Giáo án Hướng nghiệp lớp 12 trọn bộ

Tiết1+2+3+4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Ngày soạn:

Ngày giảng:

I/ Mục đích, yêu cầu:

- Cho học sinh nắm được một số định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương trong những năm gần đây bao gồm các nghành như: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, dịch vụ,

- Thấy được tầm rộng lớn và tổng hợp của các hoạt động của các hoạt động kinh tế quốc dân. đó là cơ sở để mỗi học sinh khi bước vào đời lựa chọn được các ngành nghề kĩ thuật hay văn hóa, nghệ thuật ở cương vị trực tiếp sản xuất hay tổ chức quản lý sao cho phù hợp với khả năng bản thân mà lại đáp ứng được yêu cầu khách quan của xã hội.

 

doc17 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp lớp 12 trọn bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 biên soạn.
III/Tiến trình trên lớp:
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài củ:
3/ Bài mới:
I/ Đặc trưng của các trường THCN
 Trường THCN đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn trung cấp, được phân bố khắp các tỉnh thành phố trong cả nước
 Cơ cấu hệ thống THCN:
 Giáo dục trung học chuyên nghiệp gồm có 6 khối:
	+ Công nghiệp và công trình
	+ Nông – lâm – Ngư
	+ Kinh tế
	+ Sư phạm
	+ Y tế và thể dục thể thao
	+ Văn hóa và nghệ thuật
II/ các hệ đào tạo 
Tập trung chính quy
Hệ tập trung chính quy có 3 loại học sinh: có học bổng, đóng học phí, theo hợp đồng. Số học sinh theo hợp đồng do các cơ quan xí nghiệp gửi học, sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc ở những cơ quan, xí nghiệp đó. Loại có học bổng chiếm phần lớn trong khối trường công nghiệp, nông-lâm-ngư, sư phạm, văn hóa nghệ thuật. Loại đóng học phí có số đông ở khối kinh tế, y tế, công nghiệp ( trường được tổ chức ở địa phương).
Tại chức
Loại hình đào tạo tại chức dành cho những người đang làm việc, có trình độ sơ cấp hay trung học phổ thông muốn đạt trình độ THCN. Hình thức này phát triển chủ yếu ở các trường kinh tế và nông nghiệp.
Chuyên tu
Hình thức chuyên tu dành cho những người trong ngành có trình độ sơ cấp muốn đạt trình độ THCN, thời gian học tập trung từ 2-3 năm
Đào tạo nối tiếp
Đào tạo nối tiếp từ dạy nghề- THCN là hình thức đào tạo mới, kết hợp đào tạo 2 cấp học trong một quá trình. Trước hết đào tạo công nhân hay nhân viên sơ cấp sau đó đào tạo THCN, thời gian 4 năm
Bồi dưỡng ngắn hạn
Bồi dưỡng ngắn hạn thường tổ chức theo các chuyên đề nhằm mở rộng, bổ sung tri thức, kỹ năng, thời gian tập trung ngắn, chủ yếu thực hiện ở các trường địa phương khối kinh tế và y tế
III/ danh mục các ngành đào tạo thcn
(Phần này cho học sinh tham khảo tài liệu)
4/ Củng cố kiến thức:
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
Câu hỏi:
Hãy nêu rỏ cơ cấu của hệ thống THCN
Hãy nêu đặc trưng của các loại hình đạo THCN
Tiết 9+10 : 	giáo dục đại học
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Cho học sinh nắm được hệ thống các trường đại học và cao đẳng, sự phân bố các trường đại học và cao đẳng, chế độ tuyển sinh và các loại hình đào tạo đại học
- Nắm vững danh mục các ngành đào tạo đại học và từ đó có sự lựa chọn một trường phù hợp với năng lực, sở trường của mình.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
- Tài liệu hướng nghiệp do trung tâm hướng nghiệp,dạy nghề biên soạn.
III/Tiến trình trên lớp:
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài củ:
3/ Bài mới:
i. hệ thống các trường đại học và cao đẳng
	Gồm các loại hình đào tạo:
	- Đào tạo tập trung chính quy
	- Đào tạo tại chức, chuyên tu
	- Đào tạo mở rộng
ii. chế độ tuyển sinh
	Việc tuyển sinh vào các trường đại học có nhiều biến đổi trong những năm gàn đây. học sinh cần xem trong “ những điều cần biết vè tuyển sinh đại học và cao đẳng” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hàng năm
iii. hệ thốngđào tạo quân đội
	Tiêu chuẩn tuyển chọn vào các trường QĐ
Tự nguyện xin đăng ký thi vào một trường cụ thể
2.Về chính trị phải có đủ tiêu chuẩn về chính trị của một người sỷ quan quân đội
Về văn hóa phải tốt nghiệp THPT
Về sức khỏe phải đảm bảo phục vụ lâu dài trong quân đội
4/ Củng cố kiến thức:
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
Câu hỏi:
Hãy nêu đặc điểm, hệ thống các trường đại học trong cả nước?
Nêu rỏ sự thay đổi về chế độ tuyển sinh trong những năm gần đây?
 Tiết 11+12 : tìm hiểu bản thân khi chọn nghề
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Cho học sinh nắm được mối quan hệ biện chứng giữa nhân cách và nghề, từ đó có được nhận thức đúng đắn đến quyết định nghề nghiệp.
- Nắm được một số sai lầm cần tránh khi chọn nghề
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
- Tài liệu hướng nghiệp do trung tâm hướng nghiệp,dạy nghề biên soạn.
III/Tiến trình trên lớp:
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài củ:
3/ Bài mới:
i. mối quan hệ giữa nhân cách và nghề
 Mối quan hệ giữa nhân cách và nghề thể hiện tập trung ở sự phù hợp giữa một bên là cấu trúc nhận thức, năng lực, hứng thú, nhu cầu và động cơ với một bên là đặc điểm, yêu cầu của nghề trong những điều kiện thực tế.
 1)Sự phù hợp giữa cá nhân và nghề
Phần này, học sinh cần phải nắm được đặc điểm bản thân khi chọn nghề để đạt năng suất lao động cao, trong đó phải phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố: điều kiện thể chất, khả năng chịu tải tâm lý, k/n xử lý thông tin, tâm thế và động cơ, k/n học tập.
2)Sự tìm hiểu bản thân trong những điều kiện kinh tế thị trường
 Chúng ta đang thực hiện sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy mọi người đều có thể:
	- Tự do tìm chọn việc làm
	- Có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
	- Tự làm kế hoạch sản xuất, kinh doanh
	- Căn cứ vào cung- cầu trong thị trường mà xác định giá cả
	- Thi đua, cạnh tranh với người khác, cơ sở khác, nước khác
	- Có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, di chuyển nghề theo sở thích.
 Đứng trước yêu cầu đó đòi hỏi mỗi con người phải thích ứng hết sức mạnh mẽvà khắc phục những thiếu sót của kiểu người được bao cấp ỷ lại. Vì vậy, giáo dục hướng nghiệp cũng là giáo dục và tạo điều kiện để thử thách học sinh theo tinh thần đó. 
ii. từ nhận thức đến quyết định
Quá trình tự định hướng nghề nghiệp
Hoạt động định hướng là tất cả những quá trình tâm lý như sau:
- Xác định nhiệm vụ cá nhân tự giác chấp nhận
- Đề ra một chương trình hành động phù hợp
- Thường xuyên kiểm tra các hành động so với nội dung, mục đích của chương trình đã được vạch ra
Tìm hiểu và tự hình thành hứng thú về nghề
Hứng thú là một dạng của sự thỏa mãnnhu cầu liên quan đến một đối tượng có ý nghĩa tạo nên sự say mê và khoái cảm. Khi hứng thú, chủ thể chú ý và cố gắng hành động. Trong trường hợp này, họ đã có được một tiền đề quan trọng để mai sau có thể thành đạt trong nghề lựa chọn
Nhận xét về khả năng nghề nghiệp
Các chỉ số được dùng làm cơ sở nhận xét chính cho việc chọn nghề thợ cơ khí là:
- Thực hiện công việc chính xác
- Khả năng phản ứng tốt
- Khả năng quan sát và nhận xét tốt
- Bền bỉ, nhẫn nại
- Linh hoạt
- Sức khỏe tốt
- Cảm giác, xúc giác tốt
- Khả năng thị giác cao
- Khả năng nghe tốt
Vai trò của động cơ trong quyết định chọn nghề
Động cơ là toàn bộ những lý do thôi thúc hành động, những mục tiêu và giá trị có ý nghĩa khiến con người không thể không vươn tới bằng năng lực và ý chí của mình . Động cơ và nhu cầu có liên quan với nhau. Việc chọn nghề này hay nghề khác cũng là nhằm thỏa mãn nhu cầu. Theo thứ bậc từ thấp đến cao, ta có thể phân chia thành:
 - Các nhu cầu về ăn, ở, mặc
 - Nhu cầu về trí tuệ, phát triển năng lực
 - Các nhu cầu về văn hóa
 - Các nhu cầu về thẩm mỹ
 - Các nhu cầu đạo đức 
iii. một số sai lầm cần tránh
Cần tránh một số sai lầm thường thấy ở một số người chưa có thực tế:
- Chọn nghề theo bạn thân, theo ‘‘phong trào” dù không có khả năng
- Chọn nghề theo ý thích, nhất là nhằm thỏa mãn những nhu cầu bậc thấp
- Đồng nhất năng lực học tập với khả năng nghề nghiệp
- Không chú ý đến mặt trái, khó khăn của nghề
- Tự đánh giá trên cơ sở tri giác cảm tính
- Chưa nghĩ đến khả năng di chuyển nghề
- Tìm hiểu bản thân trong những điều kiện hạn hẹp ở địa phương, chưa đặt mình vào một thế giới rộng lớn hơn
4/ Củng cố kiến thức:
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
Câu hỏi:
Hãy nêu rõ mối quan hệ giữa nhân cách và nghề
Nêu rõ một số sai lầm cần tránh
 Tiết 13+14 : 	tư vấn hướng nghiệp 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Cho học sinh nắm được định nghĩa về tư vấn nghề, từ đó học sinh có thể tìm đến các cán bộ tư vấn để trao đổi, tìm hiểu thêm về việc chọn nghề
- Thông qua tư vấn nghề trong nhà trường, học sinh có thể dựa vào các test để kiểm tra, đánh giá được bản thân
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
- Tài liệu hướng nghiệp do trung tâm hướng nghiệp,dạy nghề biên soạn.
III/Tiến trình trên lớp:
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài củ:
3/ Bài mới:
i. tư vấn nghề là gì
 Tư vấn nghề là một hoạt động dựa vào những biện pháp tâm lý, giáo dục và y học nhằm đánh giá toàn bộ năng lực, thể chất và trí tuệ của thanh, thiếu niên, trên cơ sở đối chiếu với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có tính đến nhu cầu của địa phương và xã hội, cho các em một lời khuyên về chọn nghề phù hợp
ii. trung tâm ktth-hn, cán bộ tư vấn sẽ làm gì với học sinh
Nói chuyện, trao đổi, mạn đàm
 Có thể trao đổi với cả lớp hoặc trao đổi, tâm tư với một số em có hoàn cảnh đặc biệt để tìm hiểu kỷ hơn về nhu cầu của các em
Lấy nguyện vọng của học sinh, phụ huynh
 Đến trung tâm, học sinh và phụ huynh sẽ được cán bộ tư vấn phát cho những phiếu tìm hiểu nguyện vọng và phiếu lấy ý kiến gồm những câu hỏi để trả lời. Sau đó họ ghi các kết quả rồi xữ lý
Đo đạc các chỉ số tâm lý xác định trình độ phát triển trí tuệ và thể lực của học sinh có liên quan đến việc chọn nghề
 ở nhiều nước công nghiệp phát triển, để xác định sợ phù hợp nghề, người ta sử dụng những tets phức tạp. ở nước ta, có thể sử dụng những tets sau :
Tets đo sắc giác
Tets đo những đặc điểm của chú ý
Tets đánh giá những đặc điểm trình độ phát triển của tư duy
Tets đo trí tưởng tượng
Tets đánh giá nhân cách
Sử dụng máy móc, dụng cụ
lập hồ sơ học sinh
iii. thực hành tư vấn nghề trong nhà trường
 Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác hướng nghiệp nói chung và của công tác tư vấn nói riêng là giúp học sinh biết cách chọn nghề một cách tự giác và độc lập, đảm bảo cho các em được quyền tự do chọn nghề 
 Muốn thực hiện được nhiệm vụ này , cần chú ý hai điều kiện cơ bản sau :
1.Học sinh phải đóng vai trò chủ thể tích cực của việc lựa chọn đó
2.Cần có sự giúp đỡ tích cực và kịp thời của cán bộ tư vấn nghề
Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ tư vấn nghề là phải giúp học sinh biết cách tự đánh giá trình độ hiểu biết về nghề cũng như hứng thú, thiên hướng, tính cách, năng lực và tinh thần đi vào lao động của chính mình
4/ Củng cố kiến thức:
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
Câu hỏi:
	Phần này có một số câu hỏi ở cuối sách

File đính kèm:

  • docGiao an huong nghiep12.doc