Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Lớp 8 Tuần 2

I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:

- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.

- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.

- Biết giúp đỡ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3967 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Lớp 8 Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tháng 9: 	Chủ đề: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tuần 2	Chủ điểm: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8	Thời gian: 45’
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
- Biết giúp đỡ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung: 	
- Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp 8.
- Những nhiệm vụ của năm học này.
- Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
2. Hình thức hoạt động: 	
- Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận.
* Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8?
* Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
* Câu 3: Để làm tốt những nhiệm vụ đó, bạn phải có những biện pháp nào? (Về chủ quan và khách quan).
- Phiếu làm việc cá nhân:	
Mẫu phiếu học tập:
1. Để học tập tốt bạn phải làm gì?	- Ở lớp.
- Ở nhà.
- Luyện tập thêm.
2. Để đạt được đạo đức tốt, bạn cần phải làm gì?	- Ở lớp.
- Ở nhà.
- Ngoài xã hội.
3. Để có được hoạt động tốt, bạn cần phải có thái độ và hành động như thế nào?
4. Những đề nghị của bạn đối với lớp và trường.
- Giấy khổ lớn, 4 bút dạ.
- Tiết mục văn nghệ về chủ đề bạn bè, trường lớp, thầy cô.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Về phương tiện hoạt động:
- Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học vừa qua.
- Phiếu bầu.
- Một vài tiết mục văn nghệ.
2. Về tổ chức:
- GVCN họp với cán bộ lớp để xây dựng bản báo cáo về kết quả hoạt động của năm học trước, dự kiến tiêu chuẩn cán bộ lớp và thống nhất chương trình hành động.
- Phân công người báo cáo.
- Phân công người chuẩn bị phiếu bầu.
- Dự kiến ban kiểm phiếu.
- Phân công tổ trang trí lớp.
IV. Tiến trình hoạt động:
A Khởi động:
- Ổn định lớp: hát tập thể bài: “Lớp chúng ta kết đoàn”
- Trò chơi ô chữ: Tôi là học sinh lớp 8
- Câu hỏi:
Đáp án
1. Là đại từ nhân xưng chỉ bản thân có 3 chữ cái
TÔI
2. Một trong nghĩa tiếng Việt của đại từ to be (tiếng ANH)
LÀ
3. Là một hoạt động được nhắc đi nhắc lại trong một câu nói bất hủ của Lênin.
HỌC
4. Một động từ chỉ sự ra đời của cái mới, có 4 chữ cái:
SINH
5. Một danh từ chỉ một tổ chức học sinh do 1 giáo viên chủ nhiệm 
LỚP
6. Số áo của cầu thủ Nguyễn Hồng Sơn
8
TG
Hoạt động của cán bộ lớp
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
10’
- Tuyên bố lý do: Mỗi mùa xuân về ta thêm một tuổi mới, mỗi năm học đến ta thêm trưởng thành cả về tâm hồn lẫn trí tuệ. “Tôi là học sinh lớp 8” như khẳng định trưởng thành đầy tự hào của một con người biết tự làm chủ mình, ý thức về mình. Vậy “Tôi là học sinh lớp 8” cho ta thấy sự khẳng định mình như thế nào? Đây chính là lý do của buổi hoạt động ngày hôm nay.
- Giới thiệu đại biểu:
+ Thầy, cô …..
+ GVCN.
+ Tập thể lớp.
- Lớp trưởng điều khiển chương trình.
- Bắt bài hát : “Lớp chúng mình rất vui.”
CHỦ ĐIỂM:
TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8.
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và vai trò trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của học sinh lớp 8.
NĐK: (người điều khiển): Chúng ta sẽ thảo luận về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của học sinh lớp 8.
- Trong phần thảo luận này gồm có 2 câu hỏi:
Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8?
Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
- Sau đây, lớp chúng ta sẽ thảo luận theo đơn vị tổ (tổ 1,2 câu 1; tổ 3, 4 câu 2) trong khoảng 3 phút.
- Thư ký ghi tóm tắt ý chính vào giấy.
- Sau thời gian thảo luận, mời đại diện các tổ lên trình bày ý kiến, các tổ khác đóng góp ý kiến.
- Tổng kết ý kiến.
- Giới thiệu tiết mục văn nghệ góp vui.
- Trao đổi thảo luận theo tổ, thư ký của tổ ghi kết quả thảo luận lên bảng.
- Đại diện từng tổ lên trình bày kết quả thảo luận.
- Góp ý bổ sung lựa chọn ý kiến thống nhất về vai trò và nhiệm vụ.
Vị trí: Đây là năm học thứ 3 của cấp học, là thời điểm quan trọng của quá trình học tập 4 năm của học sinh THCS. Số lượng môn học và độ khó của chương trình tăng lên, thời gian dành do học tập bắt buộc phải được sắp xếp hợp lý hơn.
- Sau hai năm học tập và hoạt động tập thể, đây là tuổi có khả năng tổ chức hoạt động tốt hơn, tự tin hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
15’
Hoạt động 2: Các biện pháp khách quan và chủ quan thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
NĐK:
- Chúng ta đã hiểu rõ vị trí và vai trò trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của học sinh lớp 8. Nhưng điều quan trọng nhất là biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Vậy, sau đây chúng ta sẽ tìm ra các biện pháp khách quan và chủ quan thông qua phiếu học tập trong thời gian 3 phút.
- Thư ký phát phiếu học tập.
- Sau thời gian hoàn thành phiếu học tập, xin mời một số bạn đại diện trình bày biện pháp của mình.
+ Về học tập:
+ Về đạo đức
+ Về các hoạt động khác.
+ Đề nghị các biện pháp khách quan.
- Thư ký ghi tóm tắt các ý chính lên bảng.
- NĐK đề nghị lớp đóng góp ý kiến.
- Tổng kết lại các ý kiến.
- NĐK: Sau đây là các tiết mục văn nghệ.
- Từng học sinh suy nghĩ và viết vào phiếu của mình
- Đại diện tổ 1 trả lời
- Đại diện tổ 2 trả lời
- Đại diện tổ 3 trả lời
- Đại diện tổ 4 trả lời
- Lớp đóng góp ý kiến.
- Hiểu rõ vị trí và vai trò trách nhiệm trong học tập, từ đó có biện pháp thích ứng để thực hiện tốt.
- Về học tập: Ở lớp đi học đều, chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận, tích cực phát biểu ý kiến, ở nhà: học bài và làm bài đầy đủ, sắp xếp thời gian hợp lý.
- Về đạo đức: Kính trọng và vâng lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
- Kính trọng yêu thương ông bà, cha mẹ.
- Các hoạt động khác: tham gia tích cực các hoạt động Đoàn, Đội
V. Kết thúc hoạt động: (5’)
- GVCN tổng kết và động viên:
1. Đây là năm học thứ 3 của cấp học, là thời điểm quan trọng củta quá trình học tập 4 năm của học sinh THCS. Số lượng môn học và độ khó của chương trình tăng lên, thời gian dành do học tập bắt buộc phải được sắp xếp hợp lý hơn.
Sau hai năm học tập và hoạt động, các em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử và trong hoạt động tập thể, đây là tuổi có khả năng tổ chức hoạt động tốt hơn, tự tin hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
HIểu rõ hơn vị trí vai trò trách nhiệm của mình trong năm học, từ đó có bịen pháp thích ứng để thực hiện tốt.
2. Nhiệm vụ cần phải làm: Tự giác phấn đấu rèn luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con người toàn diện có đủ Đức và Tài để trở thành con người có thể làm chủ được bản thân, gia đình.
3. Các biện pháp:
* Về học tập: 	Ở lớp: - đi học đều
- Thành lập đơn vị bạn học tập.
- Chăm chú nghe giảng, ghi chép cẩn thận, đầy đủ.
- Tích cực phát biểu bài trong giờ học.
Ở nhà:	- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi lên lớp.
- Sắp xếp thời gian học tập sao cho khoa học và hợp lý.
Luyện tập thêm: tự giác tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
* Về đạo đức: 	Ở lớp: 	- Kính trọng và vâng lời thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
Ở nhà:	- Kính trọng, thương yêu, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Dặn dò: tuần sau: chủ đề : PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, TRƯỜNG.
Cần chuẩn bị: 	+ Tìm hiểu về truyền thống của nhà trường.
+ Nguyên nhân của các truỳen thống.
+ Truyền thống của lớp.
+ Những học sinh tiêu biểu cho các hoạt động của lớp, trường.
Chuẩn bị: Dự thảo kế hoạch phát huy truyền thống lớp, trường.
Những tiết mục văn nghệ chủ điểm.

File đính kèm:

  • docTuan 2.doc