Giáo án hội giảng Ngữ văn 11 tiết 81: Thao tác lập luận bác bỏ

 A. Mục tiêu bài học.

Giúp HS:

- Hiểu được mục đích, yêu cầu và cách bác bỏ.

- Biết cách bác bỏ được một ý kiến, quan niệm sai lầm.

 B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành.

- SGK, SGV và thiết kế dạy – học.

- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 C. Tiến trình dạy – học.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Giảng bài mới:

Giới thiệu : (2 phút) Em đã được học những thao tác nghị luận nào? (bình luận, phân tích, chứng minh, giải thích). Bài hôm nay chúng ta học là một bài mới đưa vào chương trình nhưng chúng ta thường gặp trong kiểu bài bình luận. Ví dụ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” hay “Không thầy đố mày làm nên” Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta có cái nhìn hệ thống hon nữa về các thao tác trong văn nghị luận.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hội giảng Ngữ văn 11 tiết 81: Thao tác lập luận bác bỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sở Giáo dục & Đào tạo Nam Định
Trường THPT trần quốc tuấn
	Giáo án Hội giảng tỉnh Nam Định
	Bài dạy: thao tác lập luận bác bỏ
Ngày soạn: 12/01/2008
Ngày dạy: 23/01/2008
Tiết 81 theo PPCT.
Người soạn và giảng dạy: Đinh Văn Bằng – GV Trần Quốc Tuấn
Trường Hội giảng: Nguyễn Khuyến – Nam Định
 	A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS: 
Hiểu được mục đích, yêu cầu và cách bác bỏ.
Biết cách bác bỏ được một ý kiến, quan niệm sai lầm.
	B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành.
- SGK, SGV và thiết kế dạy – học.
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
	C. Tiến trình dạy – học.
1. ổn định tổ chức lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu : (2 phút) Em đã được học những thao tác nghị luận nào? (bình luận, phân tích, chứng minh, giải thích). Bài hôm nay chúng ta học là một bài mới đưa vào chương trình nhưng chúng ta thường gặp trong kiểu bài bình luận. Ví dụ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” hay “Không thầy đố mày làm nên” Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta có cái nhìn hệ thống hon nữa về các thao tác trong văn nghị luận.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : (5 phút)
Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I SGK và tổ chức trao đổi, thảo luận các vấn đề sau :
+ Thế nào là bác bỏ? 
+ Trong cuộc sống cũng như viết bài nghị luận, ta dùng thao tác lập luận bác bỏ nhằm mục đích gì?
- GV gợi dẫn HS trả lời:
+ Để bác bỏ thành công, cần nắm vững những yêu cầu nào?
+ ý nghĩa, tác dụng của thao tác lập luận bác bỏ là gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bác bỏ
(20 phút)
(GV chia lớp thành 3 nhóm để đọc và trả lời các câu hỏi, sau đó trưởng nhóm sẽ trình bày trước cả lớp, nhóm 4 phản biện)
- GV yêu cầu HS đọc đoạn trích a ở phần II mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi sau :
+ Trong đoạn trích a, ông Đinh Gia Trinh bác bỏ điều gì của ông Nguyễn Bách Khoa khi viết về Nguyễn Du ?
+ Vấn đề sai lệch đó được bác bỏ như thế nào?
+ Cách thức bác bỏ có điều gì đáng chú ý?
+ Ông Nguyễn An Ninh bác bỏ vấn đề gì về quan niệm về tiếng mẹ đẻ của một số đồng bào ta ?
+ Vấn đề sai lệch đó được bác bỏ như thế nào?
+ Cách thức bác bỏ có gì đặc sắc ?
- Trong ví dụ c ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ điều gì về người hút thuốc lá ?
+ Cách thức lập luận của ông như thế nào để bác bỏ ?
+ Cách thức bác bỏ có gì cần lưu ý?
- GV : Qua ba ví dụ trên chúng ta rút ra cách lập luận bác bỏ ? 
 + GV gọi HS đọc phần ghi nhớ và hỏi : 
 Em hãy cho biết phần ghi nhớ cần nắm chắc nội dung cơ bản gì ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
(15 phút)
(GV cho học sinh luyện tập bằng cách phân nhóm như phần II)
Bài tập 1.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
a) Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”...
2. Bài tập 2.
Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó?
GV hướng dẫn cho HS viết đoạn văn bác bỏ qua gợi ý: 
Bài tập 3: Vận dụng kiến thức về lập luận bác bỏ, em hãy bác bỏ ý kiến sau: 
“Không nên quan hệ bạn bè khác giới trong lứa tuổi học sinh” 
(GV chú ý hướng dẫn HS viết thành đoạn văn bác bỏ theo các cách lập luận bác bỏ ở trên).
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
1. Khái niệm : 
- Theo từ điển Tiếng Việt giải thích: bác bỏ là bác đi, gạt đi không chấp nhận. VD: bác bỏ ý kiến, bác bỏ luận điệu vu khống, dự án bị bác bỏ...
- Lập luận bác bỏ: là dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ những ý kiến, những nhận định... sai trái, nhằm bảo vệ những ý kiến, những nhận định đúng đắn.
2. Mục đích :
- Trong đời sống cũng như trong các văn bản nghị luận, thường song song tồn tại những quan niệm đúng đắn, khách quan, trung thực và những quan niệm lệch lạc, phiến diện, chủ quan. Do đó chúng ta cũng thường dùng thao tác bác bỏ nhằm bác bỏ cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật.
3. Yêu cầu:
+ Nắm chắc cái sai của người khác (trái với quy luật tự nhiên, xã hội, sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật...) của các chủ thể phát ngôn (ý kiến, nhận định, quan điểm...).
+ Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định... sai trái.
+ Thái độ thẳng thắn, có văn hoá tranh luận và có sự tôn trọng người đối thoại, tôn trọng bạn đọc.
4. ý nghĩa, tác dụng:
- Thực tiễn đời sống xã hội rèn luyện tư duy, phẩm chất, nâng cao năng lực giao tiếp.
- Trong văn học: làm văn nghị luận sâu sắc và thuyết phục.
II. cách bác bỏ
1. Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
- Đoạn trích a: (bác bỏ một lập luận thiếu tính khoa học).
+ Nội dung: Ông Đinh Gia Trinh bác bỏ ý kiến của ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.
+ Cách bác bỏ: Bác bỏ bằng cách dùng phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và bằng cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du với trí tưởng tượng của các thi sĩ nước ngoài.
+ Diễn đạt: Phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ,...)
- Đoạn trích b: (bác bỏ một luận cứ lệch lạc)
+ Nội dung: Tác giả Nguyễn An Ninh bác bỏ luận cứ lệch lạc là: “tiếng nước mình nghèo nàn”.
+ Cách bác bỏ: Bác bỏ bằng cách khẳng định luận cứ lệch lạc ấy “Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả”. Vậy “Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”và ta có thể dịch những tác phẩm lớn của Trung Quốc nhưng ta chưa viết được những tác phẩm như họ không phải ngôn ngữ ta nghèo mà là: “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?”
+ Diễn đạt: dùng kiểu câu khẳng định, so sánh, câu hỏi tu từ.
- Đoạn trích c: (nêu luận điểm không đúng đắn của một người khác)
+ Nội dung: Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”.
+ Cách bác bỏ: Bác bỏ bằng cách nêu lên những dẫn chứng cụ thể và phân tích tác hại ghê gớm đầu độc môi trường của những người hút thuốc là gây ra cho những người xung quanh.
+ Diễn đạt: bác bỏ trực tiếp bằng lập luận.
2. Các cách thức lập luận bác bỏ.
a. Các thao tác lập luận bác bỏ:
- Chỉ ra cái sai trái, lệch lạc cần bác bỏ là vấn đề gì.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích những biểu hiện sai lệch và tác hại của nó nếu có.
- Đưa ra ý kiến, quan niệm đúng đắn với thái độ khách quan, trung thực, cẩn trọng phù hợp với đối tượng, có văn hóa trong tranh luận.
b. Ghi nhớ:
- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).
- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan đúng mực.
Luyện tập
1. Bài tập 1.
a) Nội dung: 
- Nguyễn Dữ bác bỏ một ý nghĩ sai lệch: Cứng quá thì gãy, từ đó mà đổi cứng ra mềm.
- Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ một quan điểm sai lầm: Thơ là những lời đẹp
b) Cách bác bỏ và giọng văn.
- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch.
- Nguyễn Đình Thi dùng dẫn chứng để bác bỏ luận điểm với giọng văn nhẹ nhàng tế nhị.
c) Rút ra bài học: khi bác bỏ, cần lựa chọn mức độ bác bỏ, sau đó nên suy nghĩ và hành động đúng,...
2. Bài tập 2.
Gợi ý:
- Đây là một quan niệm sai lệch về kết bạn trong học sinh.
- Có thể dùng cách truy tìm nguyên nhân, phân tích tác hại của quan niệm sai,... để bác bỏ sau đó nên suy nghĩ và hành động đúng,..
- Nên dùng giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị để thuyết phục bạn có quan niệm sai lầm.
3. Bài tập 3
Gợi ý:
- Đây là một quan niệm sai lầm cần bác bỏ
- Phân tích nguyên nhân, tác hại của quan niệm sai lệch đó.
- Đề xuất ý kiến, quan niệm đúng đắn
- Thái độ khách quan, thẳng thắn, giọng điệu nhẹ nhàng phù hợp đối tượng.
Bài tập trắc nghiệm:
Câu hỏi: Bác bỏ  tức là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gíc trong .. của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình . 
Từ nào còn thiếu trong ba chỗ dấu ba chấm () ở trên?
A. Luận cứ.	B. Luận điểm.
C. Lập luận.	D. Cả A, B và C đều sai. 	(Đáp án A)
D. Củng cố kiến thức. (2phút)
Khi bác bỏ cần chú ý:
	+ Tìm được nội dung cần bác bỏ là vấn đề gì?
	+ Tìm một cách thức bác bỏ cho phù hợp với nội dung bác bỏ.
	+ Tìm cách thức diễn đạt về lập luận bác bỏ.
E. Dặn dò: 
- HS chú ý trọng tâm của bài là phần cách thức bác bỏ.
- Học kĩ phần cách thức lập luận bác bỏ.
- Luyện tập về lập luận bác bỏ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Tràng Giang và Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.
Hải Hậu, ngày 12 tháng 01 năm 2008
Người soạn

File đính kèm:

  • docGiao an Hoi giang tinh.doc