Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6A Tiết 7

 1. Kiến thức

 - Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật.

 - Nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật

 - Biết được tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.

 2. Kỹ năng

 -Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè.Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.

 - KNS: kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá, kĩ năng phân tích, so sánh.

 3.Thái độ

 - Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.

 - TTHCM: Dù ở cương vị chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn luôn tôn trọng nội quy, quy định chung.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6A Tiết 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp- Ngày dạy
61
62
63
Vắng
TUẦN: 7
TIẾT:7
Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 - Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật.
 - Nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật
 - Biết được tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.
 2. Kỹ năng
 -Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè.Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
 - KNS: kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá, kĩ năng phân tích, so sánh.
 3.Thái độ
 - Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.
 - TTHCM: Dù ở cương vị chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn luôn tôn trọng nội quy, quy định chung.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1.Giáo viên: Chuyện kể, ca dao, tục ngữ.
 2.Học sinh: Đọc trước phần truyện đọc và trả lời câu hỏi gợi ý SGK/12,13
III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là lễ độ?
- Nêu ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV gọi HS đọc truyện
- GV đặt câu hỏi: Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã tuân theo những quy định chung gì?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
* TTHCM:GV nhấn mạnh, Bác đã tuân theo luật lệ chung đặt ra cho mọi người.
- HS tự nói về mình đã tôn trọng kỉ luật như thế nào?
* GDPL: Tình huống
 Mùa hè năm rồi, Ngọc cùng cha, mẹ đi tham quan Vũng Tàu, Ngọc trong thấy có rất nhiều du khách đến tham quan vứt rác xuống tại nơi tham quan. Ngọc vội chạy lại nhắc nhở những người đó không được làm như vậy vì vứt rác bừa bãi nơi tham quan là vi phạm pháp luật?
 Em có suy nghĩ như thế nào về việc làm của Ngọc? 
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV kết luận. 
1.Việc tôn trọng kỉ luật do ai thực hiện? Phạm vi thực hiện như thế nào?
- HS rút ra thế nào là tôn trọng kỉ luật?
- HS nêu hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật.
- GV lấy ví dụ về trường hợp thực hiện kỉ luật vì sự cưỡng bức, sợ xã hội lên án.
- GV hướng dẫn HS phân biệt tôn trọng kỉ luật với pháp luật.
- GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận: 5 phút
+ Nhóm 1: Tôn trọng kỉ luật có ích gì cho bản thân?
+ Nhóm 2: Tôn trọng kỉ luật có ích gì cho gia đình?
+ Nhóm 3: Tôn trọng kỉ luật có ích gì cho xã hội?
- Các nhóm tiến hành thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và hỏi:
- Giải thích khẩu hiệu : “sống và làm theo pháp luật”
- GV nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về kỉ luật
*GV hướng dẫn HS giải bài tập a SGK/13
- Gọi HS làm bài tập cá nhân
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét đúng, sai
I.Truyện đọc
II. Nội dung bài học
1.Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
 -Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc, chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp.
 -Ví dụ: Thực hiện đúng nội quy trường học, tôn trọng quy định nơi công cộng
 -Trái với tôn trọng kỉ luật là vô kỉ luật.
2.Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.
 - Đối với bản thân:Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật, con người sẽ cảm thấy thanh yhanr, vui vè, sáng tạo trong học tập, lao động
 - Đối với gia đình và xã hội: Nhờ tôn trọng kỉ luật, gia đình và xã hội mới có nề nếp, kỉ cương, mới có thể duy trì và phát triển.
3. Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể và xã hội.
III.Bài tập
a/SGK/13.
Việc làm tôn trọng kỉ luật:
 -Đi học đúng giờ
 -Viết đơn xin phép nghỉ học một buổi
 -Đi xe đạp đến cổng trường
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố: 
 - Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
- Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng kỉ luật?
 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 
 - Về nhà học bài, làm bài tập b, c SGK/13
 - Xem lại các bài đã học tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docGD6-T7.doc
Bài giảng liên quan