Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6A Tiết 8
1. Kiến thức
Nắm được các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5, trật tự an toàn giao thông.
2. Kỹ năng
- Biết giải quyết các bài tập tình huống.
- Vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết bài tập.
3.Thái độ
Có ý thức học tập tốt để làm bài kiểm tra 1 tiết.
Lớp- Ngày dạy 61 62 63 Vắng TUẦN: 8 TIẾT: 8 ÔN TẬP I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1. Kiến thức Nắm được các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5, trật tự an toàn giao thông. 2. Kỹ năng - Biết giải quyết các bài tập tình huống. - Vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết bài tập. 3.Thái độ Có ý thức học tập tốt để làm bài kiểm tra 1 tiết. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: Câu hỏi ôn tập 2. Học sinh: Xem lại các bài đã học. III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Cho ví dụ. - Vì sao cần phải tôn trọng kỉ luật? 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV hướng dẫn học sinh ôn tập lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5. - GV lần lượt nêu các câu hỏi ôn tập. Câu 1. Nêu một số quy định của pháp luật về giao thông dường bộ? Câu 2: vì sao chúng ta cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? Câu 3: Nêu 4 biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập. Câu 4: Thế nào là tiết kiệm? Trái với tiết kiệm là gì? Câu 5: Em sẽ làm gì khi thấy bạn sử dụng nước rửa tay xong rồi không khóa nước lại? Câu 6: Vì sao chúng ta cần phải cư xử lễ độ với mọi người? Câu 7: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Câu 8: Em sẽ làm gì để thể hiện sự tôn trọng kỉ luật và những người biết chấp hành tốt kỉ luật? Câu 9: Nêu 4 việc làm thể hiện việc tôn trọng kỉ luật ở nhà trường. - HS đọc bài tập - HS làm việc cá nhân - HS tự nhận xét - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. Câu 1: Trật tự an toàn giao thông. Câu 2: - Về mặt thể chất: giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc, học tập có hiểu quả. - Về mặt tinh thần: Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời. Câu 3: Biểu hiện - Đi học đều đặn - Học bài, làm bài đầy đủ - Tích cực tham gia xây dựng bài ở lớp. - Gặp bài khó không nản lòng. Câu 4: - Tiết kiệm là biết sử dụng một cáh hợp lí, đúng mức của cải vậ chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. - Trái với tiết kiệm là hà tiện, keo kiệt và xa hoa lãng phí. Câu 5: - Nhắc nhở bạn sử dụng nước xong phải khóa lại để tiết kiệm nước. - Nếu bạn không nghe thì báo cho thầy, cô biết. Câu 6: - Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người. - Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng, do đó được mọi người quý mến. - Làm cho quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh, tiến bộ. Câu 7: Tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp. Câu 8: - Vui vẻ, tự nguyện khi nhận được sự phân công của tập thể cũng như thoải mái khi chấp hành các quy định chung. - Đánh giá cao, tán thành việc làm của họ, có nhu cầu gần gũi để học hỏi. Câu 9: HS nêu việc làm thể hiện việc tôn trọng kỉ luật. IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố: GV yêu cầu học sinh đóng tập sách và nhắc lại một trong những câu hỏi trên. 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà học bài - Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- GD6-T8.doc