lâu, cac bạn trong lớp ddeuf biết nhà nhau . - Em thử đoán xem điều gì sẽ đến với Nam. - Nếu em là Nam, trước tình thế ấy em sẽ xử sự ntn?. Gv: Hãy nêu những tấm gương về người tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em biết? Hs: Thảo luận nhóm và trình bày. Gv: Nhận xét. 1Truyện đọc: 2. Nội dung bài học: b.Ý nghĩa: *Đối với bản thân: - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân. - Được mọi người quý mến , giúp đỡ. *Đối với tập thể: - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể gắn bó, hiểu biết quí mến lẫn nhau. *Đối với xã hội: -thúc đẩy xh tiến bộ, hạn chế biểu hiện tiêu cực. Gv: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm làm bài tập b. Gv: Cho hs làm Gv: Nhận xét. Gv: Một số người không tích cực tham gia hoạt động tập thể ở lớp, trường ta được thể hiện như thế nào? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét, bổ sung 3.Bài tập c,d. - Không trực nhật lớp. - Không tham gia các ngày lễ lớn của trường. - Trốn tránh hoạt động của chi đội. - Không tham gia văn nghệ, TDTT của lớp... 4.Củng cố: GV : Để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, mỗi học sinh cần có tinh thần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Ý thức tập thể, tính cộng đồng là điều kiện tốt để giúp cho mỗi cá nhân trưởng thành và hoàn thiện mình. 5.Đánh giá: Gọi 1 vài hs lên chỉ huy trò chơi, hát 6. Hoạt động tiếp nối: - Học bài - Xem trước bài 11: Mục đích học tập của học sinh. + Đọc truyện và trả lời câu hỏi. +Ước mơ của em là gì? + em làm thế nào đẻ thực hiện được ước mơ đó? + Mục đích học tập của em là gì? ( trước mắt, lâu dài) +xây dựng kế hoạch để thục hiện ước mơ của bản thân. 7.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CD6.13.doc