Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Hoạt động1&2 : BẦU CÁN BỘ LỚP

THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH

CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

 I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:

 Giúp học sinh:

-Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp.

-Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS.

- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và ý thức.

-Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.

-Tôn trọng và ủng hộ lớp hoạt động

-Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS

 

doc39 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ề quyền trẻ em
- Giữa các tổ thi bằng cách trả lời nhanh để giành quyền trả lời các câu hỏi 
III)Chuẩn bị hoạt động: 
1)Phương tiện;
 Công ước về quyền trẻ em được công ước thông qua ngày 20/11/1989đã được các quốc gia nhiệt liệt hưởng ứng. Việt nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuan công ước của liên hiệp quốc về quyền trẻ em
- Công ước thể hiện tập trung vào 8 nội dung cơ bản sau:
+ Bốn nhóm quyền
-Quyền được còn sống
- Quyền được bảo vệ
- Quyền được phát triển
- Quyền được tham gia
+Ba nguyên tắc cơ bản
-Trẻ em được xác định là những người dưới 18 tuổi
- Tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong công ước đều được áp dụng 1 cách bình đẳng cho tất cả các trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử
-Tất cả những hoạt động được thực hiện đều can phải tính đến các mục đích, lợi ích tốt nhất của trẻ em
- Gợi ý một số câu hỏi để phục vụ cho các hoạt động.
Câu 1:Để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 chúng ta cần chuẩn bị những hình thức và phương pháp học tập như thế nào?Bạn hãy nêu 1 số phương pháp học tập có hiệu quả nhất của bản thân?
 Câu 2: Việc ôn tập để luyện vào lớp 10 đòi hỏi mỗi học sinh chúng ta phải bố trí lịch học tập thật khoa học. Bạn hãy thou đưa lịch học tập của mình để cho cả lớp tham khảo.?
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “ Gần đến ngày thi cũng kịp, lo gì?” Theo bạn ý kiến đó là đúng hay sai? Hãy cho biết quan điểm của bạn ?
Câu 4: Đối với bạn, môn học nào là khó khăn hơn cả? Bạn hãy cho biết dự định của mình về kế hoạch phấn đấu cho môn học đó. Cần chú ý vào các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận và câu hỏi nhiều lựa chọn.
- GVCN chuẩn bị 1 vài tình huống về vấn đề thi tuyển vào lớp 10 như tình huống học tủ, học vẹt, học lệch, học không có đề cương chi tiết.
-Xây dựng 1 vài bài tập mang tính chất đố vui để đưa vào nội dung hoạt động
2)Tổ chức:
--Gvcn nêu yêu cầu định hướng hs chuẩn bị nội dung như viết trên giấy, các hình ảnh mô tả chủ đề.
-Xây dưng 1 số câu hỏi có tính chất giúp HS đưa ra trong diễn đàn
-Gợi ý 1 vài hình thức được thể hiện trong diễn đàn
-HS : Cán bộ lớp xây dựng chương trình diễn đàn trên cơ sở gợi ý của GVCN 
-Giao mỗi tổ chuẩn bị 1 diễn đàn
-Họp cán bộ lớp nhằm xác định những nội dung cụ thể của hội vui học tập , lựa chọn những môn học còn yếu của lớp để xây dựng câu hỏi giúp cho việc ôn tập.
-Phổ biến yêu cầu của hội vui để học sinh có phương hướng chuẩn bị.
-Tập hợp 1 số học sinh khá giỏi của lớp để xây dựng hệ thống câu hỏi cho hội vui nhằm giúp việc học tập tốt. 
* Đối với học sinh nhờ GVCN trao đổi với GV bộ môn để hoàn thành nội dung các câu hỏi do học sinh xây dựng giúp các em trả lời.
+ Hình thức nhóm dự thi theo nhiều cách khác nhau.
+Xây dựng biểu điểm chấm thi.
+Cử ban giám khảo.
+ Mời Giáo viên bộ môn tham dự.
+Cử người dẫn chương trình. 
+ Phân công trang trí
IV) Hướng dẫn tiến hành hoạt động
Người hướng dẫn
Hoạt động
Thời lượng
 Lớp trưởng
 Lớp trưởng
 Lớp trưởng
1)Khởi động:
Lớp trường cho cả lớp hát tập thể bài hát” Lên đàn”
-Tuyên bố lí do:
 Người dẫn chương trình nêu lí do của hoạt động một cách ngắn gọn, giới thiệu chương trình
-Giới thiệu đại biểu: Về dự tiết sinh hoạt cĩ GVCN và một số GVBM
 2) Hoạt động :
 + Hoạt động 1: Trình bày ý kiến
-Người dẫn chương trình giới thiệu đại biểu của tứng tổ lên trình bày ý kiến ngắn gon để nêu lên vấn đề hòa bình hữu nghị.
-Tổ khác giới thiệu 1 số nội dung chủ yếu trong công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
-Trình bày cụ thể vài nét về bảo vệ môi trường như bảo vệ nguồn nước, bảo vệ không bị ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, bảo vệ không bị ô nhiễm rác thải cũng như các động vật gây bệnh.
-Sau phần trình bày của các tổ người điều khiển chương trình tóm tắt những nét cơ bản đã được rút ra từ ý kiến của các tổ đã nêu trên
 + Hoạt động 2: Phát biểu của cá nhân
 -Lớp trưởng gợi ý các thành viên trong lớp có thể phát biểu ý kiến cá nhân của mình, sau đó có thể lồng ghép sinh hoạt văn nghệ một vài tiết mục cho diễn đàn thêm phần sôi nổi tùy theo điều kiện của thời gian
 + Hoạt động 3 : Trình bày ý kiến và thi trả lời đúng
-Người dẫn chương trình giới thiệu đại biểu của tứng tổ lên trình bày ý kiến ngắn gon của tổ mình.
-Sau đó lớp trưởng mời 2 nhóm vào vị trí thi.
-Từng tổ lên hái hoa đọc to câu hỏi, cho nhóm trao đổi trong 1 phút. Nhóm nào giơ tay trước thì giành quyền trả lời, nếu không trả lời thì không ghi điểm.
-Quyền trả lời thuộc nhóm tiếp theo. Điểm số chỉ được tính cho nhóm trả lời đúng
 + Hoạt động 4 : Thi giải nhanh tình huống
Tình huống được đưa ra do người dẫn chương trình.
-Nhóm nào có tín hiệu trước thì sẽ được quyền trả lời.
-Nhóm nào chưa giải quyết được vấn đề đưa ra hoặc giải quyết chưa chính xác thì nhóm kia có quyền trả lời thay. Điểm số chỉ ghi cho cách giải quyết hay nhất.
4’
10’
7’
10’
10’
VI)Kết thúc hoạt động: 3’
 -Dẫn chương trình nhận xét về ý kiến tham gia của các tổ và cá nhân
- Mời ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi của các nhóm
-Chuẩn bị cho tiết sinh hoạt sau.
Rút kinh nghiệm:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Mời ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi của các nhóm
 CHỦ ĐIỂM THÁNG TƯ
 	HÒA BÌNH- HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 3&4: 
3- SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM,THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30-4
 4- Sinh hoạt lớp sơ kết tháng
I)Yêu cầu giáo dục:
1)Kiến thức:
 HS hiểu được ý nghĩa của ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam , thống nhất đất nước 30-4.
2)Kĩ năng:
 So sánh để phân biệt được đất nước ta trong thời kì trước 30-4 và sau khi đất nước thống nhất.
3)Thái độ:
-Giáo dục học sinh có niềm tin tưởng vào đất nước ta mà nhất là trong thời kì hội nhập kinh tế, đất nước ta từng bước tiến lên vững chắc để ngang tầm với các nước trong khu vực và quốc tế.
II)Nội dung và hình thức:
1)Nội dung:
 - Thi văn nghệ để thi đua giữa các tổ . Nếu có điều kiện thì cho mỗi tổ tham gia một tiểu phẩm về chủ đề 30-4.
2)Hình thức:
 - Giữa các tổ thi bằng cách giành quyền thi đua các bài hát về chủ đề ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
III)Chuẩn bị hoạt động: 
1)Phương tiện;
 -Chuẩn bị 1 số bài hát phục vụ cho hoạt động
-Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh ( Xuân Hồng)
-Thành phố mười mùa hoa ( Phạm Tuyên)
-Ca ngợi tổ chưc ( Hoàng Vân)
-Nối vòng tay lớn ( Trịnh Công Sơn)
-Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi ( Huy Du)
-Anh em ta về ( Tiến Lộc)
-Bác đang cùng chúng cháu hành quân ( Huy Thục)
-Hát mừng tổ quốc ( Phạm Tuyên)
-Ngôi nhà trái đất ( Cao Minh khanh)
-Trái đất này là của chúng mình ( Trương quang Lục )
-Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ( Triều Dâng)
-Tiếng nói thanh niên ( Lưu Hữu Phước)
-Khúc hát thanh niên ( Lê Phùng)
* Một số câu hỏi đố vui
-Kiếm ai trả lại rùa vàng?
Súng ai rèn ở Vũ Quang thuở nào? ( Lê Lợi – Cao Thắng)
-Đông du ai đã đưa người?
Còn ai đập đá giữa trời trơ trơ. ( Phan Bội Châu- Phan Chu Trinh)
-Đố ai nêu lá Quốc lì.
Mê linh đất cũ còn ghi muôn đời.
Yếm, khăn, đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân? ( Hai Bà Trưng)
-Đố ai trên Bạch Đằng Giang
Làm cho cọc nhọn dọc, ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tơi bời,
Gươm thần độc lập, giữa trời vung lên.?( Ngô Quyền)
-Đố ai giải phóng Thăng Long.
Nửa đêm trừ tịch, quyết lòng tiến binh,
Đống Đa , Sông Nhĩ, vươn mình,
Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh tơi bời?
( Nguyễn Huệ)
-Đố ai đánh trống phất cờ.
Giữ thành Hà Nội trong giờ nguy nan,
Rồi khi trúc chẻ , ngói tan,
Mượn day oan nghiệt , giải gan anh hùng? ( Hoàng Diệu)
2)Tổ chức:
-GVCN chuẩn bị cho HS sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam như ca ngợi truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ, tấm gương chiến đấu dũng cảm.
-HS chuẩn bị 1 số bài hát về chủ đề ca ngợi truyền thống quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ. Ca ngợi các anh hùng Dân tộc
-HS Sưu tầm các câu đố nói về các anh hùng dân tộc , các chiến sĩ Cách Mạng
HS chuẩn bị các tốp ca, đơn ca , song ca, kể chuyện , đọc thơ
IV) Hướng dẫn tiến hành hoạt động
Người hướng dẫn
Hoạt động
Thời lượng
 Lớp trưởng
Lớp trưởng
UV thi đua
Lớp trưởng
GVCN
1)Khởi động:
Lớp trường cho cả lớp hát tập thể bài hát” Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”- Phạm Tuyên
-Tuyên bố lí do:
 Người dẫn chương trình nêu lí do 1 cách ngắn gọn và sau đó giới thiệu chương trình.
Ngày 30-4 mãi mãi đi vào lịch sử của dân tộc, như 1 dấu son chói lọi . Ngày nay đã chứng minh cho sức mạnh ý chí quật cường của tinh thần tiến công Cách mạng dân tộc. Để kỉ niệm ngày lịch sử vẻ vang này, hôm nay chúng ta tổ chức sinh hoạt văn nghệ
-Giới thiệu đại biểu: Về dự tiết sinh hoạt GVCN
 2) Hoạt động :
 + Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ
 Dưới sự dẫn dắt của người dẫn chương trình lần lượt các tiết mục văn nghệ được trình diễn. Sau mỗi tiết mục thì người dẫn chương trình động viên khích lệ tinh thần để tiết sinh hoạt văn nghệ thêm phần hấp dẫn.
-Có thể xen kẽ giữa các tiết mục văn nghệ là 1 vài câu đố vui.
-Các tiết mục văn nghệ phải được bố trí 1 cách khoa học là phải cho đăng kí trước và sắp xếp chương trình 1 cách hợp lí là xen kẽ giữa các tổ để có thời gian chuẩn bị. Nhưng sự sắp xếp đố phải có thông báo rõ ràng của từng tiết mục.
+ Hoạt động 2 : Trình bày tiểu phẩm
Dẫn chương trình giới thiệu lần lượt các tiểu phẩm để các tổ trình bày 1 cách khoa học và hợp lí nhất.
+ Hoat động 3: Sơ kết tháng
- Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình học tập, hạnh kiểm v thi đua của tổ mình.
- Ủy viên phụ trách thi đua nhận xét, các tổ đóng góp thêm
- Lớp trưởng tổng kết ý kiến
- Nhận xt của GVCN
5’
15’
10’
10’
VI)Kết thúc hoạt động: 5’
 -Dẫn chương trình nhận xét về ý kiến tham gia của các tổ và cá nhân.
- Cảm ơn sự tham gia nhiệt tình giữa các tổ
-Chuẩn bị cho tiết sinh hoạt sau.
Rút kinh nghiệm:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KÝ DUYỆT:

File đính kèm:

  • docHDNGLL 9.doc