Giáo án Hướng nghiệp khối 12 - Chủ đề 1: Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và địa phương
Chủ đề 1:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Học sinh nắm được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương.
2. Kỹ năng :
- Học sinh biết cách tìm hiểu và khai thác những thông tin cơ bản về nhu cầu thị trường lao động trong nước cũng như ở địa phương mình.
3. Thái độ :
- Học sinh sẽ chú ý đến sự phát triển của một số ngành nghề ở địa phương đang cần nhiều nhân lực để định hướng học nghề và chọn nghề cho phù hợp với yêu cầu nhân lực tại địa phương.
ơp với nhóm ngành phát triển nào?Lý giải cho sự lựa chọn của bạn. Thảo luận nhóm. Từng cá nhân đưa ra ý kiến cho mình. Đánh giá: GV nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh trong buổi học. Hướng dẫn chuẩn bị chủ đề II: - Những điều kiện để thành đạt trong nghề 1/ Một số đặc điểm của lao động nghề nghiệp hiện nay? 2/ Những điều kiện cơ bản để đạt được ước mơ thành đạt trong nghề? 3/ Những con đường học tập để đạt được ước mơ của cá nhân. TÀi LIỆU HỌc SINH THAM KHẢO 1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2006 – 2010 (Tại Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng cộng Sản Việt Nam). a/. Mục tiêu tổng quát của chiến lược : - Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. - Nâng cao chất lượng nguồn lực con người, năng lực con người, năng lực khoa học – công nghệ trong nước và tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh. - Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. * Một số chỉ tiêu đến năm 2010 : + GDP bình quân đầu người 1050 – 1100 USD (giá hiện hành). + Cơ cấu GDP : nông nghiệp 15 – 16 %, công nghiệp và xây dựng 42 – 43 %, dịch vụ 40 – 41 %. + Kim ngạch xuất khẩu tăng 16 %/năm. + Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. + Tuổi thọ bình quân 72 tuổi. + Hộ nghèo : nông thôn thu nhập bình quân 2,4 triệu đồng/người/năm; thành thị thu nhập bình quân 3.120.000 đồng/người/năm . b/. Nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội : - Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn. + Anh công nghiệp hóa 100 năm. + Tây Âu, Mỹ 80 năm. + Nhật 60 năm. + HÀn Quốc, Đài Loan : 30 năm. + Việt Nam (đi tắt, đón đầu). * Đặc điểm công nghiệp hóa ở nước ta : - Công nghiệp hóa đi đôi với hiện đại hóa. Vận dụng tri thức khoa học và công nghệ hiện đại. - Công nghiệp hóa theo định hướng XHCN. Công bằng và tiến bộ xã hội thực hiện từng bước tăng trưởng kinh tế. - Công nghiệp hóa của đất nước ta là Công nghiệp hóa sinh thái. Vừa tạo lợi ích kinh tế vừa bảo vệ môi trường. - Công nghiệp hóa ở nước ta phải kết hợp hai quá trình : vừa chuyển kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, vừa đưa một số lĩnh vực sản xuất đi vào kinh tế tri thức. c/. Một số mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2010 : - Bảo đảm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển của nước công nghiệp. + Năm 2005, tỉ trọng GDP nông nghiệp khoảng 20 – 21 %, công nghiệp 34 – 36 %, dịch vụ 41 – 42 %. + Năm 2010, tỉ trọng GDP nông nghiệp khoảng 15 – 16 %, công nghiệp 42 – 43 %, dịch vụ 40 – 41 %. - Chú trọng cải thiện đời sống của nhân dân : + Giai đoàn 1991 – 1995 : mỗi năm tạo việc làm 863.000 người. + Giai đoạn 1996 – 2000 : mỗi năm tạo việc làm 1,2 triệu người. + Giai đoạn 2001 – 20005 : mỗi năm tạo việc làm 1,5 triệu người. + Giai đoạn 2006 – 2010 : tạo thêm 8 triệu việc làm, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5 %. Tỉ lệ hộ nghèo sẽ giảm xuống 10 %. - Giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng nhân lực : + 1991 72,6 %. + 2000 62,3 %. + 2005 50 %. + 2010 dưới 50 %. - Năm 2010 hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. - Phát triển các lĩnh vực công nghệ cao. + Công nghệ thông tin : trong quản lý Nhà nước, trong các lĩnh vực : bưu điện, ngân hàng, tài chính, du lịch, thương mại điện tử theo kịp khu vực và quốc tế. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học, điều tra, thăm dò tài nguyên, theo dõi biến động môi trường, dịch vụ trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, du lịch. + Công nghệ sing học : ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ cấy truyền hợp tử, thụ tinh nhân tạo, sản xuất phân sinh học, các chất kích thích sinh trưởng, chế phẩm vi sinh bảo vệ cây trồng, các vac xin vật nuôi, bảo tồn gen, nâng cao chất lượng sản phẩm . + Công nghệ tự động hóa. + Công nghệ vật liệu. - Mở rộng hệ thống giao thông, nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn. + Nâng cấp quốc lộ 1 và xây dựng đường Hồ Chí Minh. + Xây dựng các tuyến nối đường biên giới, đường vành đai và tuyến đường nối các vùng với các trung tâm kinh tế lớn. + Nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo thông suốt. + Mở thêm một số tuyến đường sắt tới các trung tâm kinh tế lớn. + Tăng năng lực vận tải biển gắn với công nghiệp đóng và sửa, chữa tàu thuyền. 2. Định hướng phát triển các ngành : a/. Nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn : - Giá trị trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp – thủy sản tăng 3 – 3,2 %/năm. - Sản xuất các sản phẩm có thị trường và hiệu quả cao. - Thâm canh các loại cây trồng, áp dụng qui trình tiên tiến. - Quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định, bảo đảm an ninh lương thực. - Phát triển chăn nuôi quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và môi trường. - Xây dựng các các vùng nông sản hàng hóa tập trung. - Phát triển môi trường thủy sản. - Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân. - Phát triển mạnh công nghệ bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch. * Đến năm 2010 : + Tổng sản lượng lương thực có hạt : khoảng 40 triệu tấn. +Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP : 17 %. + Sản lượng thủy sản : 3,5 triệu tấn. + Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản : 10 tỉ USD. b/. Công nghiệp và xây dựng : - Phát triển công nghiệp và xây dựng gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. - Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, công nghiệp quốc phòng để nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế. - Nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu. - Chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu, công nghiệp dược và các phế phẩm sinh học. - Tăng cường đầu tư các sản phẩm quan trọng : lọc hóa dầu, khai thác quặng, luyện thép, phân bón, hóa chất, xi măng và sản phẩm cơ khí chế tạo. * Đến năm 2010 : + Tỉ trọng công nghiệp trong GDP : 41 %. + Giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm 75 % tổng kim ngạch xuất khẩu. + Cơ khí chế tạo đáp ứng 40 % nhu cầu trong nước. + Tỉ lệ nội địa hóa trong sản xuất xe cơ giới, máy móc, thiết bị đạt 70 %. c/. Dịch vụ : - Nâng cao chất lượng ngành vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính – viễn thông. - Phát triển dịch vụ phục vụ đời sống và sản xuất ở nông thộn. - Mở rộng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. - Phát triển các dịch vụ : pháp luật, kiểm toán, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao, việc làm, an sinh xã hội. - Tận dụng thời cơ hội nhập kinh tế thế giới. 3. Định hướng phát triển các khu vực : a/. Khu vực đô thị : - Xây dựng Hà Nội : trung tâm kinh tế lớn đặc biệt của phía Bắc và cả nước. - Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh : trung tâm lớn về tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghiệp công nghệ cao, thương mại, du lịch, đào tạo, y tế chất lượng cao của phía nam và cả nước. - Phát huy vai trò thành phố biển Hải Phòng, Đà Nẳng - Phát huy cố đo Huế, di sản văn hóa thế giới, phát triển Huế thành trung tâm lớn về du lịch và dịch vụ. - Xây dựng Cần Thơ thành trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. b/. Khu vực nông thôn đồng bằng : - Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. - Phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, rau quả, chăn nuôi, thủy sản. - Hoàn thành điện khí hóa, cơ giới hóa, nâng cao sản xuất nông nghiệp, thủy sản. - Chuyển nhiều lao động sang công nghiệp và dịch vụ. - Phát triển làng nghề thủ công, chế biến nông, lâm, thủy sản, tạo nhiều việc làm mới. c/. Khu vực nông thôn trung du, miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên : - Phát triển trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến, trồng rừng, chế biến lâm sản. - Phát triển thủy điện, công nghiệp khai khoáng. - Bảo vệ và phát triển vốn rừng. - Ổn định vững chắc định canh, định cư. Bảo đảm an ninh quốc phòng. - Phát triển kinh tế trang trại, du lịch sinh thái và văn hóa dân tộc. - Bố trí lại dân cư, lao động và đất đai theo quy hoạch. Phát triển hài hòa giữa các tiểu vùng, giữa các tầng lớp dân cư và giữa đồng bào các dân tộc. d/. Khu vực biển và hải đảo : - Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản. - Thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí. - Phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển. - Xây dựng căn cứ hậu cần ở số đảo, vịnh biển để tiến ra biển. - Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển cảng biển, vận tải biển, hành lang kinh tế biển. Phát triển kinh tế - xã hội ở các hải đảo gắn an ninh quốc phòng. - Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung có biện pháp hữu hiệu chống thiên tai, phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển gắn cảng, biển, khu đô thị mới, tuyến hành lang Đông – Tây.
File đính kèm:
- Huong nghiep 12 - chu de 1.doc