Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 31 - Trần Thị Nhiên

Bài 61 : TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS biết :

· Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.

· Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Hình trang 122, 123 SGK.

· Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4)

· GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 71 VBT Khoa học.

· GV nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới (30)

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động 1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật

v Mục tiêu :

HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.

v Cách tiến hành :

Bước 1 :

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 122 SGK và trả lời câu hỏi :

+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình?

+ Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh (ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất) có trong hình.

+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung (khí các-bô-níc, khí ô-xi). - Làm việc theo cặp.

Bước 2 :

- GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi :

+ Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.

+ Qúa trình trên được gọi là gì? - Một số HS trả lời

v Kết luận : Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác Qúa trình đó được gọi là trao đổi chất giữa thực vật và môi trường

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật

v Mục tiêu:

Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.

v Cách tiến hành :

Bước 1 :

- GV chia nhóm, phát giấy vẽ cho các nhóm. - Nhận đồ dùng học tập.

Bước 2:

 - Làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.

Bước 3:

- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò

-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - 1 HS đọc.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 31 - Trần Thị Nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KHOA HỌC
Bài 61 : TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết :
Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 122, 123 SGK.
Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 71 VBT Khoa học. 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật 
Mục tiêu :
HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 122 SGK và trả lời câu hỏi :
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình?
+ Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh (ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất) có trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung (khí các-bô-níc, khí ô-xi).
- Làm việc theo cặp. 
Bước 2 :
- GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi :
+ Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
+ Qúa trình trên được gọi là gì? 
- Một số HS trả lời
Kết luận : Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khácQúa trình đó được gọi là trao đổi chất giữa thực vật và môi trường
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật 
Mục tiêu: 
Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV chia nhóm, phát giấy vẽ cho các nhóm. 
- Nhận đồ dùng học tập.
Bước 2:
- Làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
Bước 3:
- Gọi các nhóm trình bày. 
- Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
KHOA HỌC
Bài 62 : ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết : 
Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.
Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 124, 125 SGK.
Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1,2 / 72 VBT Khoa học. 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống
Mục tiêu :
Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.
Cách tiến hành : 
Mở bài :
- Bắt đầu vào tiết học, GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm thí nghiệm chứng minh cây cần gì để sống?
- HS nhắc lại cách làm thí nghiệm chứng minh cây cần gì để sống?
- GV nêu rõ: trong thí nghiệm đó ta có thể chia thành 2 nhóm:
+ 4 cây cần được dùng để làm thí nghiệm.
+ 1 cây cần được dùng để làm đối chứng.
- Bài học hôm nay có thể sử dụng những kiến thức đó để chúng ta tự nghiên cứu và tìm ra cách làm thí nghiệm chứng minh : Động vật cần gì để sống.
Bước 1 :
- GV chia nhóm và yêu cầu các em làm việc theo thứ tự sau:
+ Đọc mục quan sát trang 124 SGK để xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
+ Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.
+ Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con và thảo luận, dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Nghe GV hướng dẫn.
Bước 2 :
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn theo hướng dẫn của GV. GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Làm việc theo nhóm. 
Bước 3 :
- Gọi các nhóm trình bày. 
- Đại diện các nhóm nhắc lại công việc các em đã làm. 
- GV điền ý kiến của các em vào bảng như SGV trang 202.
Hoạt động 2 : Dự đoán kết quả thí nghiệm 
Mục tiêu: 
Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm dựa vào câu hỏi trang 125 SGK :
- Làm việc theo nhóm. 
+ Dự đoán xem con chuột trong hộp nào sẽ chết trước ? Tại sao ? Những con chuột còn lại sẽ như thế nào?
+ Kể ra những yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường.
- Gọi các nhóm trình bày. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- GV kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào bảng như SGV trang 204
Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 125 SGK. 
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docKH TUAN 31.doc
Bài giảng liên quan