Giáo án Hướng nghiệp 12 trọn bộ
Chủ đề hoạt động tháng 9
Bài 1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phư-ơng.
A. Mục tiêu giáo dục:
-Hs thấy được thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương.
- Biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về nhu cầu của thị trường lao động trong nước cũng như ở địa phương mình.
- Chú ý sự phát triển nghành nghề ở một số địa phương đang cần nhiều nhân lực để học nghề.
B. Cách thức tổ chức
- Thảo luận và xây dựng kế hoạch học tập,rèn luyện của năm cuối.
- Diễn đàn vai trò của thanh niên học sinh trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và địa phương.
- Mục đích lao động. - Công cụ lao động. - Điều kiện lao động. GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng phần cụ thể 4.Xác định nghề nghiệp cần chọn theo đối tượng lao động GV: trình bày bảng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua bảng ở SGK 5. Đo một số phẩm chất tâm lí theo yêu cầu cuỉa các nghề 6. Sử dụng thiết bị dụng cụ 7. Lập hồ sơ học sinh - Lí lịch - Về gia đình - Về học sinh - Học vấn sở thích - Nghề định chọn 8. Quy trình tư vấn chọn nghề 1. Nghiên cứu hồ sơ học sinh. 2. Nghiên cứu những hoạ đồ nghề. 3. Tiến hành những phép đo. 4. Đưa ra lời khuyên. C. Nhận xét chung của bài học: GV: Tổ chức cho học sinh tổng kết những vấn đề cơ bản nhấn mạnh những trọng tâm Soạn chủ đề tháng 2- Hướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh. Chủ đề hoạt động tháng 2 Bài 6. Hướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh. A. Mục tiêu của bài học - Biết được những thông tin cần thiết về quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề. - Biết chọn trường, chọn nghề phù hợp trên cơ sở hứng thú cá nhân, năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và yêu cầu của xã hội. - Làm được hồ sơ tuyển sinh đúng yêu cầu, chính xác, đúng thời hạn. B. Nội dung cơ bản của bài học 1. Hướng dẫn HS quyết định chọn nghề trước khi làm hồ sơ tuyển sinh. 2. Một số điều cơ bản trong quy chế tuyển sinh. a. Về điều kiện dự thi. b. Về diện trúng tuyển. c. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. d. Thủ tục và hồ sơ đăng kí dự thi, đăng kí xét tuyển, chuyển nhận giấy báo thi. đ. Quy định về khối thi, môn thi, thời gian thi. e. Xử lí thí sinh dự thi vi phạm quy chế thi. g. Những thay đổi về quy chế tuyển sinh. 3. Hướng dẫn khai hồ sơ đăng kí dự thi tuyển sinh. C. Trọng tâm chủ đề. 1. Học sinh chọn nghề, chọn hướng đi cho bản thân một cách chủ động, tự tin trước khi làm hồ sơ tuyển sinh. 2. Học sinh hiểu quy chế tuyển sinh, những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN. 3. Biết làm hồ sơ đăng kí dự thi chính xác, đúng theo yêu cầu. D. Tổ chức hoạt động Hoạt động 1 Tìm hiểu mục tiêu chủ đề. - GV trao đổi với HS về mục tiêu của chủ đề. - HS trình bày những thắc mắc trong quyết định chọn nghề. - GV giải đáp những thắc mắc cho HS. Hoạt động 2 2. Hướng dẫn HS chọn nghề trước khi làm hồ sơ tuyển sinh. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chọn ngành gì? Trường nào? Vì sao? - GV định hướng cho HS vào các tiêu chuẩn: học lực, sức khỏe, nguyện vọng và năng lực của bản thân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu lao động của địa phương, đất nước. - GV chuẩn bị tư vấn cho những HS chưa có quyết định dứt khoát. Hoạt động 3 3. Tìm hiểu những điều chính của quy chế tuyển sinh. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu về những điều chính của quy chế tuyển sinh học ĐH, học CĐ, học TCCN, học nghề. - Các nhóm trình bày những ý chính của quy chế đã tìm hiểu. - HS liên hệ với bản thân để áp dụng chính sách ưu tiên của quy chế tuyển sinh. - GV tổng kết, giải đáp thắc mắc. Hoạt động 4 Tìm hiểu cách viết hồ sơ dự thi và xét tuyển qua 1 số mẫu hồ sơ. - GV giới thiệu mẫu hồ sơ. - HS nghiên cứu mẫu hồ sơ và cách viết hồ sơ theo nhóm. - GV hướng dẫn và giải thích 1 số mục mà HS hay nhầm lẫn. Hoạt động 5 Viết hồ sơ mẫu - GV chia cho mỗi nhóm HS một hồ sơ, các em viết thử mẫu hồ sơ đó và báo cáo kết quả. - Gv tổng kết và sửa lỗi. * Tổng kết: - GV tổng kết chủ đề, nhắc nhở những HS thuộc diện ưu tiên chú ý làm các hồ sơ cần thiết. - GV lưu ý HS về việc thực hiện quy chế tuyển sinh và hạn nộp hồ sơ tuyển sinh. E. Đánh giá: - GV đánh giá tinh thần tham gia học tập của HS. - HS chuẩn bị cho chủ đề tháng 3: Thanh niên lập thân, lập nghiệp. Chủ đề hoạt động tháng 3 Bài 7: Thanh niên lập thân, lập nghiệp A. Mục tiêu của bài học - Học sinh thấy được những điều kiện lập thân, lập nghiệp của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. - Biết tôn trọng những người lao động, làm việc hết mình trong bất cứ vị trí nào của đời sống xã hội. B. Nội dung cơ bản của bài học Hoạt động 1 1. Vấn đề cốt lõi của lập thân là lập chí GV: cho học sinh đọc phân 1 ở SGk- để thấy được đa số người lập thân thành công là phải lập chí. Vì sao nói vấn đề cốt lõi của lập thân là lập chí? Cho ví dụ cụ thể? Việt Nam: Có Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ mù vươn lên, đứng lên cùng nhân dân chống lại sự mua chuộc của kẻ thù, Hàn Mặc Tử - bệnh phong mà vẫn trở thành nhà thơ lớn trong phong trào thơ mới. Vậy họ thành công nhờ có ý chí kiên cường, khát vọng tự khẳng định mình và vượt lên chính mình sức mạnh nội tâm và sự nghiêm khắc với chính mình đưa họ đến thành công. Đối với các em học sinh phải có ý thức lập thân ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Hoạt động 2 2. Khâu then chốt của lập chí là tập trung sức lực vào học tập và tu dưỡng. GV: Em sẽ là gì để học tập và tu dưỡng? Muốn tiếp thu trí thức em phải làm gì? a. Tiếp thu trí thức: Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự bùng nổ thông tin - là thứ của cải vô hình. Vậy muốn tiếp thu thanh niên phải làm gì? - Luôn phải phân tích và giải quyết vấn đề, dựa vào năng lực tư duy và phán đoán chọn tri thức. - Sàng lọc phân tích thông tin. - Tiếp thu thông tin hữu hiệu. b. Tu dưỡng đạo đức: GV: Thế nào là tu dưỡng đạo đức ? Vì sao con người phải tu dưỡng đạo đức? Tác dụng của tu dưỡng đạo đức? Phẩm chất đạo đức quyết định thành tích của con người, phải có nguyên tắc đạo đức, có thế mới tạo nên thành công. Phải có nhân cách cao thượng phẩm chất đạo đức, con người có nhân cách cao thượng được người đời tôn kính. Nhà văn Pháp viết: Nếu bạn hỏi tôi sinh ra trên đời này để làm gì? Tôi xin trả lời: Tôi cần sống có thành có sắc trên thế giới này. Hoạt động 3 3. Mười phẩm chất chính trên bước đường lập nghiệp: GV: Cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy cho biết: Mười phẩm chất chính trên bước đường lập nghiệp là gì? Lập nghiệp suy cho cùng là quá trình tự thể nghiệm mình, là tìm kiếm phương pháp thoát khỏi đói nghèo, giúp con người xây dựng nhân cách hoàn thiện. + Có lí tưởng sống tích cực cầu tiến. + Có tâm hồn lành mạnh + Có tinh thần vượt khó dám mạo hiểm, không sợ rủi ro. + Luôn hi vọng vào thành tựu tương lai. + Quan hệ tốt với mọi người + Có niềm tin và biết vận dụng niềm tin. + Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác. + Làm việc say sưa quên mình. + Có lòng khoan dung độ lượng. + Tinh thần kỉ luật tự giác cao. +Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng GV: Tổ chức cho học sinh phát biểu: Em đã làm được gì trên số mười phẩm chất trên? Em sẽ làm gì cho mình để tự hoàn thiện nhân cách? C. Nhận xét chung của bài học: GV: Tổ chức cho học sinh tổng kết những vấn đề cơ bản nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm. Chủ đề hoạt động tháng 4 Bài 8: Tổ chức tham quan hoặc giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp. A. Mục tiêu - Có thêm được hiểu biết và kinh nghiệm về lựa chọn nghề nghiệp. - Bổ sung được những hiểu biết mới về lựa chọn nghề nghiệp. - Tích cực chuẩn bị và chủ động tham gia các hoạt động giao lưu, văn hóa về chủ đề hướng nghiệp. B. Nội dung cơ bản: Tổ chức hoạt động giao lưu, thảo luận, văn nghệ theo chủ đề hướng nghiệp với học sinh các lớp dưới. 1. Mục đích: Tổ chức hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp với học sinh các lớp dưới giúp các em hiểu và hứng thú tham gia tự nguyện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường. Hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp còn có tác dụng trong việc tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của một số nghề đối với xã hội 2. Nội dung: - Tổ chức giao lưu, trao đổi ý kiến về đề tài hướng nghiệp. - Tổ chức các trò chơi theo chủ đề hướng nghiệp. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ: kịch, hát, thơ về đề tài hướng nghiệp phù hợp với đối tượng học sinh trong trường. C. Trọng tâm của chủ đề: - Với hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp: trọng tâm là việc tuyên truyền để học sinh các lớp dưới hiểu và hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường. D. Chuẩn bị: 1.Đối với giáo viên: - Chuẩn bị về mục đích, nội dung của buổi hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp. - Chuẩn bị về tổ chức cho hoạt động hướng nghiệp: chương trình, kế hoạch, cơ sở vật chất, khách mời. - Chuẩn bị các công việc khác có liên quan. 2.Đối với học sinh: - Chuẩn bị các câu hỏi, câu chuyện để thảo luận. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ được giao. - Chuẩn bị các công việc về tổ chức được giáo viên và lớp giao. E. Tổ chức hoạt động giao lưu: Hoạt động 1. Khai mạc. Giới thiệu đại biểu và các thành viên tham gia. Giới thiệu chủ đề, mục tiêu của buổi giao lưu. Giới thiệu kế hoạch của buổi giao lưu. Hoạt động 2. Thảo luận về nghề nghiệp trong tương lai của các em. Mỗi lớp cử một vài đại diện trình bày về nghề nghiệp trong tương lai. Các học sinh lớp 12 chia sẻ thông tin về việc chọn trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp của mình, kèm theo lý do tại sao. Những con đường học tập để đạt được ước mơ của bản thân. Trong quá trình điều khiển thảo luận, GV cần: Khuyến khích học sinh phát biểu và trao đổi. Dẫn dắt vấn đề, đặt câu hỏi, lắng nghe ý kiến. Thăm dò phản ứng và thái độ của học sinh để điều chỉnh quá trình thảo luận. Giáo viên có thể mời một số học sinh phát biểu và gợi ý để các em chia sẻ ý kiến hoặc chất vấn, hoặc tranh luận với người vừa phát biểu. Hoạt động 3. Thi kể về một vài tấm gương vượt khó để trở thành người lao động giỏi mà các em biết. Mỗi lớp cử đại diện lên trình bày. Giáo viên giới thiệu thêm một số tấm gương khác. Hoạt động 4. Giao lưu văn nghệ về chủ đề hướng nghiệp. Mỗi lớp cử 3 đại diện lên tham gia cuộc thi hát những bài hát có nhắc đến một nghề nghiệp. Mỗi lớp hát một đoạn nhạc để các bạn lớp khác đoán bài hát đó nói về nghề gì. Hoạt động 5. Tổng kết. Tuyên dương, khen thưởng cho các cá nhân và tập thể đạt kết quả tốt trong buổi giao lưu. G. Đánh giá: - Giáo viên đánh giá kết quả của buổi thảo luận, giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp (nội dung, hình thức của buổi giao lưu, tinh thần tham gia của học sinh) - Nêu lên các ưu điểm và thiếu sót trong buổi giao lưu.
File đính kèm:
- Giao an huong nghiep 12 tron bo.doc