Giáo án Hóa học Lớp 9 Tuần 20-23

I.Mục tiêu: Giúp học sinh biết được

- Axit cacbonic là axit yếu không bền

- Muối cacbonat có những tính chất của muối, ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiết độ cao

- Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, trong đời sống

II Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bảng nhóm

- Chuẩn bị các thí nghiêm:

 NaHCO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl

 Tác dụng của dung dịch Na2CO3 và dung dịch Ca(OH)2

 Tác dụng của dung dịch Na2CO3 và dung dịch CaCl2

- Tranh vẽ chu trình cacbon trong tự nhiên

2. Chuẩn bị của học sinh

- Xem lại các tính chất hóa học của muối

- Các điều kiện phản ứng trao đổi xảy ra.

 

doc20 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 Tuần 20-23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 – 
4. Dặn dò
Làm các BT 4, 5, 6 trang 103
Chuẩn bị bài thực hành: 1 bậc lửa/nhóm, soạn tường trình
RÚT KINH NGHIỆM:
NGÀY SOẠN:
NGÀY DẠY:
Tiết 44	BÀI 33: BÀI THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I. Mục tiêu dạy học:
	– Khắc sâu kiến thức về phi kim, tính chất đặc trưng của muối Cacbonat, muối Clorua.
	– Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học, giải bài tập thực nghiệm hóa học.
	– Rèn luyện ý thức nghiêm túc, cẩn thận,… trong học tập, thực hành hóa học.
II. Phương pháp dạy học:
	Thực hành.
III. Phương tiện dạy học:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	– Dụng cụ thí nghiệm: giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn , giá sắt, ống dẫn khí, ống hút.
	– Hóa chất: CuO, C, dung dịch Ca(OH)2, NaHCO3, Na2CO3, NaCl, dung dịch HCl, H2O.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	– Kẻ sẵn mẫu tường trình.
	3. Tiến trình hoạt động:
	² Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
33 phút
– Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ như hình vẽ:
– Hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm.
– Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
– Hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng.
– Yêu cầu các nhóm học sinh trình bày cách phân biệt 3 lọ hóa chất đựng 3 chất rắn ở dạng bột: CaCO3, Na2CO3, NaCl.
– Yêu cầu các nhóm tiến hành phân biệt và ghi lại kết quả.
1. Thí nghiệm 1: C khử CO ở nhiệt độ cao.
– Học sinh tiến hành thí nghiệm:
+ Cho hổn hợp CuO+C vào ống nghiệm và lắp dụng cụ theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm. Sau đó, đun tập trung ở đáy ống nghiệm.
– Học sinh quan sát và nêu hiện tượng.
+ Hổn hợp chất rắn trong ống nghiệm chuyển từ màu đen sang đỏ.
+ Dung dịch nước vôi trong bị vẫn đục.
2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3.
– Học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Lấy một ít NaHCO3 cho vào đáy ống nghiệm. Sau đó lắp các dụng cụ như thí nghiệm 1.
+ Dùng đèn cồn đun nón.
– Học sinh quan sát hiện tượng và nhận xét:
 Dung dịch nước vôi trong bị vẫn đục .
3. Thí nghiệm 3: Nhận xét muối Cacbonnat và muối Clorua.
– Trình bày cách tiến hành:
+ Đánh số thứ tự tương ứng giữa các lọ hóa chất và ống nghiệm.
+ Lấy ở mỗi lọ hóa chất một ít bột cho vào các ống nghiệm tương ứng.
+ Cho nước vào các ống nghiệm và lắc đều:
– Nếu chất bột tan: NaCl, Na2CO3.
– Không: là NaCl.
– Học sinh tiến hành và ghi lại kết quả.
	² Hoạt động 2: Tường trình: 10 phút
Tên thí nghiệm
Hiện tượng quan sát
Giải thích
Phương trình
 C khử CuO ở nhiệt độ cao.
– Hổn hợp chất rắn trong ống nghiệm từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
– Dung dịch nước vôi trong bị vẫn đục.
– C đã khử CuO đen thành đỏ.
– Do tạo thành CO2.
Nhiệt phân NaHCO3
– Dung dịch nước vôi trong bị vẫn đục
– Do sản phẩm tạo thành có CO2.
Nhận xét muối cacbonat và muối Clorua
– Chất rắn trong ống nghiệm …tan trong nước. Còn ống nghiệm …không tan.
– Dung dịch trong 2 ống nghiệm:
+ Có hiện tượng sủi bọt.
+ Không.
– Tan: NaCl, Na2CO3 còn không CaCO3.
– Tạo thành CO2.
	4. Hướng dẫn học ở nhà: 2 phút
	– Xem trước bài “ Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ”.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
KÝ DUYỆT
TUẦN 23
CHƯƠNG IV	HIĐROCACBON – NHIÊN LIỆU
Tiết 45 	BÀI 34: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm:
Học sinh hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ 
Nắm được cách phân loại các hợp chất vô cơ.
II. Chuẩn bị
1 .Chuẩn bị của giáo viên
Tranh ảnh và các đồ dùng chứa các hợp chất hữu cơ khác nhau
Thí nghiệm chứng mih thành phần chất hữu cơ có cacbon
	+ Dụng cụ: Ống nghiệm, đế sứ, cốc thủy tinh, đèn cồn
	+ Hóa chất: Bông y tế, dung dịch ca(OH)2
2.Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài, xem trước nội dung tiến hành thí nghiệm
III.Tiến trình bài giảng
1.Tổ chức lớp học: ổn định nề nếp và kiểm tra sỉ số
2.Tiến trình bài giảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
* GV: Giới thiệu 
* GV: Giới thiệu các mẫu vật, tranh ảnh
- GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- PV: Nêu hiện tượng, giải thích?
- GV: lấy VD khác: đường cháy
- PV: Hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tố nào?
- Vậy hợp chất hữu cơ là gì?
* PV: Dựa vào thành phần nguyên tố hợp chất hữu cơ có thể chia làm mấy loại?
- GV: Cho các hợp chất sau: NaHCO3, C2H2, C6H12O6, C6H6, C3H7Cl, MgCO3, C2H4O2, CO
→ Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hợp chất vô cơ, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ? Phân loại các hợp chất hữu cơ.
* GV: Cho Hs đọc SGK sau đó gọi HS tóm tắt (theo các câu hỏi gợi ý sau):
+ Hóa học hữu cơ là gì?
+ Hóa học hữu cơ có vai trò như thế nào đối với đời sống xã hội?
→ HS nghe, ghi bài
→ HS quan sát
→ HS tiến hành thí nghiệm & quan sát 
ddCa(OH)2 bị vẫn đục → do bông cháy sinh ra CO2
→ HS: cacbon
→ HS: có 2 loại
→ HS: 
H/c vô cơ: NaHCO3, MgCO3, CO
H/c hữu cơ: C2H2, C6H12O6, C6H6, C3H7Cl, C2H4O2
Hyđrocacbon:C6H6, C2H2 
Dẫn xuất của Hyđrocacbon: C6H12O6, C3H7Cl, C2H4O2
→ HS đọc
→ Hs trả lời
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ 
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat)
VD: NaOC2H5, C2H4, C6H6, CH3Cl, CH3COOH...
3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
- Hiđrocacbon
- Dẫn xuất của hiđrocacbon
II. khái niệm về hóa học hữu cơ
- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ & những chuyển đổi của chúng 
- Ngành hóa học hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.
3. Củng cố: 	Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
Nhóm các chất đều gồm các hợp chất hữu cơ
	A. K2CO3, CH3COONa, C2H6 	B. C6H6, Ca(HCO3)2, C2H5Cl 	C. CH3Cl, C2H6O, C3H8
Nhóm các chất đều gồm các hyđrocacbon
	A. C2H4, CH4, C2H5Cl 	B. C3H6, C4H10, C2H4 	C. C2H4. CH4, C3H7Cl
Nhóm các chất đều gồm các dẫn xuất của hyđrocacbon 
	A. CCl4, C2H5Cl, CH3ONa 	B. C2H6O, C4H8, CH3NH2 	C. C3H6, C2H2, CH4
4. Dặn dò: Làm BT 1 → 5 trang 108; soạn bài “ Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ”
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
TIẾT 46
NGÀY SOẠN:
 NGÀY DAY:
BÀI 35: 	CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. Mục tiêu bài học:
	– Hiểu được các hợp chất hữu cơ có các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị, Cacbon có hóa trị IV, oxi có hóa trị II, Hydro có hóa trị I.
	– Hiểu được mỗi chất hữu cơ có một công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết xác định, các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch Cacbon.
	– Viết được công thức cấu tạo của một số chất đơn giản, phân biệt được các chất khác nhau qua công thức cấu tạo.
II. Phương tiện dạy học:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	– Mô hình cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ (dạng hình que).
	– Bộ mô hình phẳng cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	– Xem bài trước.
III. Tiến trình họat động:
	1.Ổn định lớp
 	2.Kiểm tra bài cũ: 15 phút
	– Học sinh 1: Khái niệm về hợp chất hữu cơ. Phân loại. Cho ví dụ?
	– Học sinh 2: Chữa bài tập 4 trang 108 SGK.
	– Học sinh 3: Chữa bài tập 5 trang 108 SGK.
	3. Dạy bài mới:
	² Hoạt động 1: Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
– Giáo viên thông báo về hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử: CH4, CH3Cl, CH3OH.
– Yêu cầu học sinh thảo luận biễu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử: C2H6 và C3H8.
" Từ đó yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
– Giới thiệu 3 loại mạch Cacbon.
– Yêu cầu học sinh biễu diễn liên kết trong phân tử C4H10, C4H8.
– Tiếp theo yêu cầu học sinh biễu diễn liên kết trong phân tử C2H6O2.
– Học sinh nhận xét về sự khác nhau về trật tự liên kết của các nguyên tử trong 2 chất đó.
– Giới thiệu: Do trật tự liên kết khác nhau làm cho tính chất của chúng cũng khác nhau.
– Gọi học sinh đọc kết luận.
– Học sinh nghe và ghi bài:
+ Trong các hợp chất hữu cơ, Cacbon luôn có hóa trị IV, Hydro có hóa trị I, oxi có hóa trị II.
+ Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết biễu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.
– Học sinh biễu diễn.
 + CH4 
+ CH3Cl
+ CH3OH
– Học sinh thảo luận và biện luận:
+ C2H6
+ C3H8
+ Kết luận: Trong phân tử hợp chất hữu cơ các nguyên tử Cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch Cacbon.
– Học sinh chú ý và ghi bài:
– Học sinh biễu diễn:
+ C4H10: 2 loại mạch.
– Thẳng 
– Nhánh 
+ C4H8 1 loại mạch.
– Học sinh biễu diễn: 
(1)
(2)
– Học sinh nhận xét:
 Hai chất trên có sự khác nhau về trật tự liên kết giữa các nguyên tử.
Chất (1): 
Chất (2): 
– Học sinh chú ý:
– Học sinh đọc kết luận và ghi bài. 
Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch hóa trị nối giữa hai nguyên tử.
+ Kết luận: Trong phân tử hợp chất hữu cơ các nguyên tử Cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch Cacbon.
Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
	² Hoạt động 2: Công thức cấu tạo.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5 phút
– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các công thức cấu tạo của các chất đã viết và hỏi công thức cấu tạo biễu diễn gì?
– Vậy dựa vào công thức cấu tạo của một chất ta biết được điều gì?
– Yêu cầu học sinh làm bài tập:
 Những công thức cấu tạo nào sau đây biễu diễn cùng một tính chất:
a)
b) 
c)
d)
e)
– Học sinh quan sát và trả lời:
 Công thức cấu tạo biễu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
– Dựa vào công thức cấu tạo ta biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
– Học sinh làm bài tập:
 Công thức cấu tạo biễu diễn cùng một chất là: a, b, c và d, e.
CTCT cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
	4. Củng cố: 8 phút
	Viết công thức cấu tạo có thể có ứng với mỗi công thức phân tử sau: C3H7Cl, C3H8O và C4H9Br.
	5. Hướng dẫn học ở nhà: 2 phút
	– Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 112 SGk.
	– Xem trước bài “ Mêtan”.	
IV. Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt

File đính kèm:

  • doctuan 20 den 23.doc
Bài giảng liên quan