Giáo án Hình học 8 - Tiết 8: Dựng Hình Bằng Thước Và Com Pa

I MỤC ĐÍNH

+ Củng cố kiến thức về các bài toán dựng hình đã biết ở lớp dưới

+ HS Biết các bước giải một bài toán dựng hình.

+ HS có kĩ năng thành thạo sử dụng các dụng cụ như thước thẳng, com pa để dựng hình

+ Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm việc.

II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Thước thẳng , com pa, bảng phụ, phấn mầu

- HS : SGK, thước thẳng, com pa, phiếu học tập

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

GV: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS, chủ yếu là com pa, thước thẳng

 3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 8: Dựng Hình Bằng Thước Và Com Pa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /
Tiết 8 dựng hình bằng thước và com pa
I mục đính
+ Củng cố kiến thức về các bài toán dựng hình đã biết ở lớp dưới 
+ HS Biết các bước giải một bài toán dựng hình.
+ HS có kĩ năng thành thạo sử dụng các dụng cụ như thước thẳng, com pa để dựng hình
+ Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm việc.
II Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng , com pa, bảng phụ, phấn mầu
- HS : SGK, thước thẳng, com pa, phiếu học tập
III Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
GV: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS, chủ yếu là com pa, thước thẳng
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: gọi HS nhắc lại những bài toán dựng hình đã học ở lớp dướ, có thể nhìn SGK
HS: Trả lời 
GV: Cheo bảng phụ có tác dụng của thước thẳng và com pa
GV: Như vậy các em đã được học những bài toán dựng hình nào? có thể dựng được những bài toán như thế nào?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Cheo bảng phụ có các bài toán đã biết, kèm theo GV mô tả cách vẽ
GV: Trên cơ sở ta đã biết nay ta nghiên cứu thêm cách dựng hình thang khi biết một số yếu tố cần thiết như sau!
GV: Cheo bảng phụ hình thang ABCD như SGK cho HS quan sát
GV: Phân tích cho HS: với bài toán như vậy ta có thể dựng những yếu tố nào?
HS: Tam giác ADC (Khi biết hai cạnh DA, DC và gócD xen giữa)
GV: Để ABCD là hình thang thì phải có điều kiện nào cho điểm B?
HS: Nằm trên Ax//DC
GV: Còn điều kiện gi nữa để có được hình thang như yêu cầu?
HS: AB = 3 cm
GV: Vậy các em hãy thực hiện dựng theo các bài toán đã dựng được?
GV: Vừa nói vừa thực hiện trên bảng
HS: Thực hiện sau GV hướng dẫn các bước của bài toán dựng hình.
GV: Cho HS làm bài tập 30 SGK.Tr 83
GV: Vừa hướng dẫn vừa thực hiện cùng HS
1. Bài toán dựng hình
Tác dụng của thước thẳng :
- Vẽ được một đường thẳng khi biết hai điểm của nó.
- Vẽ được một đoạn thẳng khi biết hai đầu mút của nó.
- Vẽ được một tia khi biết gốc và một điểm của tia.
Tác dụng của compa :
- Vẽ đường tròn hoặc cung tròn khi biết tâm và bán kính của nó.
2. Các bài toán dựng hình đã biết
a. Dựng đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước
b. Dựng một góc bằng một góc cho trước.
c. Dựng đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
d. Dựng đường trung trực của một đoạn thẳng.
e. Dựng đường thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho.
f. Dựng tia phân giác của một góc cho trước
g. Dựng tam giác khi biết ba cạnh, biết hai cạnh và góc xen giữa, biết một cạnh và hai góc kề cạnh đó
3. Dựng hình thang
Ví dụ Dựng hình thang ABCD biết đáy : 
AB = 3 cm và CD = 4 cm ; 
cạnh bên AD = 5 cm ; = 700
* Các bước giải mộtbài toán dựng hình 
Có 3 bước thực hiện:
B1. Nêu cách dựng
B2. Chứng minh cách dựng là được bài toán theo yêu cầu
B3. Biện luận số nghiệm hình
4. Luyện tập
Bài tập 30 SGK.Tr 83
B1 - Dựng tam giác ACD biết 3 cạnh
 - Dựng Ax//DC
 - Dựng AB = 2 cm
 - Nối BC
B2. Chứng minh
Tứ giác ABCD là hinh thang và AB//CD
Hình thang ABCD có AD = AB = 2 cm
DA = DC = 4 cm thoả mãn yêu cầu bài toán.
B3. Ta luôn dựng được 1 hình thang thoả mãn điều kiện
4. Củng cố
- Nhắc lại các bước giải bài toán dựng hình?
- Nhắc lại cách dựng đường thẳng đi qua một điểm ngoài và song song với đường thẳng cho trước?
- Nhắc lại cách dựng tam giác?
5. Dặn dò học ở nhà
- Học kĩ các bước giải bài toán dựng hình/
- BTVN: 29, 31, 32, 33, 34 (SGK.Tr 83)

File đính kèm:

  • docTiet 8.doc